Vì Shoesgame và Sneakers ngày càng nhạt dần?

0

Những câu chuyện về sneakers dần tẻ nhạt, thương hiệu “spam” giày “hype” ra thị trường liên tục… cùng nhiều yếu tố khác có đang khiến Shoesgame trở nên nhạt nhòa dần?

Quay về trước 2018, những đôi sneakers luôn là chủ đề được quan tâm hàng đầu bởi giới Shoesgame và những người yêu thời trang. Hơn sự yêu thích dành cho đôi giày, họ dành sự quan tâm đặc biệt đến sneaker từ câu chuyện, phối màu, thiết kế… Những cuộc trò chuyện, bàn luận đến cả drama xoay quanh những đôi giày diễn ra càng phần nào chứng minh sức hút của nó.

Thế nhưng, bước sang giai đoạn mới của cộng ddoofng thời trang Việt Nam. Có thể thấy rõ sự quan tâm ngày nào đã giảm dần và không còn sức hút như trước. Phần đông đều cảm cuộc chơi giày và những đôi sneakers đều đã nhạt dần. Đâu là lý do dẫn đến hiện tượng trên?

Những câu chuyện về sneakers dần tẻ nhạt

Những câu chuyện phía sau những đôi sneakers từng là chủ đề bàn luận sôi nổi của những đầu giày. Đã có giai đoạn, người ta mua sneakers vì yêu thích câu chuyện phía sau gắn liền với lịch sử hay văn hóa của chúng. Với những ai say mê Jordan, họ dành tình yêu cho dòng giày này bởi chúng gắn liền với huyền thoại bóng rổ Michael Jordan và là khởi nguồn của Shoesgame. Để làm điều trên, Nike đã cất công xây dựng chiến dịch kinh doanh “đồ sộ” cho những đôi Jordan rồi phát triển chúng thành nền văn hóa sát mặt đất.

Không riêng gì Jordan, người ta cũng thích thú trước câu chuyện xoay quanh những đôi Nike Yeezy hay adidas Yeezy về cách chúng hình thành, ra đời và sự thay đổi qua từng giai đoạn. Ở cộng đồng Shoesgame Việt Nam xưa, ai mà không biết câu chuyện về “1 inch 10 lóng chỉ”. Ở Shoesgame Việt Nam xưa, đã từng có cuộc những cuộc bàn luận về việc đôi Yeezy 350 đẹp hay xấu. Đã từng có thời, người ta vẫn luôn nhắc đến những cái tên sừng sỏ như Loubouitn, Zanoti…

shoesgame

Thế nhưng, chúng ta ở hiện tại không còn say mê về những câu chuyện đó nữa. Nike hay các thương hiệu như adidas, Asics, New Balance… vẫn tiếp tục kể những câu chuyện về các sản phẩm mới được phát thành. Chỉ khác là, chúng tẻ nhạt và không còn sức hút như trước. Rất ít ai còn muốn tìm hiểu về lịch sử của chúng như trước đây.

Quá nhiều mẫu sneakers “hype” được “spam” ra thị trường

Trước đây, khi một đôi sneaker hiếm được ra mắt, ai cũng đều quan tâm đến chúng. Họ phát sốt, sững sờ rồi ngóng chờ ngày nó được phát hành để sắm ngay lập tức. Sở dĩ vào giai đoạn này, hiếm khi người ta mới thấy trên thị trường có một đôi giày collab được phát hành.

Tuy nhiên, chính các thương hiệu nhận thức được sức hút từ những mẫu giày hype hay collab này. Sau đó, họ liên tục “spam” chúng ra thị trường. Các thương hiệu không còn quan tâm đến việc “lấy lòng” người yêu giày nữa. Thay vào đó, họ muốn “vắt sữa” túi tiền của người tiêu dùng và chất xám của nhà thiết kế vì mục đích lợi nhuận. Thử hỏi xem liệu bạn có thể nhớ hết tên tất cả các phiên bản cùng phối màu của những đôi sneakers thuộc BST giữa Nike và Travis Scott hay adidas x Yeezy?

shoesgame

Hàng giả ngày một tinh vi

Có một sự thật đáng buồn rằng hàng giả (replica) ngày một tinh vi hơn trước đây. Ngày trước, việc check một đôi giày là giả hay chính hãng là điều tương đối không quá khó khi người kiểm định chỉ cần sự am hiểu, kiến thức và trải nghiệm của bản thân. Tuy nhiên, ngày này việc kiểm định giày cũng phần nào khó hơn khi những đôi giày giả ngày càng được làm tinh vi hơn.

Dẫu cho những thương hiệu lớn luôn cố gắng dập tắt vấn nạn này nhưng hiện tại hàng giả/hàng nhái vẫn luôn diễn ra trên thị trường.

shoesgame

Đã đẹp là phải đẹp cả outfit – không chỉ mỗi đôi giày

Sau năm 2020, cuộc chơi đã thay đổi. Người trẻ giờ đây không còn chỉ tập trung vào việc lựa chọn một đôi giày đẹp cho bản thân nữa. Đối với họ, giày đẹp thì cả “cây trang phục” cũng phải đẹp theo. Người trẻ dành sự quan tâm cho thời trang hơn thay vì chỉ “chăm chăm” vào sneakers. Những đôi giày cũng như một item như chiếc áo thun, chiếc quần hay áo khoác…; người mặc phải chăm chút cho toàn bộ trang phục. Có lẽ, chỉ cần giày đẹp để cân đối với những phụ kiện khác là được – còn câu chuyện, ý nghĩa… của đôi giày không phải điều đáng để quan tâm quá nhiều như trước.

Mặt khác, tư duy của người trẻ đã có sự cởi mở hơn cho những đôi giày. Họ không còn quá chú trọng vào giá cả hay độ hiếm của những đôi sneaker nữa. Thay vào đó, điều họ quan tâm là tính thẩm mỹ của sản phẩm cùng với việc nó có đang thuộc bản đồ xu hướng hay không. Chỉ cần là hàng chính hãng – còn đôi giày đó là hàng secondhand, no-brand, giá rẻ… không phải điều quan trọng. Giới trẻ cũng có nhiều sự lựa chọn hơn cho đôi chân như Boots, dép… chứ không chỉ mỗi giày thể thao.

shoesgame

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here