Khi nào một thương hiệu nên làm Monogram?

0

Câu hỏi được đặt ra đến từ bài viết trước đó về Monogram của Street Vibe. Giờ đây, hàng loạt Local Brand tạo ra những sản phẩm Monogram, nhưng khi nào thì thương hiệu mới nên làm Monogram?

Monogram hay Chữ Lồng là thiết kế đặc trưng của các nhà mốt cao cấp. Bằng cách kết hợp hai chữ cái mang ý nghĩa mật thiết với họ như tên thương hiệu hay tên nhà sáng lập. Monogram được xem là hình thức tôn vinh, nét riêng biệt và điểm nhận biết của mỗi nhà mốt. Bạn có thể đọc bài viết chi tiết về Monogram tại đây.

Bây giờ, hãy cùng Street Vibe tìm hiểu lý do vì sao và khi nào thì thương hiệu nên làm Monogram cho riêng mình nhé!

Khi thương hiệu đã có độ phủ cao

Nói có vẻ đơn giản nhưng đây chính điều kiện bắt buộc và tiên quyết trước khi một thương hiệu muốn làm Monogram. Với tâm lý của người tiêu dùng, họ cần và sẵn sàng chi tiền mạnh tay cho một sản phẩm mà chỉ cần nhìn vào cũng biết ngay đó là “đồ hiệu”. Để nhận diện một thương hiệu, người ta có thể nhìn chúng qua thiết kế hay đơn giản nhất luôn là các họa tiết/logo đặc trưng. Và Monogram luôn là một công cụ hàng đầu cho các thương hiệu tạo nên những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu đó.

Để trở thành một thương hiệu mà “nhìn phát biết ngay” chưa bao giờ điều dễ dàng gì, mà nó còn phụ thuộc vào sự nổi tiếng cũng như quá trình độ tạo phủ.

Lil Baby
Louis Vuitton x Supreme, bản hợp tác có monogram đắt nhất trong lịch sử

Khi cần khẳng định vị thế

Louis Vuitton đang dẫn đầu về vị thế của mình thông qua hoạ tiết Monogram. Từ triều đại của Kim Jones cho đến Virgil Abloh, các nhà thiết kế đình đám đều tận dụng tối đa sức hút cũng như nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng để tạo ra những sự thay đổi về Monogram qua hàng loạt các bộ sưu tập.

Một khi vị thế của thương hiệu đã quá lớn, Monogram cũng khẳng định vị thế của từng thương hiệu. Vậy nên, khi bạn muốn làm Monogram hãy làm nên tên tuổi của thương hiệu trước đã!

Tự do làm Monogram nhưng chúng không hề có ý nghĩa gì!

Thời gian gần đây có thể thấy, rất nhiều những thương hiệu nội địa Việt Nam tạo ra Monogram nhưng hầu như lại thiếu 2 lý do ở trên và tạo một Monogram không hề có ý nghĩa. Đáng buồn thay, thương hiệu nội địa lại còn bị tố vì có hành vi sao chép Monogram của các nhà mốt cao cấp khác trên thế giới.

Gần như, họ quá quan trọng vào việc làm thế nào để tạo ra Monogram và in chúng lên chiếc áo phông để bán hơn là nâng giá trị thương hiệu bằng cách tạo ra những sản phẩm chất lượng hay thiết kế mới lạ.

Kết lại

Hãy quan tâm đến giá trị, tên tuổi thương hiệu bằng cách tập trung vào những sản phẩm của mình trước khi tung ra Monogram. Vì khi thương hiệu đã đủ lớn và có sức lan toả mà người tiêu dùng dễ dàng nhận biết thì lúc ấy monogram của thương hiệu cũng sẽ được toả sáng và mang nhiều ý nghĩa hơn!

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here