Martin Margiela và những bộ sưu tập của ông: “Tài năng – Lập dị” (Phần 1)

0

Martin Margiela – một Nhà thiết kế Thời trang mang phong cách tiên phong (avant-garde), ông còn biết đến với những thiết kế phá vỡ các khái niệm thời trang đã được thiết lập. Cùng Streetvibe tìm hiểu thêm về Nhà thiết kế “quái dị” này và những bộ sưu tập của ông.

Martin Margiela 1997
Maison Martin Margiela

Martin Margiela sinh ngày 9 tháng 4 năm 1957 tại Genk, Bỉ. Tài năng kỳ dị của ông được nở rộ trong khoá đào tạo tại Học viện Mỹ thuật Hoàng gia ở Awtwerp (1977-1980). Ông có cơ hội tham gia khoá học Thời trang trong cùng năm với The Awtwerp Six – một nhóm sáu Nhà thiết kế thời trang (1980 – 1981) thu hút đông đảo sự chú ý từ báo chí khi tham gia London Fashion Week năm 1988 và thành viên danh dự “không chính thức” của The Awtwerp Six – Martin Margiela. Phong cách thiết kế của ông và cả The Awtwerp Six tương tự nhau, đều lấy cảm hứng từ Nhà thiết kế Rei Kawakubo (Nhà sáng lập thương hiệu Comme des Garçons), nhà thiết kế đã ảnh hưởng sâu sắc đến thời trang Nhật Bản nói riêng và thời trang Thế giới nói chung với những đường cắt may bất đối xứng và sử dụng tông màu đen trắng.

The Awtwerp Six

Sau khi làm stylist tự do và sau đó là trợ lý của Jean Paul Gaultier (1985-1987), Martin Margiela đã ra mắt công chúng vào mùa hè năm 1988 tại Café de la Gare ở Paris với BST thời trang nữ Maison Martin Margiela Spring/Summer 1989. Ông tạo nên một show thời trang mang đầy tính nghệ thuật, nơi các người mẫu runway mang những đôi giày được nhúng sơn đỏ cùng với khuôn mặt luôn đeo mặt nạ đi trên sàn catwalk được phủ toàn bộ vải trắng. Một show thời trang gây sốc ở thời điểm đó, ông khéo léo kết hợp hai khái niệm thời trang tiên phong (avant-garde) là de-construction và re-construction lại với nhau cho ra những sản phẩm như chiếc tạp dề của người bán thịt đã biến thành trang phục dạ hội, áo khoác được làm từ một chiếc váy cũ và dấu ấn đậm nét của BST là đôi giày Tabi, một sự giữa kết hợp cùng giày cao gót với gót là hình trụ và những đôi tất truyền thống ở Nhật Bản.

S/S 1989 – “Tôi muốn họ chú ý đến những thiết kế của tôi chứ không phải xem khuôn mặt của người mẫu hay các bộ phận cơ thể khác” – Martin Margiela
S/S 1989 – Tabi Boots
S/S 1989 – Chiếc áo khoác đầu tiên có vai tròn
Trong số các khán giả xem show thời trang năm ấy có mặt Jean Paul Gaultier, người thầy của Martin Margiela

Tấm vải trắng được phủ trên sàn catwalk cho show thời trang đầu tiên của Martin Margiela, được sử dụng lại sáu tháng sau đó để làm vải cho áo ghi lê của BST Fall/Winter 1989/1990. Việc sử dụng lại tấm vải trước đó và quần áo cũ là một hành động lên tiếng chống lại chủ nghĩa tiêu dùng hoang phí của Martin Margiela, một thực trạng vẫn còn len lỏi đến ngày nay.

Bản phác thảo của Martin Margiela
A/W 1989 – Chiếc áo được làm từ tấm vải trong show S/S 1989
A/W 1989 – Chiếc áo vest bằng sứ

Martin Margiela bị thu hút bởi ý tưởng mang lại cuộc sống thứ hai cho quần áo cổ điển (vintage), làm lại chúng bằng những kỹ năng cắt may của mình. Ông cảm thấy khá khó chịu khi các nhà báo gọi ông là “de-constructive” (Phá vỡ cấu trúc), bởi vì thời trang của ông không theo một khuôn khổ nào hết. Ông thích làm những bộ váy có thể chơi với tỷ lệ của chúng như hiển thị lớp lót bên trong, sử dụng màu sờn hoặc sử dụng mặt trong của vải làm mặt ngoài của quần áo. Phong cách thiết kế thời trang của ông đã đi trước thời đại chẳng mấy chốc mọi sự chú ý đổ dồn về các bộ sưu tập và những chi tiết may của ông. Sau đó ông được những người bạn của mình cũng là các nhà thiết kế đề xuất lại, biến chúng thành xu hướng thời trang thương mại.

S/S 1990
S/S 1990 – Hình ảnh hậu trường
S/S 1990
A/W 1990
S/S 1991
A/W 1991
S/S 1992 được tổ chức tại ga tàu điện ngầm Saint – Martin. Nhà ga đã không còn sử dụng từ năm 1939. Martin Margiela đã sử dụng 1600 ngón nến để thắp sáng toàn bộ show thời trang.
S/S 1992 – mỗi người mẫu runway đều được ngắn một viên kim cương ở góc trong của mắt
S/S 1992
S/S 1992
S/S 1992 – Vẽ lên cơ thể người mẫu các hoạ tiết cùng với nhuộm các đầu ngón tay
S/S 1992 – Các trang phục được làm những chiếc khăn vuông cổ điển
A/W 1992
A/W 1992
S/S 1993 – Hình ảnh hậu trường
A/W 1993 – Chiếc áo len dệt kim ngược
S/S 1994
S/S 1994
S/S 1994 – “Retrospective collection”
A/W 1994
A/W 1994 – Bộ sưu tập được trình chiếu đồng loạt ở sáu thành phố (Paris, London, New York, Tokyo, Milan và Bonn) thay vì chỉ diễn ra ở Paris như trước đây.
A/W 1994
A/W 1994
S/S 1995
S/S 1995 – Hình ảnh hậu trường
A/W 1995
A/W 1995
A/W 1995
A/W 1995 – Được tổ chức tại một rạp xiếc ở Paris có tên the Bois de Boulogne. Khuôn mặt người mẫu được đeo mặt nạ như show S/S 1989, khi kết thúc show các người mẫu gỡ bỏ mặt nạ và cầm theo bóng bay
S/S 1996
S/S 1996
S/S 1996
S/S 1996
A/W 1996
A/W 1996
A/W 1996
A/W 1996 – Khuôn mặt các người mẫu được tô nửa đen ở phần trên và răng được nhuộm màu sáng bóng
S/S 1997
S/S 1997 – Một tấm vải chưa hoàn thành biến thành một chiếc váy với đường viền không đều
S/S 1997
A/W 1997
A/W 1997
S/S 1998
S/S 1998
A/W 1998
A/W 1998
A/W 1998
A/W 1998

Còn tiếp….

Hình ảnh: mmm-maisonmartinmargiela

Nguồn: thefashioncommentator

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here