Vì sao tình trạng làm hàng giả vẫn tràn lan tại Việt Nam?

0

Thương hiệu Yêu Là Đủ vừa ra mắt sản phẩm áo cặp đôi đã xuất hiện tình trạng giả mạo, đạo nhái trên khắp các sàn giao dịch thương mại điện tử. 

Vấn đề làm giả, làm nhái luôn là bài toán gây đau đầu nhiều chủ thương hiệu thời trang Việt Nam. Bao nhiêu công sức, vật chất đầu tư cho đội ngũ ý tưởng, thiết kế bị ăn cắp tráo trở, gây thiệt hại nặng nề về tài chính. Bên cạnh đó, việc làm giả, làm nhái tạo tiền lệ xấu tại thị trường Việt, khiến những thương hiệu “tiềm năng” khó có thể vươn mình, phát triển.

Những “phi vụ” trắng trợn

Trần Thanh Tùng (Tùng BT) vừa đăng clip “phốt” thể hiện tâm trạng bức xúc vào ngày 14/7 vừa qua. Nội dung đăng tải bao gồm nêu lên thiệt hại mà anh phải gánh chịu khi các cá nhân, shop bán hàng làm giả, làm nhái thiết kế áo couple của mình. Những ngày vừa qua, chiếc áo thun gồm dòng chữ “ĐÃ CÓ BỒ” và “CHƯA CÓ BỒ” gây sốt bởi các cặp đôi nổi tiếng trên mạng xã hội. Được biết, người đứng sau thương hiệu Yêu Là Đủ chính là co-founder của Sài Gòn Tếu – Tùng BT. Tuy nhiên, khi ra mắt sản phẩm 24 tiếng, tình trạng làm giả áo với chất lượng kém xuất hiện trên khắp các sàn giao dịch điện tử.

Tùng BT chia sẻ bức xúc về tình trạng hàng nhái kém chất lượng trên trang cá nhân.
Chi tiết video của Tùng BT tại đây.
Sản phẩm giả của mẫu áo từ Yêu Là Đủ đã xuất hiện trên sàn thương mại điện tử

Ngoài ra, Tùng BT còn chia sẻ bức xúc của mình về việc không chỉ làm giả áo, họ còn làm giả cả tên thương hiệu Yêu là đủ của chính anh và những người khác gây dựng. Cuối clip, co-founder Sài Gòn Tếu nói thêm về những ý kiến trái chiều, có phần xem nhẹ công sức của mọi người khiến anh phiền lòng.

Co-founder Sài Gòn Tếu chia sẻ về thiệt hại của anh.

Vụ việc làm giả, làm nhái sản phẩm của người nổi tiếng không còn mới tại Việt Nam. Vài tháng trước đây, chiếc áo THERE’S NO ONE AT ALL của Sơn Tùng M-TP cũng gặp trường hợp tương tự. Khi chiếc áo của anh vừa ra mắt đã xuất hiện tình trạng hàng giả, hàng nhái trong thời gian ngắn. Mặt khác, chiếc áo IT’S REAL từ thương hiệu VATO9 do cầu thủ Nguyễn Văn Toàn sở hữu cũng vướng phải trường hợp tương tự.

Mẫu áo IT”S REAL của Văn Toàn
Mẫu áo TNOAT của Sơn Tùng M-TP

Khách hàng vẫn “thờ ơ” với thông tin thương hiệu

Theo Tùng BT, vấn đề xảy ra do một phần kiến thức của người tiêu dùng không biết được đâu mới là sản phẩm chính hãng của shop. Khi một chiếc áo được đăng bán tràn lan trên các sàn thương mai điện tử, tên thương hiệu bị làm giả, khách hàng khó phân biệt được sản phẩm chất lượng đến từ thương hiệu. 

Bên cạnh đó, những người đứng sau các thương vụ làm giả sở hữu mối quan hệ hoặc xưởng in áo, nên việc làm giả được thực thi rất nhanh chóng. Ngoài ra, người mua chưa từng trải nghiệm qua chất liệu của hai loại sản phẩm, nên họ có xu hướng mua sản phẩm giá rẻ hơn khi mẫu mã cả hai là như nhau.

Tuy nhiên, một sản phẩm đạo nhái giá rẻ chỉ dừng ở thiết kế, mẫu mã bên ngoài, chất lượng mực in, chất liệu áo vẫn không đạt chất lượng. Nguyên nhân liên quan đến bài toán chi phí sản xuất một sản phẩm bao gồm nhiều biến số, tiêu biểu là chất liệu và mẫu mã. Hạ giá vốn của chất liệu, chấp nhận dùng vật liệu rẻ tiền hơn, độ bền kém hơn, nhưng không tốn tiền thiết kế, nên giá bán của một sản phẩm đạo nhái rẻ hơn đáng kể, đồng thời, khả năng sinh lời cao hơn. 

Hệ lụy đến thị trường thời trang Việt Nam

Sự ảnh hưởng của việc đạo nhái công khai, tràn lan có thể dẫn đến tinh thần chung của các nghệ sĩ, doanh nhân trẻ trong bước đầu khởi nghiệp ở ngành thời trang. Việc người tiêu dùng chuộng hàng nhái, giá rẻ vô hình trung ảnh hưởng đến việc duy trì, bài toán kinh tế của các doanh nghiệp mới. Khi các cơ sở khác không tốn quá nhiều chi phí nhưng vẫn kiếm lời, thì những người chủ thật sự của sản phẩm đang chật vật hoàn vốn. 

Rút ra bài học xương máu của người tiền nhiệm, nhiều hậu bối hình thành tâm lý “nhát tay” trong việc dấn thân vào khởi nghiệp thời trang. Khiến cho thị trường chung của Việt Nam có thể ít ra đời những sản phẩm đột phá, sáng tạo. 

Thị trường thời trang nói riêng và các lĩnh vực khác tại Việt Nam nói chung không may lại đang thiếu những dự án, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh, độc nhất. Một phần do vấn nạn hàng nhái kém chất lượng xuất hiện công khai. Việc giả mạo thương hiệu không chỉ gây ảnh hưởng đến vấn đề tài chính, mà còn vấn đề hình ảnh của doanh nghiệp gốc. Họ vẫn cống hiến những sản phẩm chất lượng cao, nhưng bị “tẩy chay” do các thành phần có động cơ xấu, trục lợi cho bản thân gây hại.

Bên cạnh đó, việc khách hàng tự nâng cao ý thức, xử lý thông tin có chọn lọc là việc góp phần thúc đẩy cho thị trường ngày càng sáng tạo, năng động hơn. Đồng thời, tạo động lực cho các start-up ra mắt những sản phẩm thật sự chất lượng.

Bài viết: Phan Nguyên

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here