Vì sao lại gọi săn đồ si (2hand) là “cuộc chơi nhân phẩm”?

0

Săn đồ si vốn là hình thức mua sắm các mặt hàng cũ giá rẻ không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Thế nhưng, để săn được một sản phẩm có giá trị, đôi khi còn phụ thuộc vào “nhân phẩm” của bạn đấy.

Bình tĩnh nào, “nhân phẩm” ở đây chẳng phải nói về vấn đề đạo đức con người hay đạo lý nhân sinh gì đâu. Street Vibe chỉ là trang thông tin về thời trang và streestyle chứ không phải “vị triết gia” online nào đó. “Nhân phẩm” ở đây chính là cách nói hóm hỉnh chỉ sự may mắn đấy, mà như các bạn trẻ thường hay đùa với nhau “âu cũng do ăn ở”. Vậy vì sao săn đồ si lại cần sự may mắn? Cứ đọc bài viết này, bạn sẽ hiểu ra ngay.

Săn đồ si là gì ?

“Đồ si” hay “Secondhand/2hand” hiểu đơn giản là hàng đã qua sử dụng của người khác (hoặc nhiều người). Bằng một cách “thần kỳ” nào đó, những món đồ này sẽ được tập kết và đóng gói thành kiện lớn. Sau đó, chúng được các Thrift Shop (Tiệm đồ si) mua lại và bán với giá rẻ cho những ai có nhu cầu.

Các mặc hàng 2hand nhiều vô số kể. Từ quần áo, giày dép, trang sức…gần như có cả. Vì được bán với giá thành rẻ hơn so với mức thực tế nên chúng dần trở thành sự lựa chọn hợp lý của nhiều người.

Mặc dù là đồ đã qua sử dụng nhưng vẫn có một số món giá trị rất cao mà người chủ có lẽ không hề hay biết nên đã thẳng tay vứt đi. Thông thường chúng có giá trị về mặt thương hiệu, thiết kế hay ý nghĩa nào đó ẩn đằng sau, hoặc nữa, đó có thể là món đồ cổ với bề dày lịch sử không phải ai cũng biết. Nhưng, để tìm những món đồ giá trị đó lại chẳng hề dễ dàng vì khá giống với việc “mò kim đáy biển”. Từ yếu tố đó, cụm động từ “săn đồ si” ra đời dành riêng cho cuộc chơi mà ở đó mỗi kẻ đi săn đều đang tìm kiếm những giá trị của thời gian.

Cho đến cuộc chơi về “nhân phẩm”

Cuộc săn nào cũng có những trường hợp “dở khóc dở cười” xảy ra và khi săn đồ si cũng vậy. Ẩn sau hàng đống đồ si ấy đôi khi là những sản phẩm Archive hay Rare quý giá, có giá trị sưu tầm và tính nghệ thuật trong giới thời trang từ những năm xa xưa mà nếu một ai đó vô tình sở hữu sẽ khiến người xung quanh phải trầm trồ vì…quá khủng!

Nhưng cũng vì lẽ đó, giá trị của chúng trên thị trường dường như không hề rẻ, càng lúc càng bị đẩy giá theo mặt thời gian và độ hiếm. Tìm được “đồ cổ” trong mớ “đồ cũ” đúng là “một bước lên mây” vì chỉ cần “Bỏ 1 mà lời 10” vì nếu bán lại, bạn có thể thu về con số khổng lồ hoặc nếu muốn sở hữu cũng phải chịu giá “cắt cổ”.

Nhưng bạn ơi, xác suất để tìm ra được “đồ cổ” giữa cả “rừng” quần áo như vậy thấp lắm. Nói hóm hỉnh xíu thì có khi tìm người yêu còn dễ hơn. Cho dù có dành cả ngày lừng sục, bới tung cả kho đồ của các Thrift Shop cũng chả thấy đâu. Phải rất may mắn bạn mới có thể tìm ra chúng hoặc chúng sẽ lưu lạc ở đâu đó mà chính bạn cũng không ngờ đến được.

Nhưng vì sao lại nói là dở khóc dở cười? Chuyện đi săn đồ si cực nhọc rồi ăn may cũng đã là bao phen khóc cười lẫn lộn. Rồi cũng lắm trường hợp săn được đồ archive, đồ rare hoặc vintage nhưng đến khi kiểm tra lần nữa lại ra fake. Vậy mới thấy, may mắn chưa đủ, cần phải có kiến thức trong việc check real/fake sản phẩm. Hơn thế, “thợ săn” cũng phải có kiến thức trong việc nhận định sản phẩm xem nó có thật sự có giá trị không. Vậy, chẳng phải để ra tìm một sản phẩm archive, rare hoặc vintage hàng real phụ thuộc rất nhiều vào “nhân phẩm” hay sao.

Dù gì đi nữa, săn đồ si vẫn còn là một “thú chơi” đầy niềm vui. Còn gì hạnh phúc hơn “số đỏ” tìm ra chiếc áo, chiếc quần mà bản thân cảm thấy ưng ý hay chúng là sản phẩm mà bạn luôn tim kiếm bao lâu nay? Cuộc vui săn đồ si của bạn như thế nào, kể cho Street Vibe nghe nhé!

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here