Văn hóa Chicano tại Việt Nam: “Chicano nằm ở trong tim, không phải trong quần áo”

0

Văn hóa Chicano xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào khoảng năm 2015 – 2016, tiêu biểu là nhóm Vietgangz Brotherhood cùng chuỗi tiệm Liem Barber Shop. Từ đó, Chicano – văn hoá của sự tự do, phóng khoáng và sống hết mình, bắt đầu phát triển tại nước ta. 

Văn hóa Chicano tại Việt Nam

Hình xăm và những Cholo

Những năm đầu Chicano đến Việt Nam, giới trẻ bị thu hút bởi những tiệm cắt tóc được trang trí dị biệt, những barber trong chiếc quần short thụng, trang phục đậm chất workwear và không thể thiếu những hình xăm kín người.

Hình xăm được xem là một đặc sản của văn hoá Chicano. Đặc biệt với việc xăm lên cả mặt và đầu – điều đã có từ lâu trong văn hoá này. Nguyên nhân đến từ xuất thân của người Mỹ gốc Mexico, họ phải lăn lộn kiếm sống trên các con phố, nên sự gai góc đôi khi được dùng để thể hiện cá tính và bảo vệ bản thân.

Văn hóa Chicano tại Việt Nam

Đa phần các hình xăm theo văn hóa Chicano đều mang hơi thở Gothic; như chữ cái, chân dung, tên của một người trong gia đình,… hay bất cứ thứ gì có ý nghĩa đối với người xăm. Hình xăm tên cha me, tên con cái, hình xăm gợi nhớ về mảnh đất quê hương,… Đó là những gì thường xuất hiện trên lớp da “xù xì”, “đáng sợ” mà chúng ta vẫn thường thấy ở những người theo đuổi Chicano. 

Ngoài ra, hình xăm còn thể hiện tình yêu nghệ thuật của các thành viên trong cộng đồng này. Họ chấp nhận đau đớn để ghi lại những gì có ý nghĩa đối với bản thân, những gì họ muốn ghi nhớ mãi. Như thế hình xăm được dùng như một nghệ thuật để lưu trữ kỷ niệm. 

Văn hóa Chicano tại Việt Nam
Văn hóa Chicano tại Việt Nam
Văn hóa Chicano tại Việt Nam

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa khi ai muốn theo văn hóa này thì họ phải xăm. Nhiều người vẫn có quan niệm rằng phải xăm thật nhiều mới có thể trở thành một Cholo, một người chơi Chicano chính hiệu. Tuy nhiên, điều đó là hoàn toàn sai. Bởi hình xăm không phải là thứ quyết định bạn có phải một Cholo hay không, thứ quyết định đó chính là tình yêu bạn dành cho Chicano. Hình xăm đơn thuần là một phụ kiện, một phương tiện để thể hiện tình yêu đó, bạn có thể chọn sử dụng nó hoặc không.

Văn hóa Chicano tại Việt Nam
Văn hóa Chicano tại Việt Nam

Chicano nằm ở trong tim, không phải trong quần áo 

Mọi người đang hiểu sai về Chicano ở Việt Nam, nó không phải là thời trang, không phải là cái gì đó để mọi người ‘mặc theo’, nó là một văn hoá để mọi người ‘sống theo’. Bởi Chicano nằm ở trong tim, không phải trong quần áo!” – Trọng Tín, người theo đuổi Chicano được 4 năm chia sẻ. 

Văn hóa Chicano tại Việt Nam

Quần áo Chicano rất đa dạng, với đặc trưng xuất phát từ người lao động gốc Mexico ở Los Angeles. Những người theo văn hóa Chicano thường mặc quần áo mang đậm chất workwear. Trang phục đã thể hiện lối sống của họ: phóng khoáng, tự tin, dám nghĩ dám làm. Vì vậy, người ta thường chọn quần áo rộng rãi để thể hiện sự tự do và thoải mái đó. Những chiếc áo, chiếc quần khiến họ nổi bật, khiến mọi người nhận ra họ là một Cholo, một người đam mê lối sống Chicano. 

Tuy nhiên, kể cả khi bạn mặc một chiếc quần bó với áo thun nhưng bạn là người đã yêu và tìm hiểu về Chicano bạn vẫn được xem như một Cholo. Quần áo chỉ đóng vai trò là điểm nhấn, “phụ kiện” để một ai đó trông ngầu hơn và cá tính hơn. 

Văn hóa Chicano tại Việt Nam
Văn hóa Chicano tại Việt Nam

Văn hoá của những gã chạy Lowrider 

Nhắc đến Chicano không thể thiếu Lowrider, đây là một loại tùy chỉnh xe làm cho những chiếc xe trở nên bóng bẩy và gợi cảm nhất có thể. Gắn liền với Chicano là những buổi dạo xe đường phố. Và do tính chất phóng khoáng, chuộng sự “dị biệt”; những người theo văn hóa này cũng chọn cho mình phương tiện độc đáo. Lowrider, đặc biệt là Lowrider Bike thường được thấy ở Việt Nam, thể hiện thú chơi và ý nghĩa của văn hóa người Mexico.

Chicano còn là văn hoá của cộng đồng, văn hoá giữa những người bạn với nhau, những người chung đam mê, hiểu được nhau và chia sẻ cùng nhau. Nó thể hiện trong những buổi tiệc, buổi họp mặt trên nền nhạc đậm chất underground, trong những ly bia, bản rap giao lưu và những cách chào đặc biệt mà chỉ “dân chơi” mới hiểu rõ ý nghĩa của nó… Ở những buổi tiệc ấy, Lowrider xuất hiện, “nhún nhảy theo điệu nhạc” cùng tiếng reo hò, cười nói của mọi người xung quanh. 

Đối với Cholo, bên dưới vẻ ngoài bụi bặm, hầm hố là những nét đẹp mà ít người chịu nhìn thấy ở họ. Đó là tình yêu gia đình. Đặc biệt ở nước ta, nơi từ lâu đã có truyền thống văn hoá khác biệt với lối sống Chicano, vẻ đẹp ấy càng ít được công nhận. Tuy nhiên, những thành viên Chicano vẫn tự tin sống theo cách của họ. 

“Rảnh rỗi, chúng mình ngồi lại với nhau, uống bia, đi chơi, dạo xe… Chicano sống rất ấm áp. Mình luôn đặt gia đình và tình cảm lên hàng đầu, đó là thứ rất quan trọng với mỗi người trong cộng đồng này.”

Văn Thảo, một thợ xăm từng tâm sự: “Nhiều lúc mình nói mình yêu nó, người ta lại bảo ‘mấy thằng khùng có gì đâu mà phải phát triển, mà phải yêu!’. Nhưng bạn không phải tôi nên các bạn sẽ không biết. Nó thay đổi cuộc sống của tôi nhiều lắm!”.

Nhiều người đã xem Chicano như một người ân nhân của họ. Nhờ Chicano mà người ta tìm kiếm được đam mê của mình, tìm kiếm được cuộc sống mà mình mong muốn. Họ cũng học hỏi được nhiều điều từ văn hoá này, “từ ngày theo đuổi văn hoá, mình ngày càng yêu gia đình hơn”… Họ sống vì bản thân mình, vì gia đình chứ không vì định kiến mọi người xung quanh áp đặt lên họ. Họ luôn luôn biết ơn và giành sự tôn trọng tuyệt đối cho tất cả anh em. Họ – “những Cholo Việt Nam” – bất cần một cách đáng ngưỡng mộ”. 

Ảnh: 60barbershop

Ảnh: 60barbershop
Ảnh: 60 barbershop
Chuyến cắt tóc của cộng đồng Chicano tại Bệnh viện Tâm thần Bến Tre năm 2019. Hình ảnh từ A Documentary on Liem Barber Shop: A Formation of a Culture – Chicano.

Nếu theo dõi những chia sẻ của cộng đồng Chicano Việt về văn hoá của họ, không chỉ những hình ảnh ngông cuồng, cool ngầu; mà ta còn bắt gặp những chuyến cắt tóc miễn phí, những buổi đàn hát cùng chiếc guitar, những lúc làm việc chăm chỉ… Họ đã và đang sống hết mình với Chicano. 

Gian nan, không nản!

Liêm và anh em đi ra đường thì mọi người sẽ mặc định mình là những người xấu. Nhưng thật sự chúng mình chỉ là những người yêu nghệ thuật, đam mê nghệ thuật và muốn có những kỉ niệm bằng hình xăm trên người.” Founder Liem Barber Shop từng tâm sự.

Đi ra đường rất nhiều ánh mắt sẽ tập trung vào bạn. Ví dụ, trong một quán ăn mọi người đang cười đùa rất vui vẻ, chỉ cần bạn bước vào với những hình xăm kín người, tất cả mọi người sẽ im lặng hết! Định kiến người ta về những người trong cộng đồng Chicano rất nhiều.” – Trọng Tín bộc bạch.  

Thời gian đầu, mẹ mình hay phàn nàn rằng sao xăm nhiều vậy. Công việc ổn định, cuộc sống yên bình giúp gia đình mình dần yên tâm.” – Nguyễn Anh Tuấn – Thợ cắt tóc theo văn hóa Chicano từng chia sẻ. 

Nhắc đến Chicano ở Việt Nam là nhắc đến cái tên Nguyễn Huỳnh Thanh Liêm – một trong người khởi xướng Chicano ở nước ta. Anh sống với Chicano và đưa Chicano Việt ngày càng phát triển. Anh từng chia sẻ, năm 2015 là những ngày đầu anh thành lập tiệm tóc cũng là những ngày đầu anh đến với Chicano, anh đã cảm thấy khá cô đơn.

Nhưng hiện tại, anh Liêm đã có rất nhiều bạn bè cùng đam mê đồng hành để phát triển văn hoá này. Đó là những anh em trong Liem Barber Shop, Viet Monster, VietGangz Brotherhood,… Anh Liêm từng bộc bạch trong A Documentary on Liem Barber Shop: A Formation of a Culture – Chicano: “Thời gian đầu khi mọi người nhìn thấy những anh em Chicano, mọi người sẽ nghĩ ‘mấy thằng khùng, mấy thằng điên…’. Mình biết, nhưng mình không quan tâm vì thật sự Chicano là đam mê của mình.”

DAY OF THE DEAD của các Chicano ở Việt Nam.

Street Vibe xin cảm ơn Tiêu Trọng Tín từ 60 Barber Shop đã chia sẻ thêm thông tin!

Tham khảo: Liêm Barber, Zing News, Dân Trí, Kênh 14
Nguồn ảnh: Viet Monster, Liem Barber, 60 Barber Shop, Zing News

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here