Shoes Game: Vì sao những đôi sneaker lại ảnh hưởng mạnh đến vậy?

0

Cùng trở lại với phần tiếp theo trong series Shoes Game về cuộc chơi săn giày, bài viết lần này sẽ trả lời rõ ràng được câu hỏi tại sao những đôi giày lại có sức ảnh hưởng mạnh đến vậy?

Sự tiên phong của Nike khi “mượn” hình ảnh của những vận động viên thể thao, đặc biệt là những vận động viên da màu làm đại diện cho mình, ví dụ cụ thể có thể thấy là huyền thoại bóng rổ nhà nghề Michael Jordan, Lebron James… mục đích ban đầu chủ yếu để thúc đẩy doanh thu bán hàng từ phía nhãn hàng, nhưng vô tình lại tạo ra một culture cho người chơi dễ dàng chạm tới.

Sản phẩm âm nhạc nói về Jordan của các rapper/ca sĩ.

Vào năm 1986, Run-D.M.C – một nhóm nhạc gồm 3 rapper da màu đã sáng tác ra một bài hát về sneaker, cụ thể là đôi adidas Shell-toe Super Star. Từ đây, họ mang lại một làn sóng mạnh mẽ thay đổi suy nghĩ giới trẻ về nghệ thuật đường phố hay giới underground… cũng như mang lại một di sản to lớn cho đế chế adidas sau này. Mở ra một hình ảnh mới về style hip-hop khi mà đeo đôi “mũi sò” không dây cũng như “lưỡi gà” được chĩa ra phía ngoài ống quần người mặc, một ảnh hưởng nhất định lúc bấy giờ – prison footwear.

Run-D.M.C with Shell-toe Super Star.

Tiếp đến không thể không nhắc tới “The Goat” Michael Jordan, một vận động viên bóng rổ nhà nghề nổi tiếng mang lại doanh thu tỉ đô cho nền công nghiệp giày thể thao nói chung và Nike nói riêng. Nhưng trên hết, vẫn một thông điệp lớn nhất mà họ mang lại về sự công bằng trong xã hội này hay nền văn hóa sát mặt đất.

shoes game
Tinker Hatfield và Michael Jordan ở Paris.

Ngoài ra còn một số nghệ sĩ thiết kế thời trang, hay những Celleb lớn như Kayne West, Pharrell Williams, DJ Clark Kent, Virgil Abloh, Travis Scott, Kendrick Lamar… Với tất cả những điều trên, những đôi giày mà ta mang, những điều mà ta hiểu, còn ý nghĩa hơn là những lần “flexing” bằng những tài sản khác. Tất thảy đều phản ánh một nền văn hóa mà ta theo đuổi, ta sống trong đó.

shoes game
Pharrell Williams collab Adidas.
Rihanna & Puma.
shoes game
Lebron James.
shoes game
Kevin Durant.
shoes game
Kyrie Irving.
shoes game
Kobe Bryant R.I.P.

Đó được coi là một tia lửa nhỏ trong cả cộng đồng này, vậy đâu sẽ là chất xúc tác khiến văn hóa này trở nên bộc phát mạnh mẽ? Chính là vào những năm 90 và 2000, cộng đồng các rapper đã thổi làn gió mới khi lần lượt sáng tác về những đôi giày mang âm hưởng này. Cùng thời điểm đó là sự bùng nổ của hệ thống mạng internet toàn cầu, nơi chúng ta được chiêm ngưỡng những hình ảnh, video trên toàn cầu là nhờ vào Youtube. Tất cả những yếu tố trên được liên kết với nhau một cách hoàn hảo, đưa văn hóa này vào bệ phóng, khiến nó phổ biến, viral khắp toàn cầu hơn bao giờ hết.

Lời kết

Shoes Game – một cuộc chơi không chỉ là về những đôi giày vô chi vô giác, mà nó còn là tư tưởng, một văn hóa, một giọng nói cất lên, phản ánh về tất thảy những thứ mà chúng ta cần quan tâm, về đại diện cho những công bằng trong cuộc sống, về tình yêu thương trong mỗi chúng ta, quan trọng hơn cả là về giá trị của từng con người, mỗi người là một vẻ đẹp riêng, ai cũng có quyền được thể hiện những cái đẹp trong mình.

Trên đây mới chỉ là phần nhỏ trong toàn bộ series về Shoes Game, giới thiệu cho người đọc trước về màu sắc hình thành của Sneaker game, một số thuật ngữ, hay những khái niệm căn bản về nhân tố ảnh hưởng tới Sneaker Game. Hãy chờ đón những bài viết trong những số tiếp theo để tìm hiểu sâu hơn nữa về những câu chuyện thú vị về sneaker trong nước cũng như bạn bè quốc tế.

Bài viết: Bill Bùi

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here