Câu chuyện về chiếc quần jeans lâu đời nhất thế giới được đấu giá hơn 2 tỷ đồng

0

Được đấu giá hơn 2 tỷ đồng và xem như chiếc quần jeans lâu đời nhất thế giới, nhiều chuyên gia tự hỏi đây có phải là tiền thân của Levi’s?

Kể từ khi thời trang lưu trữ (archived fashion) trở thành một phần của xu hướng thời trang thế giới, những nhà sưu tập và người đam mê đồ cổ phần lớn luôn khao khát sở hữu một item làm từ vải denim hoàn hảo. Vải, thuốc nhuộm, nơi sản xuất, ngày sản xuất và sự tinh tế trong từng đường kim mũi chỉ khiến đồ denim xứng đáng tựa như một món trang sức đắt tiền. Tuy nhiên, quan trọng hơn thế, những thứ này giúp nhân loại khám phá ra vô số chi tiết nghệ thuật ẩn đằng sau chiếc quần jeans cũ.

Khoảng vài tháng trước, cộng đồng nhà sưu tầm đã có phen xôn xao trước phi vụ phát hiện ra một loại vải denim quý giá. Các chuyên gia nhận định ví von độ hiếm của nó xứng đáng như “Chén Thánh của Archived Fashion” hay lá cờ Mỹ trên mặt trăng. Đó chính là một chiếc quần lao động từ thời Gold Rush (thời kỳ của cơn sốt săn vàng – thế kỷ 19) thuộc về một người đàn ông tên là John Dement. Sinh thời, John Dement là một thương gia người Oregon đã từng chiến đấu trong Chiến tranh Mỹ-Mexico từ năm 1846 đến năm 1848. 

Tổn thất lớn của trận chiến khiến con tàu SS Central America bị chìm ngoài khơi bờ biển Bắc Carolina vào năm 1857 với 425 hành khách trên tàu và một lượng vàng khổng lồ ước tính có giá trị 756 triệu USD ngày nay. Mãi đến năm 1988, xác tàu mới được tìm thấy và vài thập kỷ sau đó, việc săn lùng kho báu của con tàu vẫn vô cùng khó khăn và phức tạp. Không chỉ có vàng mà còn hàng trăm vật dụng cá nhân thuộc về các hành khách, bao gồm cả chiếc quần jeans nổi tiếng đã được phát hiện. Những món đồ còn nguyên hiện trạng được tổ chức đấu giá vào tháng 12/2022 bởi Holabird Western Americana Collections. Riêng chiếc quần jeans là thứ thu hút sự chú ý nhất với giá bán cuối cùng là 114.000 USD (tương đương 2.3 tỷ đồng).

Tuy nhiên, đến nay, một cuộc tranh luận đã nổ ra về việc ai là nhà sản xuất chiếc quần jean đó. Phía ban tổ chức cho biết chiếc quần jeans là một trong những mẫu đầu tiên được sản xuất bởi Levi Strauss. Một vài chuyên gia nói rằng “5 chiếc khuyên quần khá giống các sản phẩm của Levi’s hiện tại về kiểu dáng, hình dạng và kích thước chính xác của các nút. Chúng tôi không tin đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên”.

Nhưng thực tế, SS Central America đã chìm 16 năm trước khi Levi Strauss mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1873. Giám đốc lưu trữ của Levi’s – nhà sử học Tracey Panek, đã kiểm tra chiếc quần này và kết luận không có dấu hiệu của thương hiệu Levi’s, các nút và đinh tán hoàn toàn khác với các mẫu trong lịch sử và đặc biệt không có nhãn hiệu. “Chiếc quần này không phải của Levi’s và tôi cũng không tin chúng là quần của thợ mỏ” – Panek tuyên bố với báo chí.

Hơn một trăm năm trước, 20/5/1873 Levi Strauss và Jacob Davis đã nhận được bằng sáng chế của Hoa Kỳ cho phát minh túi tán đinh và quần jean xanh. Xuyên suốt nhiều năm, từ quần áo bảo hộ lao động cho đến phong cách thời trang ngày nay, quần jean xanh vẫn là một trong những trang phục bền bỉ nhất trên thế giới và không bao giờ lỗi mốt

Tuy nhiên, một nhà sử học khác là Robert D. Evans có quan điểm khác đối với chiếc quần đấu giá này. Ông viết một bài tiểu luận ngắn kết luận rằng Levi Strauss giới thiệu đinh tán đồng vào năm 1873 nhưng trước đó Levi đã cho sản xuất quần áo bảo hộ lao động từ những năn 1837.

Dựa trên một số bằng chứng nhất định có thể kết luận rằng chiếc quần này thực tế còn mới và không hề được làm bằng chất liệu xa xỉ. Có lẽ nó được Dement mua trước khi ông bắt đầu chuyến đi tới San Francisco – nơi Levi Strauss là nhà sản xuất và phân phối vải denim lớn nhất. Evans kết luận rằng “những chiếc quần này rất giống với quần Levi’s ngày nay”.

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here