Flexing “ngầm” của giới thượng lưu chính là tạo mối quan hệ thân thiết với Luxury Brand

0

Chi hàng trăm, hàng nghìn USD cho một món đồ xa xỉ từ các thương hiệu thời trang nổi tiếng không phải là câu chuyện xa lạ nào nữa. Đằng sau những lần shopping không cần nhìn giá, giới “siêu giàu” còn tạo thêm mối quan hệ thân thiết với thương hiệu và nhận được vô số ưu ái.

Ngày nay, mua một chiếc túi xách sang trọng, một đôi giày đắt tiền dường như không còn xa lạ. Sự hấp dẫn về vẻ đẹp bên ngoài của các mặt hàng xa xỉ là không thể chối cãi. Một đôi giày cao cấp có lớp da mềm hơn, thoải mái hơn và tất nhiên, chúng có một mức giá đắt đỏ. Trừ khi bạn có một nguồn thu nhập cao, thói quen sử dụng hàng tiêu dùng xa xỉ sẽ “tiêu tốn” khá nhiều tiền bạc. Nhưng đổi lại, bạn sẽ được các thương hiệu này chú ý và “chăm sóc” tận tình nếu như trở thành khách hàng trung thành của hãng.

Những lợi ích khi có mối quan hệ với thương hiệu

Để trở thành người “bạn thân” của các thương hiệu đình đám như Gucci, LV, Dior,… trước tiên bạn không những chi một mà rất nhiều items để đạt được đủ ngưỡng mua sắm nhất định từ các thương hiệu. Khi đó, các thương hiệu xa xỉ sẽ đặc biệt “quan tâm” đến bạn và gửi cho bạn rất nhiều lợi ích ưu tiên khi mối quan hệ của cả hai ở mức độ chín muồi.

Túi xách Birkin của Hermes nổi tiếng vì số lượng chúng cực kỳ giới hạn và đặc biệt khó mua. Dù không bao giờ công bố tổng số túi Birkin có mặt trên thị trường, nhưng các chuyên gia khẳng định chỉ có khoảng 200.000 chiếc đang được lưu hành trên toàn cầu, và điều đó khiến chúng trở nên hiếm hoi hơn bao giờ hết. Vì vậy, chiếc túi này không chỉ dành cho những người bình thường, muốn sở hữu được bạn phải có được mối quan hệ tốt với Hermes để có được suất mua giới hạn.

Nếu bạn không phải là một người nổi tiếng, hoặc người có sức ảnh hưởng. Chỉ có cách duy nhất là tạo mối quan hệ thân mật với các Luxury Brand mới có thể sử dụng dịch vụ mua sắm trong không gian riêng biệt. Hoặc hơn thế nữa là những buổi “private party” cùng với các sản phẩm chuẩn bị ra mắt, bạn sẽ trở thành một trong những người sở hữu đầu tiên ở giới thượng lưu.

Minh chứng cho lợi ích của việc này có thể thấy ở trường hợp của NTK nội thất Thái Công đã được Patek Philippe lựa chọn để “được” mua chiếc đồng hồ Nautilus 5712/1R001 ngay tại hãng. Được biết, giá bán của chiếc đồng hồ khoảng 5 tỷ đồng và được sản xuất từ vàng 18K nguyên khối. Điều đáng nói ở chỗ không phải ai cũng được Patek Philippe “chọn mặt gửi vàng” – thương hiệu sẽ lựa chọn sản phẩm của họ được mua bởi một người xứng đáng, phù hợp nhất.

Thước đo” mới về sự giàu có của giới thượng lưu

Ngày trước khi đồ hiệu chưa trở nên rộng rãi tại Việt Nam, cách để sở hữu những món đồ mắc tiền này chỉ có thể mua sắm online từ các seller hoặc nhà bán hàng tư nhân nhỏ lẻ. Họ sẽ đặt hàng từ nước ngoài và gửi về Việt Nam mất tầm 3 đến 4 tuần. Lợi thế của hình thức mua sắm này sẽ giúp cho người mua tiết kiệm được một khoảng kha khá nhưng vẫn có thể sở hữu được những món đồ từ các thương hiệu đắt đỏ.

Cho đến nay, cách flexing trên có vẻ đã lỗi thời đối với những người có điều kiện mua sắm. Việc bạn chạy thẳng ra ngoài cửa hàng đồ hiệu như Louis Vuitton được tiếp đón nồng nhiệt rồi ra về cùng nhiều túi xách vừa mới chốt đơn sẽ trông thật giàu có và “ngầu” hơn so với việc mua sắm online thông qua trung gian như trước.

“Thước đo” này cho thấy những ai mua sắm trực tiếp tại hãng là những người có lối sống giàu có, không ngại chi tiêu cho những món đồ xa xỉ. Việc mua sắm diễn ra nhanh trong chớp mắt mà họ không cần phải đắn đo suy nghĩ quá nhiều. Nếu lặp đi lặp lại nhiều lần, người mua sẽ dần có mối quan hệ thân thiết đối với thương hiệu, nhân viên tại hãng, mối quan hệ này cũng khiến người ngoài phải xuýt xoa vì độ chi tiêu to lớn của người mua.

Ngoài ra vào các dịp lễ tết hoặc sự kiện lớn, những vị khách VIP trong danh sách của các thương hiệu xa xỉ có thể sẽ nhận được những món quà nhỏ bất ngờ gửi đến tận tay.

Phù hợp với “Quiet Luxury”

Trong suốt bề dày lịch sử, vẻ ngoài sang trọng gần như luôn đi đôi với sự flexing (khoa trương). Đó là những món trang sức lấp lánh cầu kỳ, là những bộ quần áo bằng lông thú xa xỉ. Hiện tại, vẻ sang trọng hào hoa ấy đã chuyển lên những chiếc logo nằm trên túi. Hoặc được thể hiện qua họa tiết monogram đầy tính tuyên ngôn phủ sóng khắp trang phục. Quiet luxury, hay “sự sang trọng thầm lặng”, không chỉ là xu hướng. Nó còn là một phong cách sống mà giới thượng lưu vẫn luôn ưu ái.

Do đó, chỉ có lối chi tiêu mua sắm thường xuyên của giới thượng lưu đối với các nhãn hàng đắt tiền mới tạo nên được mối quan hệ thân thiết cho cả hai bên. Cách flexing thầm lặng nhưng đầy tinh tế này có vẻ sang trọng và quý phái hơn cách khoa trương mà chúng ta thường thấy trên mạng xã hội.

Kết luận

Suy cho cùng, việc mua sắm và có mối quan hệ thân mật với các Luxury Brand phải diễn ra một cách tự nhiên và không gượng ép. Từ đó các lợi ích cũng như hậu mãi sẽ đi đôi với độ chịu chi với những ai mua sắm mà không cần nhìn giá.

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here