Rock Band Tee: Những chiếc áo phông “khai sinh” từ văn hóa Punk/Rock

0

Còn nhớ giai đoạn những năm 2015 – 2018, Rock Band Tee được xem như cơn sốt “thống lĩnh” xu hướng thời trang quốc tế lẫn thị trường Việt Nam.

Những chiếc áo thun in hình những ngôi sao nhạc Rock bất hữu cùng họa tiết rách, mài và bạc màu chính là items mà bạn cần phải có nếu không muốn bản thân trở nên “lạc hậu” trong khoảng 7 năm về trước. Thậm chí, nó còn được các thương hiệu lớn nhỏ trong – ngoài nước sản xuất hàng loạt, đủ để thấy rằng đây là một thị trường màu mỡ ở giai đoạn đó. Quay trở lại hiện tại, liệu đây là một xu hướng đã đi đến hồi kết hay một thú chơi sưu tầm khai sinh từ Rock mà ta chưa hiểu rõ?

Lịch sử của Rock Band Tee

Áo phông graphic hiện nay có mặt từ những năm đầu của thế kỷ 20 và được bán với tác dụng chủ yếu để mặc dưới áo sơ mi hoặc áo khoác. Phải tới thời kì 1950, những chiếc áo phông mới được công nhận trở thành một item thời trang nam chính thống khi những nam diễn viên gạo cội như Marlon Brando và James Dean mặc chúng trên màn ảnh rộng.

Nguồn gốc của Rock Band Tee rất khó để xác định chính xác ngày tháng năm sinh. Nhưng theo một số tài liệu, sự ra đời thực sự bắt đầu vào những năm 1940 khi những bobby soxer (thuật ngữ ám chỉ những cô gái 13-14 tuổi) khoe những thiết kế lên áo phông bằng cách viết nguệch ngoạc tên của những nhạc sĩ và band nhạc yêu thích của họ lên áo.

Vào cuối những năm 1950, các ban nhạc cùng nhà quảng bá đã nhận thấy nhu cầu tiềm ẩn và bắt đầu một nguồn doanh thu mới bằng cách sản xuất merchandise của chính họ. Những bộ trang phục của họ thường được thiết kế với các chi tiết phức tạp và nhiều thứ được đính kèm trên trang phục. Tuy nhiên, việc sử dụng những bộ trang phục này là không tiện lợi cho các buổi biểu diễn trực tiếp. Vì vậy, các ban nhạc bắt đầu sử dụng Rock Band Tee đơn giản, dễ dàng để mặc và có thể thay đổi tùy ý.

Hơn nửa, cuối những năm 1960 chứng kiến ​​sự nổi lên của các nền văn hóa phụ như Punk, Mod và Goth. Sự điên rồ của nhóm Grateful Dead đã tạo ra một ngôn ngữ hình ảnh độc đáo không chỉ nói về ban nhạc mà còn về người hâm mộ của họ. Cùng với đó, sự phát triển của các văn hóa phụ và âm nhạc đã khiến cho áo thun trở thành chiếc áo không thể thiếu của giới trẻ.

Đến những năm 1970, sân khấu nhạc Rock đã mang đến sự thay đổi lớn. Các nhóm Rock và Heavy Metal như Led Zeppelin và AC/DC đã trở thành những người tiên phong trong việc sử dụng áo thun in hình ban nhạc như một phần của thương hiệu của họ. Chúng được phân phối rộng rãi trên khắp thế giới, và được xem như một nguồn doanh thu thu khá lớn cho các ban nhạc, nghệ sĩ ở thời điểm đó.

Thập kỷ tiếp theo chứng kiến ​​hình ảnh The Dark Side of the Moon của Pink Floyd và áo phông ban nhạc “Smiley Face” của Nirvana phản ánh tinh thần của toàn bộ thế hệ trẻ. Những năm 1980 và 1990, Rock Band Tee đã trở thành một biểu tượng của văn hóa pop và thời trang, chúng được sử dụng rộng rãi trong các video âm nhạc, phim và chương trình truyền hình. Các nhãn hiệu thời trang cũng đã bắt đầu sản xuất các bộ sưu tập band t-shirt, đưa chúng vào thị trường thời trang mainstream.

Rock Band Tee có phải là xu hướng nhất thời?

Nhìn chung, những gì đặc trưng của “rock n roll” như áo khoác biker, quần jeans rách, chelsea boots gần như trở thành một loại đồng phục của streetwear trong những năm tháng đó, và những thương hiệu như Fear of God, Midnight Studios, Amiri và Homme Boy đã làm sống lại những biểu tượng đến từ thời kỳ Bay Area, London Punk và Seattle Grunge. Đây được coi như một sự phát triển khá ngoạn mục của streetwear toàn thế giới và dĩ nhiên nó cũng kéo theo sự thịnh hành của những chiếc vintage Rock Band Tee.

Các ngôi sao Hollywood và US&UK tích cực “lăng xê” chiếc áo thun in hình các ban nhạc Rock. Trong đó, có thể kể đến là chàng “hoàng tử” nhạc Pop – Justin Bieber. Đã có bao giờ bạn thắc mắc rằng vì sao Vintage Rock Band Tee lại có giá thành cao đến như thế, và từ bao giờ. Câu trả lời chính là JB, kể từ khi JB bắt đầu mặc những chiếc áo T-shirt này, cả thế giới lùng sục đi tìm những chiếc tương tự như thế cho dù có là tín đồ của Grunge, Punk, Rock hay không. Từ đó, những chiếc áo này được bán với giá resell ngất ngưởng. Cũng vì thế, xu hướng in áo Rock Band Tee “bootleg“ cũng nhanh chóng mọc lên khắp các thị trường, trong đó có cả Việt Nam.

Cơn sốt này nhanh chóng trở thành trào lưu thời trang mà bất kỳ ai cũng hưởng ứng, kể cả người nổi tiếng. Nhưng, cũng vì vậy nó gây ra sự tranh cãi khi các Rocker, fan Rock thực thụ cho rằng những người mặc Rock Band Tee chỉ đơn giản là mặc những chiếc áo thun in hình mà chẳng hiểu gì về nghệ sĩ trên áo, hay nghe nhạc của họ. Đặc biệt là khi người mẫu Kendall Jenner nói “Tôi không hiểu sao mọi người có thể nghe được nhạc heavy metal” nhưng ngay sau đó lại quyết định (nói đúng hơn là stylist của cô quyết định) mặc chiếc áo Slayer merch.

Xu hướng Rock Band Tee cũng dần đi vào “hồi kết” khi H&M bắt đầu bày bán những chiếc áo phông Metallica, Nirvana và Guns ‘N’ Roses. Thay vì đi tới các show diễn, tìm kiếm trên eBay, lục tung các cửa hàng bán đồ vintage hay cùng lắm là Hot Topic, bạn có thể có ngay một chiếc áo Rock Band hợp thời tại một trong hơn 3000 cửa hàng của H&M trên toàn thế giới.

Xong, áo phông ban nhạc dần trở nên “nguội lạnh” cũng đánh dấu cho xu hướng này không còn được đón nhận nhiều như trước vì chúng xuất hiện tần suất dày đặc bởi những thương hiệu thời trang nhanh. Nhưng bên cạnh đó, Rock Band Tee thực thụ (những chiếc áo vintage đúng nghĩa) vẫn sẽ luôn là một món ăn tinh thần đối với những Rocker và những người yêu thích sưu tầm thời trang Vintage đúng nghĩa.

Món ăn tinh thần không thể thiếu cho các Rocker

Ngoài âm nhạc, trình diễn, bán album,… thì các ban nhạc Metal, Hardcore và Punk hay thậm chí là các ban tên tuổi lớn như Bring Me The Horizon, Falling In Reverse xem việc bán Merchandise (quần áo, phụ kiện,…) liên quan đến ban nhạc như là một nguồn thu nhập chính, lớn của họ. Đặc biệt là khi thời điểm hiện tại, thời trang và âm nhạc luôn đi đôi với nhau, tất cả mọi người đều muốn một chiếc áo phông có in hình ban nhạc hay concert mà họ tham dự.

Nó đã trở thành một văn hóa của giới nhạc Rock. Traitors, một thành viên của ban nhạc Deathcore từng chia sẻ anh xem ban nhạc của mình là một brand thời trang (thương hiệu) chứ không phải là một band nhạc. Điều đó đủ để thấy những chiếc Rock Band Tee hay merchandise mà band nhạc bán là một hướng kinh doanh hời giúp cho cả nhóm có thể vận hành tự do mà không phải phụ thuộc vào bất kỳ công ty chủ quản. Từ đó, các ban nhạc luôn có sự cạnh tranh với nhau về mặt âm nhạc lẫn thời trang, rất nhiều chiếc áo phông được ra theo mùa và luôn sold out (hết hàng) một cách chóng mặt.

Bỏ qua những con số và lợi nhuận từ việc bán Rock Band Tee, có rất nhiều người tìm đến một ban nhạc do vô tình thấy những chiếc áo đẹp và thu hút. Từ đó, họ tìm nghe các bài nhạc của ban đó và trở thành fan cứng. Dó đó, Rock Band Tee hoặc Merchandise cũng là một cách gián tiếp quảng bá hình ảnh, phong cách và âm nhạc đến tai-mắt của mọi người.

Ngoài ra, Rock Tee cũng là một cách ngầm tri ân fan đã ủng hộ ban nhạc trong suốt thời gian hoạt động. Ví dụ chỉ có một BST nhỏ và đặc biệt được bày bán tại live show mà ban nhạc đó diễn, cho nên để sở hữu được chiếc áo phông này, bạn phải là người có mặt tại show đó. Mặt khác, chúng ta không thể phủ nhận rằng Rock Tee từ các ban nhạc cực kỳ ngầu và bắt mắt nên điều hiển nhiên rằng chúng thu hút tất cả fan của nhạc Rock lẫn những người chỉ quan tâm đến thẩm mỹ và thời trang.

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here