Thời trang Gothic: Vén màn bí ẩn của nỗi ám ảnh bóng đêm

0

Khoác lên mình bề ngoài đầy u uất, đen tối, thế nhưng sâu thẳm trong nội tâm “đáng sợ” ấy, Gothic thực chất là vẻ đẹp của sự lãng mạn đắm chìm trong những thập niên 70-80s. Đôi khi lại là sức quyến rũ khó cưỡng lại từ những nét đẹp đầy khác thường.

Gothic – Thời trang của sự phản kháng

Thời trang Gothic vốn là aesthetic được dùng để thể hiện tâm lý nổi loạn, phản kháng của giới trẻ phương Tây trong quá khứ. Trong những năm 1979 – 1981, những ban nhạc với diện mạo đáng sợ như Bauhaus, The Cure hay Sisters of Mercy ra đời tại Anh đã mang đến một làn gió mới – không chỉ cho giới thời trang mà còn là cho nền âm nhạc.

Họ còn được biết đến với tư cách là những nhóm nhạc Gothic-rock đầu tiên. Trải qua nhiều thập niên sống dưới bóng dáng của âm nhạc, cuối thế kỷ 20, Gothic chuyển mình thay đổi, không còn là âm nhạc và cách ăn mặc của chỉ một vài nhóm thiếu niên trẻ riêng lẻ.

Bauhaus. (Ảnh: Getty Images)
Sisters of Mercy. (Ảnh: Getty Images)

Cũng kể từ đó, xu hướng nhuộm tóc đen, sơn móng tay đen, kẻ mắt, tô môi đen với lớp nền phấn trắng nhạt trên mặt trở nên nở rộ. Người hâm mộ thời bấy giờ cũng noi gương thần tượng của mình đi giày lính đen, boots da đen buộc dây cao quá đầu gối. Không chỉ vậy, các trang phục màu đen với nét đặc trưng như: khảm đinh, đeo thánh giá, cũng dần trở nên quen thuộc với mọi ngóc ngách của đường phố Mỹ và châu Âu.

(Ảnh: Tumblr/ @daveysutton)
(Ảnh: Tumblr)
(Ảnh: Tumblr/ @sicxvicious)

Đó là Gothic trong hình hài của âm nhạc, vậy còn với thời trang? Gothic không chỉ là một thuật ngữ thời trang và nó còn là một phong trào nghệ thuật, đặc biệt là trong kiến trúc. Trong ngành công nghiệp tỷ đô từ thời xa xưa, Gothic cổ điển là sự kết hợp của các thiết kế màu đen, khoác lên mình những nét buồn bã, u tối. Chúng bắt nguồn từ đế chế của Hoàng hậu Anh Victoria trong những năm 1837 – 1912. Giai đoạn mà con người ta “ám ảnh” với màu đỏ thẫm của máu, các thiết kế với chất liệu ren trắng hoặc vải nhung đen. Ở giai đoạn mà “vẻ đẹp ma quái” này được thể hiện qua hình tượng ma cà rồng Dracula với quầng mắt thâm và làn da trắng nhợt.

(Ảnh: Getty Images)

Ở thập niên 90, người ta lại tìm thấy nét quyến rũ gắn liền với vẻ huyền bí ở khía cạnh khác của Gothic – các cô gái Gothic Lolita Nhật với vẻ ngoài dễ thương như bước ra từ tiểu thuyết Anh thế kỷ XVIII – XIX. Cũng kể từ đó, Gothic và cute trở thành tâm điểm của thời trang đường phố. Trải dài cùng dòng chảy thời trang, Goth cũng chịu ảnh hưởng của công nghệ và trào lưu Cyber Goth ra đời với các tông màu neon, phản quang và kim loại.

(Ảnh: @eline.wll)
Billie Eilish cũng là một Gen Z “ám ảnh” với văn hóa Goth (Ảnh: @billieeilish)

Nỗi buồn u tối trên sàn diễn thời trang

Năm 1998, sau khi diện chiếc váy đen huyền bí của Jean Paul Gaultier trong MV Frozen và xuất hiện tại Lễ trao giải Oscar với bộ váy Gothic đầy vẻ huyền bí của NTK trẻ Olivier Theyskens (sau là Giám đốc nghệ thuật của Theory), Madonna được xem như người mang Gothic đến với hàng triệu tín đồ thời trang trên thế giới.

Kể từ đó, Gothic dần dần dấn thân vào sàn diễn thời trang diễm lệ khi xuất hiện đầy ấn tượng, thu hút tâm điểm chú ý của dư luận dưới bàn tay ma thuật của John Galliano hay Alexander McQueen trong những năm sau đó. Hay sắc đỏ ngập tràn đầy ám ảnh trên đường băng BST Haute Couture của Galliano cho Christian Dior năm 2006. “Đẹp” bên cạnh “Khủng khiếp” và “Điên rồ” là những từ cánh báo chí dùng để miêu tả về những thiết kế của Alexander McQueen trong BST Voss – BST Xuân–Hè năm 2001. 

Madonna được coi là người đem Gothic đến với hàng triệu tín đồ thời trang trên thế giới. (Ảnh: Getty Images)
Madonna tại Lễ trao giải Oscar 1998. (Ảnh: Popsugar)
gothic
BST Voss – BST Xuân–Hè năm 2001 đầy độc đáo của Alexander McQueen. (Ảnh: Getty Images)
gothic
Chiếc váy Gothic nổi tiếng nhất của McQueen. (Ảnh: Courtesy of Alexander McQueen)

Nếu như vào trên sàn diễn 2022 năm ngoái, Versace đem đến sàn diễn những thiết kế màu sắc chói lóa thì mùa xuân năm nay, đường băng của Versace lại kiến các “con chiên” thời trang “rợn” người vì màu đen huyền bí và đầy ám ảnh của Punk, của Rock và của Goth. Thông qua đó, nói lên tiếng lòng của Donatella Versace về một giai đoạn với quan điểm thẩm mỹ mới mẻ, một giai đoạn được cho là không thành công thì cũng là một sự phản kháng bất lực, chứa đầy sự phóng túng và nổi loạn của cái đẹp.

Mặc dù có vẻ ngoài gai góc, ma mị, đáng sợ và pha lẫn chút “điên rồ”, song, với sự sáng tạo không ngừng theo thời gian của những tín độ yêu thích thời trang, Goth giờ đây đã trở thành một phong cách được nhiều GenZ ưa chuộng với muôn kiểu biến tấu phù hợp với các bộ cánh thường ngày.

Thời trang Gothic đã trải qua nhiều giai đoạn biến hóa như vậy nên loại thời trang này có rất nhiều nhánh nhỏ Trad Goth (Goth truyền thống), Mall Goth, Cyper Goth, Romantic Goth, Nu-goth, Steam Punk Goth, Hippy Goth,Vampire Goth, Lolita Goth,…

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here