Nike ra lệnh cấm bán các sản phẩm custom của họ nếu không xin phép

0

Đầu tuần vừa rồi, Nike đã đệ đơn kiện Customs By Ilene hay còn được gọi là “Drip Creationz” lên tòa án liên bang về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Gã khổng lồ Nike chưa ngán bất cứ ai về các vấn đề kiện tụng. Hôm thứ 2 vừa rồi, họ đã đệ đơn kiện Customs By Ilene hay còn được gọi là “Drip Creationz” lên tòa án liên bang.

Nike cho rằng toàn bộ các sản phẩm custom đã vi phạm bản quyền thiết kế Air Force 1 truyền thống của hãng và làm “loãng” thương hiệu, gây thiệt hại kinh tế đến hãng.

Nike

Đơn kiện được gửi đi ngay sau khi họ đã thành công đăng kí độc quyền thiết kế AF1 từ Văn phòng Nhãn hiệu & Bằng sáng chế Hoa Kỳ (USPTO) vào tháng 5 năm nay, cùng một loạt các thiết kế biểu tượng khác như Air Jordan 1, Air Jordan 1 Low và Air Jordan 1 Low SE vào giữa tháng 6.

Drip Creationz tung ra những phiên bản custom từ thiết kế AF1 với mức giá hơn 140% giá bán lẻ phiên bản thương mại của Nike (hơn 200$). Nike cũng tuyên bố rằng những đôi AF1 mà tài khoản này đăng bán là hàng giả, lập luận rằng upper đôi giày này hơi cao hơn một chút so với AF1 của họ và đường khâu cũng như kích thước không đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất.

Nike

Với hơn 1,1 triệu người theo dõi trên Instagram, Drip Creationz đã tạo nên tên tuổi khi chỉ chuyên bán và custom Air Force 1. Đặc biệt họ còn lồng ghép hình ảnh các thương hiệu thứ ba nổi tiếng khác vào sản phẩm của mình, chẳng hạn như CDG Play, Burberry, Drake OVO, BTS,…

Các sản phẩm trên chưa bao giờ được Nike phê duyệt, ủy quyền hoặc yêu cầu cung cấp.

Nike

Để tóm tắt đơn khiếu nại, Nike cáo buộc rằng Drip Creationz đang bán những sản phẩm Air Force 1 giả, sử dụng logo và nhãn hiệu của bên thứ ba có thể khiến khách hàng nhầm lẫn đâu là sản phẩm hợp tác thực sự của Nike nhưng thực chất đây chỉ là sản phẩm custom không liên quan đến họ (chẳng hạn như họa tiết sọc của Burberry).

Phía Drip Creationz cũng đã tự sản xuất một mẫu sneaker nhìn y hệt AF1 nhưng không có dấu Swoosh để tự bán và sản xuất nhằm tránh vướng vào kiện tụng rắc rối hơn.

Nike

Để hiểu được tầm quan trọng của vụ kiện, chúng ta cũng phải hiểu bối cảnh xung quanh nó. Nike trước đây cũng đã từng đâm đơn kiện tụng với Warren Lotas bởi sử dụng 90% thiết kế Nike Dunk cho sản phẩm riêng của anh, nhưng sau cùng bị buộc phải thay đổi đáng kể thiết kế để tiếp tục kiếm tiền từ đôi giày này.

Nike đã thực hiện nhiều biện pháp đáng kể để bảo vệ thương hiệu và tài sản trí tuệ của mình trong vài tháng qua (bằng chứng là các vụ kiện) và đơn kiện Drip Creationz chỉ là chương mới nhất trong chuỗi drama bản quyền không hồi kết.

Nike

Với quy mô, sức ảnh hưởng và nguồn lực có sẵn (không gì ngoài tiền), gã khổng lồ luôn có lợi thế rất lớn khi đặt một chân vào những vụ kiện pháp lý kiểu này.

Năm ngoái, Warren Lotas vướng vào kiện tụng bản quyền với Nike và thua kiện. Không chỉ bị ép buộc phải thay đổi thiết kế ban đầu của mẫu giày “Reaper”, Warren còn lỗ ít nhất $ 2,1 triệu đô la Mỹ vì không thể bán những đôi giày đã được sản xuất bởi chúng quá giống với SB Dunk. Trong trường hợp chúng được bán ra, số giày sẽ thu về cho anh khoảng $ 10,8 triệu đô. Nike đã cao tay hơn một bước khi để Warren hoàn thành lô giày rồi sau đó mới đâm đơn kiện tụng, gây thiệt hại rất lớn cho nhà thiết kế này bởi số giày trên không thể tung ra thị trường.

Nike

Jeff Staple cũng đã bắt tay với Warren Lotas vào thời điểm đó, dội một gáo nước lạnh vào Nike. Thương hiệu với biểu tượng chú chim bồ câu đã không còn sức hút như trước, và chỉ thật sự gây ấn tượng bởi các bản collab cùng Nike. Đối với Jeff việc cộng tác với Warren nếu thành công có thể sẽ là một cơ hội mới, tiếc rằng điều này đã không xảy ra. Hiện nay Nike vẫn giữ mối quan hệ “trong vùng an toàn” với Staple, có thể bởi Nike thấy vẫn có muốn tận dụng thương hiệu này tiếp tục ra mắt các collab trên SB Dunk sắp tới.

Vụ kiện giữa Nike và Warren Lotas cũng tạo ra nhiều ý kiến trái chiều. Rất nhiều lời chỉ trích đã hướng về The Swoosh vì đã “đè bẹp” các nhãn hiệu và nhà sáng tạo độc lập, nhỏ hơn, bởi họ có thể làm các thương hiệu nói trên lâm vào cảnh phá sản.

Trong tay nắm giữ được quyền sở hữu những thiết kế đình đám, Nike có quyền tự quyết ưu ái hoặc thẳng tay trừng trị với những ai sử dụng các sản phẩm của họ để tạo sức hút. Một ví dụ điển hình về việc ưu ái gần đây nhất chính là 100 đôi AF1 “bootleg” trong BST Louis Vuitton Nam Xuân/Hè 2022. Nike đã bật đèn xanh để Virgil thỏa sức sáng tạo trên đứa con cưng của họ.

Nike

Nike không ngần ngại các vụ kiện pháp lý với bất cứ tổ chức, cá nhân nào cho thấy The Swoosh nghiêm túc trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình và họ sẽ không lùi bước trước những lời chỉ trích, phản ứng dữ dội của công chúng.

Câu hỏi đặt ra không phải là liệu Nike có được quyền hợp pháp hay không – tất nhiên là có bởi họ đã thắng kiện – nhưng liệu các động thái pháp lý của họ có mâu thuẫn với việc họ tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các thương hiệu xa xỉ bao gồm Louis Vuitton và Dior hay không, và liệu các vụ kiện có đe dọa ngăn sự sáng tạo mà nền văn hóa custom/bootleg đang hướng tới và phát triển?

Chúng ta có thể chắc chắn một điều Nike sẽ “tập trung” vào những người đang kiếm được rất nhiều tiền từ các thiết kể thuộc sở hữu của họ, ở đây là Drip Creationz. Còn những người custom, sáng tạo giày theo sở thích có thể tiếp tục công việc của họ miễn là không bị “chú ý” bởi Nike, hoặc kiếm được quá nhiều tiền làm ảnh hưởng doanh số của họ.

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here