Onitsuka Tiger, Asics và Nike: Mối quan hệ “dây mơ rễ má” nhất lịch sử sneakers

0

Nike bắt nguồn là nhà phân phối của Onitsuka Tiger tại Mỹ, và Asics chính là Onitsuka Tiger sau khi sáp nhập với GTO và JELENK.

Onitsuka Tiger, thương hiệu giày Nhật Bản được biết đến lịch sử lâu đời và Nike – ông lớn giày thể thao của Mỹ: hai thương hiệu và hai cái tên có vẻ chẳng liên quan. Thế nhưng, ít ai biết rằng thương hiệu này chính là “cha đẻ” của Nike. Bên cạnh đó, Asics lại chính là Onitsuka Tiger phiên bản hiện đại. 

Nike – Nhà phân phối của Onitsuka Tiger trên đất Mỹ

Có lẽ trong lịch sử sneaker ít có thương hiệu nào lại có mối quan hệ rắc rối như Onitsuka Tiger và Nike. Thậm chí có cả những tranh cãi, hiểu lầm về hai đôi giày được xem là gắn liền với sự “chia tay” của hai thương hiệu: Onitsuka Tiger Corsair và Nike Cortez. Trên thực tế, Nike có xuất phát điểm là nhà phân phối cho Onitsuka Tiger tại Mỹ. 

Câu chuyện bắt đầu từ chuyến du lịch Nhật bản của vận động viên điền kinh Mỹ – Phil Knight năm 1963. Ngay sau khi bắt gặp đôi giày của Onitsuka Tiger, Phil Knight đã ấn tượng với đôi giày này và đề nghị được đến văn phòng chính thức của thương hiệu lúc bấy giờ. Mục đích của Knight là muốn đưa đôi giày này đến nước Mỹ và ông đã nhận được sự chấp thuận của Onitsuka.

Onitsuka Tiger
Bill Bowerman và Phil Knight năm 1999.

Vào ngày 25/1/1964, Blue Ribbon Sports được thành lập bởi Knight và sự trợ giúp từ huấn luyện viên của anh – Bill Bowerman, như một đại lý phân phối của Onitsuka tại Mỹ. Ngay năm đầu tiên, người ta đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của BRS, với việc bán giày của Onitsuka Tiger ở Mỹ, công ty đã thu về 8.000 USD thời điểm lúc bấy giờ. 

Vào năm 1966, Bill Bowerman thiết kế ra đôi TG-24. Sau đó, do thế Thế vận hội Mexico sắp diễn ra nên đôi giày được đổi tên thành Mexico vào 1967. Đến 1968, Mexico lại được “thay danh đổi phận” thành Aztec, nhưng sau đó cái tên này sớm bị didas phản đối vì giống với tên đôi giày Azteca Gold của họ. Cuối cùng, Cortez chính là cái tên cuối cùng của đôi giày và được dùng đến hiện tại.

Onitsuka Tiger
Nike Cortez (trên) và Onitsuka Tiger Corsair (dưới).

Đôi Cortez được phát hành và thành công rực rỡ; tuy nhiên, mối quan hệ giữa Onitsuka và BRS thì ngược lại. Trong khi phân phối Tiger, BRS đã phát triển dòng giày thể thao riêng và người đối tác Nhật Bản không hề biết điều đó. Họ cũng sản xuất những đôi Cortez như một sản phẩm của công ty. 

Vậy là một phiên tòa diễn ra giữa Onitsuka Tiger và Nike về đôi Cortez diễn ra. Phán quyết của cùng của thẩm phán là: Cả hai đều có quyền sản xuất đôi giày này. Tuy nhiên, Nike sẽ được lấy cái tên đầu tiên của đôi giày là Nike Cortez; trong khi đó phiên bản của Onitsuka sẽ được gọi là Corsair.

Năm 1971 là dấu mốc chấm dứt mối quan hệ giữa BRS và Onitsuka Tiger. BRS được đổi tên thành Nike. Theo tờ Insider, ban đầu Knight định chọn tên Dimension Six dựa trên tên nhóm nhạc yêu thích của anh là 5th Dimension; sau cùng anh quyết định chọn Nike – tên của nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp với logo dấu Swoosh do một sinh viên thiết kế sáng tạo. 

Theo tờ Insider có một câu chuyện thú vị xung quanh đôi Cortez rằng, người ta đã gọi nó là “sự phản bội Cortez của Nike”!

Cuộc cách mạng trở thành Asics

Vào năm 1949, Kihachiro Onitsuka sáng lập nên Onitsuka Tiger bắt đầu sản xuất giày bóng rổ tại Kobe, Nhật Bản. Và đó là khoảng thời gian trước khi Phil Knight đến Nhật Bản, thương hiệu từng bước làm nên tên tuổi của mình với các dòng giày gồm: OK Baseball Shoes (1951), Marathons (1953) và Magic Runner (1959).   

Onitsuka Tiger
Kihachiro Onitsuka (1927-2007) – Founder Onitsuka Tiger/Asics. 

Chiến tranh Thế giới Thứ II vừa kết thúc, Nhật Bản chịu tổn thất nặng nề với hai quả bom của Mỹ, đứa con tinh thần của Kikachiro được thành lập với mục tiêu giúp đỡ thành niên Nhật Bản xây dựng một tương lai tốt đẹp bằng việc chơi thể thao. Vì vậy, Kihachiro đã liên tục cải tiến những đôi giày của mình và những đôi giày của Onitsuka đã xuất hiện tại các thế vận hội. 

Năm 1971, sau khi “chia tay” với RBS và hoạt động được 6 năm. Năm 1977, Onitsuka, GTO và JELENK sáp nhập thành tập đoàn Asics và đây cũng là khoảng thời gian Onitsuka Tiger ngừng hoạt động. 

Với nhiều người Onitsuka Tiger và Asics là một, cùng một nhà sáng lập, cùng một logo,… Nhưng vẫn có điểm khác biệt giữa hai cái tên này. Onitsuka phổ biến hướng đến việc dùng trong cuộc sống hàng ngày. Trong khi đó, Asics được thiết kế chú trọng vào sự vận dụng trong thể thao, hướng đến các vận động viên. 

Onitsuka Tiger

Mãi đến năm 2002, những đôi giày mang tên Onitsuka Tiger trở lại và một lần nữa phổ biến. Không lâu sau đó đã có 23 cửa hàng Onitsuka Tiger độc lập. Đó cũng là lúc Kihachiro Onitsuka qua đời (2007). Về sau, Asics đã lập ra một dòng giày mang tên ASICSTIGER kết hợp yếu tố cổ điển của Onitsuka Tiger và yếu tố hiện đại của Asics. 

Kết lại

Để tóm tắt về mối quan hệ giữa Onitsuka Tiger, Asics và Nike có thể nói như sau: Nike bắt nguồn là nhà phân phối của Onitsuka tại Mỹ, và Asics chính là Onitsuka Tiger sau khi sáp nhập với GTO và JELENK. Đó chính là lời giải thích cho mối quan hệ phức tạp của 3 cái tên trong lịch sử Sneaker. 

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here