Trọn bộ bí kíp chọn mua áo khoã da nam (hướng dẫn bởi nhà thiết kế áo khoác da)

0

Mùa thu đông đã đến, hay theo như cách nói của tôi – mùa “áo khoác da” đã đến. Nhưng có thực sự rằng áo khoác da chỉ thích hợp để diện vào mùa thu đông không?

01 George Harrison
Áo khoác bomber trẻ trung, người mẫu: George Harrison. Ảnh chụp bởi PAPERMAG.

Tôi đã yêu những chiếc áo khoác da ngay từ những ngày đầu tiên làm việc với Robert Geller, khi anh ấy giới thiệu với tôi những chiếc áo da mới tinh được xuất xưởng thẳng từ Nhật Bản.

Từ lúc đấy, tôi đã mong muốn tự tạo ra dòng áo khoác da riêng của mình và sưu tập một kho tàng áo khoác da cho mình nhiều hơn bất kỳ anh chàng nào thời bấy giờ.

Một chiếc áo khoác da đích thực sẽ không chỉ theo bạn cùng năm tháng, nó gần như vượt qua mọi chu kỳ thời trang với độ linh hoạt cao. Nó là một món đồ bạn mặc lên người mà không cần phải suy nghĩ khi bạn mong muốn một vẻ ngoài tươm tất.

Đơn giản hơn, một chiếc áo khoác da chính là khoản đầu tư đáng giá nhất trong tủ áo của một chàng trai. Cũng giống như những bộ vest, bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt của bản thân mỗi khi khoác lên mình chiếc áo đấy.

Và sẽ không có từ ngữ nào khác để mô tả điều bạn đang chứng kiến: Bạn cảm thấy bản thân rất ngầu.

Barron đã mời tôi đến để giúp bạn trở thành một “chuyên gia” áo khoác da, để bạn có thể tự tin chọn ra chiếc áo hoàn hảo dành cho bản thân mình.

NĂM KIỂU ÁO KHOÁC DA PHỔ BIẾN

02 Jeff Goldblum
Jeff Goldblum trong kiểu áo da hai vạt cổ điển. Ảnh chụp bởi USAToday.

Xét về chất liệu, bất kỳ chiếc áo khoác bằng da nào cũng có thể được gọi đơn giản là áo da. Nhưng thực tế, có đến khoảng 5 dòng áo khoác da phổ biến bạn sẽ thường gặp phải và muốn bổ sung chúng ngay vào tủ đồ của mình.

DÒNG PERFECTO (ÁO KHOÁC DA HAI VẠT)

03 Schott Perfecto
 Một chiếc Schott Perfecto vào thập niên 50, Mr. Porter.

Kể từ khi Marlon Brando khoác lên mình một chiếc Schott Perfecto trong bộ phim “The Wild One”, kiểu áo này gần như trở thành hình ảnh hiện lên trong đầu mỗi khi ai đó nhắc tới “áo khoác da”.

Thật khó để cưỡng lại chiếc áo cổ điển này.

Kiểu áo Perfecto hiện vẫn được sản xuất với chất liệu da nguyên hạt chất lượng cao ở Mỹ, hầu hết các mẫu xuất xưởng đều có mức giá dưới 900 USD, nên đây là một trong những lựa chọn tốt nhất mà bạn có thể mua.

Chi tiết bên lề: Tên gọi “Perfecto” thật ra là một cái tên đã được đăng ký nhãn hiệu, thuật ngữ chung cho thiết kế áo khoác này gọi là “áo biker”, hoặc “racer 2 vạt” (thuật ngữ sau chính xác hơn vì nó thể hiện đúng ngoại hình của chiếc áo). Một số biến thể của kiểu áo này sẽ có 2 đường dây kéo thay vì chỉ một.

DÒNG RACER

04 Cafe Racer
Áo khoác da dòng Racer của Schott, Mr. Porter.

Dây kéo giữa cổ điển, cổ áo hình trụ thấp đơn giản, chiếc áo này luôn đi kèm các chi tiết thiết kế tối giản, với các nắp túi luôn có khóa kéo. Sự tối giản của chiếc áo khoác này biến nó trở thành một chiếc áo cực kỳ dễ mặc.

DÒNG “ÁO DA PHI CÔNG” A2

05 A2 Flight Jacket
Áo da bomber cổ lông cừu của Schott, Mr. Porter.

Thường được biết đến nhiều hơn với tên gọi “bomber”, dòng “Fly jacket ” A2 vốn là những thiết kế từ quân đội – không quân. Dây kéo của áo khoác thường được che lại bởi một dải da bồi nhằm tăng thêm khả năng chống gió. Điểm nhấn của chiếc áo khoác này chính là viền thun gân ôm ở cổ tay, lai áo, cùng với hai chiếc túi nắp lớn ở mặt trước áo.

Vì là áo dành cho phi công, nên những chiếc A2 được thiết kế để giữ ấm cho người mặc khi ở trên không trung. Phần hông áo được cắt tinh tế để dễ ngồi khi đang mặc. Một số kiểu áo sẽ có thêm cổ áo đệm lông, chi tiết này xuất hiện nhiều hơn trong các mẫu G1 sau này.

DÒNG BOMBER MA1

06 MA1 Jacket
Áo khoác da Bomber MA1, sự kết hợp của Supreme x Schott, Supreme.

Cũng giống như dòng bomber A2, dòng MA1 vốn là thiết kế cho quân đội, chất liệu ban đầu là nylon. Cả hai dòng áo khoác này đều có thể được gọi chung là dòng bomber.

Một số điểm khác biệt so với dòng A2: Cổ áo có gân và túi xẻ, thay vì hai túi nắp trước, ngoài ra áo còn được thêm túi có khóa kéo ở tay áo bên trái. Đây là một trong những kiểu áo khoác da phổ biến nhất dành cho nam giới, bởi chúng có kiểu dáng đẹp hơn so với phiên bản “phồng” như A2.

DÒNG KHOÁC DA KIỂU ĐẤU KIẾM

07 Fencing Jacket
Một chiếc khoác da Double Fencing từ Carol Christian Poell, hình ảnh bởi Superfuture.

Được biến tấu từ những chiếc áo khoác mà các đấu sĩ thường mặc, điểm đặc trưng của dòng fencing là đường dây kéo được đặt vô cùng bất đối xứng (thỉnh thoảng chúng còn được kéo thành đường cong chữ S). Phong cách này thường được ưa chuộng bởi các thương hiệu Avant Grade như Rick Owens, Carol Christian Poell và Julius.

BÍ MẬT MÀ CÁC XƯỞNG ĐỒ DA SẼ KHÔNG NÓI RA

08 Leather Factory

Dĩ nhiên, tôi sẽ không thể nào sở hữu một thương hiệu áo khoác da riêng mà lại không biết về những bí mật nho nhỏ đó.

Hiện nay, số lượng xưởng may mặc ở Mỹ còn thấp hơn so với 20 năm trước, thậm chí số lượng xưởng may da thuộc lại còn ít hơn. Điều đó có nghĩa sẽ có rất nhiều chiếc áo khoác da từ bình dân đến cao cấp – đều “ra lò” từ cùng một xưởng.

Một xưởng may mà tôi từng làm việc tại NYC có thể làm ra một chiếc áo khoác da giá 2.000 đô la, và đặt chung lô với hàng đống áo da trị giá 500 đô la ngay ở bên cạnh. Vậy thì nếu chất lượng may mặc là như nhau, tại sao có những chiếc áo khoác da được bán đắt hơn gấp bốn lần?

Tôi sẽ giải đáp một cách dễ hiểu, bằng cách tóm tắt cho bạn biết quy trình mà tôi thiết kế ra chiếc áo 500 đô và chiếc áo 2000 đô.

TÓM TẮT QUY TRÌNH THIẾT KẾ

09 500 vs 2000

Hãy lưu ý rằng những thông tin này không phải là chuẩn mực chung của tất cả thương hiệu, chúng đều là những điều mà tôi quan sát, học hỏi được khi là một người thợ thiết kế cũng như một tín đồ thời trang. Biết thêm về chúng sẽ giúp ích cho bạn hơn trước khi mở ví ra săn tìm những chiếc áo khoác ưng ý.

Cá nhân tôi sẽ RẤT thận trọng khi chọn mua những chiếc áo da giá dưới 500$ (sự thật là thế, trừ khi bạn muốn dùng 500$ để mua những chiếc áo second-hand, tôi sẽ nói về chúng sau). Tôi sẽ cho bạn một số lời khuyên về mức giá tương xứng, nhưng trước hết hãy nhìn vào bảng vẽ này:

DA THUỘC

Yếu tố đắt nhất trong việc hình thành mức giá của một chiếc áo khoác? Chính là chất lượng của da thuộc.

Áo khoác rẻ hơn sẽ sử dụng da đã qua xử lý. Nếu động vật cho da không được chăm nuôi kỹ lưỡng, da chúng sẽ có nhiều sẹo, dấu tích lồi lõm hoặc vết chai cứng. Những lớp da xấu này sẽ được đem đi chà nhám, thậm chí được ép thêm các hạt da giả vào, phun thêm thuốc nhuộm và một số liệu pháp khác để trông nhẵn mịn hơn.

Chính vì lớp xử lý này mà da rẻ tiền sẽ dẻo bất thường, cảm giác giống plastic hơn da chất lượng. Một tấm da thuộc tốt chưa qua xử lý sẽ có bản chất mềm mại, trơn nhẵn, chạm vào sẽ có cảm giác mướt và chân thật hơn nhiều.

ĐƯỜNG MAY

10 Topstitching
Đường chỉ khâu chính trên áo Heavy duty Gütterman.

Những mũi khâu chính là chi tiết nổi bật trên chiếc áo khoác da. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy chúng dọc theo các cạnh của đường may và túi, như một kiểu đường viền khiến các đường nét thêm nổi bật. Hãy nghĩ rằng mũi khâu này giống như phần chữ in đậm trong văn bản vậy.

Áo khoác cao cấp sẽ đặc biệt sử dụng một loại sợi dày từ công ty Güttermann của Đức.

Các nhà thiết kế sẽ cắt giảm chi phí bằng cách sử dụng loại sợi thường, mỏng, hoặc giới hạn số lượng đường khâu chính trên chiếc áo, đôi khi sẽ tiết giảm cả hai.

LỚP VẢI LÓT

Áo khoác rẻ hơn (như áo blazer và suit giá rẻ) thường sẽ sử dụng lớp vải lót chất lượng thấp. Những lớp lót này thường bị xé và rách dễ dàng, sờ vào cảm thấy rất thô, và đa phần sẽ rất bí hơi mà không hề thoáng mát.

Những loại vải lót tổng hợp giá rẻ này là những thứ đầu tiên xuống cấp theo thời gian.

Áo khoác giá trung bình sẽ có hai lớp lót khác nhau – một cho cơ thể và một cho tay áo. Lớp lót cơ thể thường sẽ có chất lượng cao hơn, cotton ấm hơn, thậm chí sẽ được nhồi thêm bông nếu cần.

Tay áo thường sẽ được lót bằng một loại vải lụa hoặc lụa đẹp, chẳng hạn như lụa cupro (đôi khi được gọi là lụa Bprice), một chất liệu cực kỳ thoáng khí được làm từ sợi của cây bông, và làm cho chiếc áo trở nên sang trọng hơn rất nhiều khi bạn khoác lên.

TAY ÁO

Áo khoác giá rẻ (một lần nữa, cũng giống như những bộ suit rẻ) sẽ may tay áo rộng hơn mức cần thiết, để giúp họ bán được hàng cho nhiều người hơn khi không cần tính tới số đo cơ thể chi tiết.

Áo khoác tốt cần phải có tay áo vừa vặn. Bạn sẽ thấy mình dễ dàng chuyển động cánh tay khi mặc những chiếc áo khoác tốt, không bị vướng víu, và trông sẽ thanh lịch hơn hẳn. Nếu tay áo quá rộng, bạn sẽ nhìn thấy vải trên phần thân áo bị méo mó theo mỗi lần bạn chuyển động cánh tay.

NHỮNG CHI TIẾT THIẾT KẾ

Áo khoác giá rẻ sẽ có thiết kế đơn giản hơn, bởi vì càng ít chi tiết, sản xuất càng nhanh, giá thành càng rẻ và càng mau bán được hàng.

Ít chi tiết thiết kế trên áo có nghĩa là ít chi tiết cần phải đo cắt, ít thêm một công đoạn, phần may cũng nhanh hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với những chiếc áo nhàm chán, túi áo đơn giản, thậm chí chiếc áo khoác rẻ có thể còn không có túi áo bên trong.

DÂY KHÓA KÉO

11 YKK VS RIRI

Khóa kéo phổ biến nhất là loại khóa kéo YKK, có xu hướng được làm bằng kim loại nhẹ hơn. Trong khi đó, loại khóa kéo RiRi, loại yêu thích của cá nhân của tôi, có một bản lề cứng cáp hơn, kéo mượt mà hơn, các nút kín và nhỏ hơn khi khóa lại, mang vẻ ngoài lấp lánh và sáng sủa cho chiếc áo. Trái sang phải: Khóa YKK và khóa RiRi với cùng một kích thước. Khóa YKK có đoạn răng ngắn hơn, đầu khóa mỏng, nhỏ hơn so với RiRi.

Áo khoác cao cấp thường sẽ sử dụng dây khóa kéo RiRi, hoặc một loại khóa kéo trọng lượng nặng hơn tùy thương hiệu, thay vì dùng loại YKK. Giá của khóa kéo RirRi thường gấp 10 lần so với khóa kéo YKK với cùng kích thước.

Các nhà thiết kế cao cấp thường sẽ chọn thiết kế khóa kéo 2 chiều cho chiếc áo của bạn, giúp bạn thoải mái hơn khi ngồi, và bạn có thể khóa hoặc mở chiếc áo từ phía dưới lên.

12 Jude Law
Jude Law mặc một chiếc khoác da fencing bởi Carol Christian Poell. Ảnh bởi Upscale Hype.

CHẤT LIỆU DA: ĐIỂM TỐT, ĐIỂM NHẤN VÀ CŨNG LÀ ĐIỂM XẤU

Bây giờ bạn đã biết về những gì có trong một chiếc áo khoác 2000 đô la, so với những chiếc áo khoác rẻ hơn và nói sâu hơn về phần quan trọng nhất của áo khoác: Chất liệu da.

13 Cow and Lamb
Trái sang phải: Da bò và da cừu.

Khi nói đến áo khoác da, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn từ da của các loài động vật và tất cả chúng đều có ưu/nhược điểm riêng.

Hai loại da phổ biến nhất bạn gặp phải sẽ là da bò và da cừu. Da bò từng là “thống lĩnh” của những chiếc áo khoác, nhưng bạn có thể thấy rằng bây giờ da cừu phổ biến hơn, bởi vì nó cực kỳ mềm.

Tuy nhiên, nhược điểm của da cừu là nó thường đắt hơn, vì kích thước của một tấm da cừu thô sẽ nhỏ hơn một tấm da bò, có nghĩa các nhà thiết kế sẽ phải mua nhiều da hơn để làm một chiếc áo khoác.

Loại da yêu thích của tôi là da bê, về cơ bản, đó là tấm da của những con bò còn non trẻ. Những tấm da này có đặc tính của cả bò và cừu – nó mềm như da cừu, nhưng vẫn bền và chắc như da bò.

Nhược điểm là da bê đắt hơn nhiều, thậm chí là đắt hơn cả da cừu, bởi vì một con bò trưởng thành mang lại nhiều da (và thịt) hơn một con bê, bởi thế nên nếu chưa nuôi bò trưởng thành mà đã lấy da, người nông dân sẽ cần một khoản tiền lớn hơn để bù đắp.

Ngoài ra, đây là danh sách các loại da khác mà bạn sẽ gặp phải, cùng với ưu và nhược điểm:

THÔNG THƯỜNG

14 Suede

Da lộn: Để làm da lộn, phần trên cùng của tấm da được tách ra khỏi lớp dưới cứng hơn. Sau đó, chúng sẽ được phân loại thêm tùy thuộc vào độ dày của chúng. Tiếp tục đem cạo và chà nhám mịn để tạo kết cấu mờ, mềm đặc trưng.

Da lộn thường được làm từ dê hoặc cừu. Da lộn của cừu mềm hơn dê, nhưng dê bền hơn.

Nhược điểm lớn của da lộn là nó hoàn toàn không thể bị ướt, nếu không sau khi được hong khô chúng sẽ trở nên khô cứng.

May mắn thay, có một số phương pháp bảo vệ da lộn mà bạn có thể tìm mua, để giúp bảo vệ chiếc áo da lộn của bạn chống thấm nước mà vẫn giữ được sự mềm mại đặc trưng của kiểu da này.

SANG TRỌNG HƠN

15 Goat horse deer bison

 Theo chiều kim đồng hồ: Dê, Ngựa, Bò rừng, Hươu.

: Tương tự như da cừu, nhưng không mịn bằng, và có kết cấu hạt sỏi đan xen chặt chẽ.

Ngựa: Hơi cứng và trông thô hơn da bò, cực kỳ bền, nhìn chung bề mặt da mịn hơn và độ bóng cao, khó thấm nước.

Hươu: Da cực kỳ bền, có màu vàng hoặc cam đặc trưng, mặc dù đôi khi các nhà thiết kế sẽ nhuộm lại thành màu đen hoặc nâu.

Heo: Tương tự như bò, rất bền với một số kết cấu khác nhau.

Bò rừng: Cứng, dày với một kết cấu hạt lớn, có vết nứt da sâu rõ rệt.

HIẾM & ĐẮT

16 Kangaroo Croc Alligator

Trái sang phải: Kangaroo, cá sấu mõm ngắn (chú ý lỗ chân lông nhỏ) và cá sấu đầm lầy.

Kangaroo: Tương tự như da bò, nhưng mỏng hơn và cứng hơn nhiều. Hiện tại da kangaroo trên thị trường khá hiếm, nên áo khoác da kangaroo thường có giá cao hơn.

Cá sấu mõm ngắn/Cá sấu đầm lầy: Hai loại da này có nhiều điểm rất giống nhau, với các mẫu hình vuông lớn và hình chữ nhật. Da cá sấu mõm ngắn sẽ có các nang lông có thể nhìn thấy (các chấm nhỏ) trên mỗi ô, trong khi cá sấu đầm lầy thì không. Và chúng đề vô cùng đắt đỏ, một chiếc áo khoác thường bằng da cá sấu có giá gấp 20 lần hoặc hơn so với da bò hoặc da cừu.

DA VÔ DỤNG

Da giả: Chứa rất nhiều nhựa hóa học gây hại cho môi trường, vậy nên đừng mua loại da này.

DA CẬT, DA LỚP 2 VÀ DA QUA XỬ LÝ

17 Leather layers
Ảnh bởi Saddleback Leather.

Thường có rất nhiều nhầm lẫn và thông tin sai sự thật về da thuộc, đặc biệt là khi nói đến áo khoác da.

Người ta thường bảo bạn nên tránh mua những loại áo da “top grain” loại 2, mà hãy tìm mua da cật, bởi vì áo da “top grain” lớp 2 thực ra chỉ là loại da xấu đã qua xử lý thôi.

Họ chỉ nói đúng một phần.

Da cật (da lớp 1 tạo bề mặt) thường được nói đến là loại da tự nhiên chưa qua xử lý, vẫn còn giữ lại được kết cấu hạt da tự nhiên của động vật.

Những loại da này là đáng tiền hơn vì tấm da sẽ có những lỗ chân lông tự nhiên, làm cho nó trở nên thoáng khí hơn, thực sự mềm mại và êm ái chi chạm vào.

Nhược điểm nhỏ là những lớp da này thỉnh thoảng sẽ có những vết trầy xước tự nhiên, vết sẹo từ động vật. Đôi khi da cật cũng dày hơn loại da khác và có thể làm cho áo khoác ít thoải mái hơn.

Top Grain hay da lớp 2 là tấm da được tách ra từ các lớp dưới cùng. Lớp tách lớp dưới cùng (corium) là phần được dùng để làm ra da lộn. Tách hạt trên cùng từ lớp corium làm cho da mỏng hơn, tạo ra những chiếc áo khoác thoải mái hơn.

Da đã qua xử lý là da được chà nhám để loại bỏ những điểm không hoàn hảo, loại bỏ kết cấu hạt trên bề mặt da ban đầu, sau đó cho thêm hạt da động vật giả vào để lấp đầy bằng cách ép cơ học. Sau đó, tấm da này còn được xử lý dầu và thuốc nhuộm, để làm cho chúng hấp dẫn hơn. Kết quả là tấm da sẽ trở cực mịn, không còn sự chân thực khi sờ vào mà chỉ còn cảm giác rất giống nhựa.

Đây chính điểm mà hầu hết mọi người lẫn lộn.

Da đã qua xử lý luôn được làm từ phần da lớp 2 “top grain”, nhưng không phải mọi tấm da lớp 2 đều đã qua xử lý.

Thay vào đó, những tấm da lớp 2 chất lượng thường sẽ là lựa chọn đáng tiền. Thậm chí, các tấm da lớp 2 chất lượng cao còn được phủ thêm một lớp bảo vệ trên bề mặt để tạo dấu ấn riêng. Một trong những loại yêu thích của tôi là da cừu bọc sáp, bởi lớp sáp sẽ giảm bớt độ bóng của da cừu và mang lại sự mềm mịn trơn nhẵn hơn hẳn khi chạm vào.

Điều quan trọng nhất cần nhớ không phải là thứ hạng của loại da được sử dụng, mà là chất lượng thực tế của tấm áo khoác da mà bạn dự định mua.

Một chiếc áo da lớp 2 cũng có thể sang trọng và bền đẹp như áo khoác da cật. Một chiếc áo làm từ da cật có thể trở nên thô kệch hơn khi so sánh với da lớp 2, bởi độ dày của da cật lại cao hơn da lớp 2 đã được chăm chút tinh vi cẩn thận.

Ngoài ra còn phải chú ý đến kích thước. Nó có vừa không? Đường may thế nào, khóa kéo ra sao? Đó mới là những điều bạn nên quan tâm khi mua áo khoác da.

TÓM LẠI: BÍ KÍP MUA ÁO KHOÁC DA CỦA TÔI LÀ

1. HÃY TRÁNH XA NHỮNG LOẠI DA ĐÃ QUA XỬ LÝ QUÁ ĐÀ, TRÔNG NHƯ PLASTIC

Giá cả càng cao, chất da càng tốt.

Nếu chọn mua sản phẩm giá cao ngay từ đầu, bạn sẽ chỉ cần phải băn khoăn về việc lựa chọn áo da cật hay áo da lớp 2. Và cả hai loại này đều gần như tuyệt hảo mà không cần khiến bạn phải quá lăn tăn về chất lượng của chúng.

Hãy cảm nhận chất liệu da bằng cách chà và miết tay áo. Chà ngón tay của bạn lên bề mặt da. Da có mềm không, có một chút sần sùi không, hay một chút cảm giác nhờn? Bởi vì đó chính là những dấu hiệu của một sản phẩm da tốt. Nếu bạn cảm thấy quá trơn, quá mịn, cảm giác như nhựa dẻo, đó có thể là một chiếc áo khoác tồi.

2. CHẤT LƯỢNG THỰC SỰ NẰM TRONG TỪNG CHI TIẾT

Kiểm tra từng bộ phận của chiếc áo khoác sẽ giúp bạn xác định chất lượng của nó nhanh hơn. Mẹo của tôi đó chính là quan sát các chi tiết, vì nếu đã quyết định chọn mua một chiếc áo giá cao hơn, chất lượng da có thể sẽ không còn là vấn đề phải bàn cãi.

Kiểm tra khóa kéo, lớp lót, đường khâu. Nếu đó là dây khóa kéo kiểu RiRi hoặc một chiếc khóa kéo bản lề tốt, răng dài và kéo trơn tru thì gần như có thể chắc chắn đó là một chiếc áo tốt. Bởi vì nếu muốn giảm bớt giá thành cho chiếc áo, thứ đầu tiên họ thay đổi chính là khóa kéo

Bởi vì không nhà sản xuất nào muốn dùng khóa RiRi để sản xuất một chiếc áo rẻ tiền – nó cứ như cắt những lát nấm truffle thượng hạng để nhét vào một chiếc sandwich Subway. Mặc dù đôi khi có một số thương hiệu cao cấp vẫn dùng khóa kiểu YKK, tuy nhiên vẫn còn một số mẹo khác cho bạn để kiểm tra.

Kiểm tra lớp lót áo. Chiếc áo có hai loại lớp lót riêng biệt cho phần thân áo và phần tay áo không? Nếu có, thì đây chính là một chiếc áo bạn nên để mắt tới.

Cũng cần xem xem lớp lót này là lụa mịn hay chỉ là vải lót thô? Sự mịn màng của vải lót là dấu hiệu của áo tốt, nếu dùng lụa xấu hoặc vải lót tổng hợp, áo sẽ thô kệch hơn, sờ vào cảm giác khô và hơi “giòn”.

3. NGUYÊN TẮC CŨ: ÁO VỪA NGƯỜI

Bạn sẽ muốn mua chiếc áo khoác vừa vặn, nhưng không quá chật đến nỗi chân tay bạn tê cứng.

Như tôi đã nói, áo tốt sẽ vừa vặn với cơ thể bạn, cảm giác như khi bạn đeo một chiếc găng tay. Dĩ nhiên bạn sẽ không chọn đeo những chiếc găng quá chật và ôm sát. Với áo khoác cũng thế, áo cần vừa vặn nhưng cử động cánh tay của bạn phải thật dễ dàng không vướng víu.

Một chiếc áo da tốt gần như sẽ hòa làm một với cơ thể của bạn.

Khi chọn mua áo khoác da, hãy nhớ mặc outfit phù hợp để có thể sẵn sàng khoác thử và phối đồ ngay tại cửa hàng.

Tôi thường thích diện áo khoác da chung với sơ mi và áo phông, điều đó có nghĩa là chiếc áo da của tôi nên có tay áo rộng một chút.

Nếu bạn thích mặc áo khoác da với hoodie, khi đi mua áo đừng nên thử áo với áo phông trơn.

Sau khi kéo khóa, áo có chật hay không cũng là một vấn đề, nhưng nó không đáng bận tâm. Tôi thường không kéo khóa áo khoác, nên tôi có thể lựa chọn kiểu áo ôm dáng hơn một chút.

Nhìn chung, áo khoác có nách áo cao hơn thì mặc sẽ đẹp hơn. Nách áo càng rộng, thân áo sẽ càng thêm xộc xệch mỗi khi bạn cử động cánh tay. Nách áo vừa vặn sẽ khiến bạn dễ cử động mà mặc lên trông vẫn đẹp.

4. CÂN NHẮC VỀ MÀU SẮC

Nếu cần sự linh hoạt, màu đen và màu nâu là lựa chọn hàng đầu. Nếu bạn đang cần mua một chiếc áo khoác da để mặc cố định và thường xuyên, hãy tránh xa những chiếc áo khoác da màu, như đỏ mận, xanh quân đội và hay màu xám.

Khoác da màu đen hoặc nâu rất dễ phối đồ và có thể mặc gần như hàng ngày. Chọn một chiếc áo màu đỏ thì bạn sẽ phải không thể diện nó thường xuyên được đâu đấy!

5. HÃY TÔN TRỌNG MỨC GIÁ

Tôi không khuyên bạn nên phung phí tiền “chỉ để cho vẻ bề ngoài”.

Một chiếc áo Perfecto nhập khẩu của thương hiệu Schott, được làm bằng da cật 100%, sản xuất tại Mỹ – sẽ ngôn của bạn 750 đô la. Đồ hiệu sẽ vô cùng bền và có một đẳng cấp khác hẳn về chất lượng, và khi đi ra ngoài tôi mặc chiếc áo này thường xuyên hơn gấp 3 lần so với những chiếc áo khoác da khác.

Nếu bạn không muốn tốn quá nhiều tiền, tôi khuyên bạn nên thử tìm kiếm một chiếc áo Schott hoặc thương hiệu tương tự trên eBay, hoặc (theo gợi ý của riêng tôi) tại Grailed.

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

MẶC ĐI LÀM

Phong cách áo khoác của bạn phụ thuộc rất nhiều vào nơi bạn dự định sẽ mặc nó. Nếu công việc của bạn là nhân viên kinh doanh hay nhân viên hành chính, nơi bạn cần phải mặc sơ mi và vest, thì một chiếc áo khoác da là không phù hợp. Áo khoác da sẽ phù hợp hơn trong môi trường làm việc cởi mở.

MÔI TRƯỜNG CHUYÊN NGHIỆP

Nếu công việc của bạn cho phép bạn mặc quần áo thoải mái theo phong cách riêng, thì dòng áo bomber và racer sẽ là hai lựa chọn phù hợp nhất. Sự tối giản của dòng áo này sẽ giúp bạn trông chuyên nghiệp hơn, cũng như dễ dàng đứng lên ngồi xuống.

Nguyên tắc chín là: Một chiếc áo càng nhiều chi tiết thì càng không nên diện trong môi trường chuyên nghiệp.

MẶC THƯỜNG NGÀY

Nếu chỗ làm của bạn hoàn toàn thoải mái với mọi phong cách thời trang, bạn có thể dễ dàng lựa chọn áo khoác da theo sở thích.

Áo Perfecto / Rider là dòng đặc trưng nhất trong năm dòng áo khoác. Áo fencing, với thiết kế lộ dây kéo và nhấn phần ngực, về cơ bản là cũng là một dòng áo khoác có cá tính riêng. Chính vì thế nên tôi xếp 3 dòng áo khoác này vào nhóm có thể dùng để mặc thường ngày hoặc mặc ở ngoài công sở..

TRƯỚC KHI TỔNG KẾT, TÔI SẼ GỢI Ý MỘT SỐ KIỂU PHỐI ĐỒ

Mặc đi làm

19 Work Business

Shearling Trimmed Flight Jacket by Hugo BossMarled Cotton Sweater by J.CrewLudlow Slim Pant by J.CrewWhite Dress Shirt by Proper ClothBlack Oxfords by Johnston & Murphy.

Nếu bạn đến văn phòng và không muốn mặc suit nhàm chán, nhưng vẫn trông chuyên nghiệp – Vậy hãy trông thật “sang chảnh” với đồ da.

Đường viền màu đen trên áo khoác Hugo Boss mang lại cảm giác sang trọng hơn, tiết giảm được tính nổi loạn của áo khoác da, giúp nó trở thành sự lựa chọn hoàn hảo thay thế cho áo khoác thông thường.

Kết hợp nó với một chiếc áo sơ mi trắng gài nút cổ điển, quần tây màu than đen, cùng một đôi oxfords tinh tế, bạn trông nghiêm túc mà không cần phải dùng toàn màu đen.

MÔI TRƯỜNG CHUYÊN NGHIỆP

20 Work Casual

Café Racer Jacket by SchottChambray Shirt by J.CrewStretch Washed Chinos in Cape Verdes by BonobosKenton Leather Pacer Boots by J.Crew

Vải jeans denim và màu xanh quân đội luôn là một combo cổ điển, phù hợp với mọi chàng trai.

Bỏ qua đôi oxfords, bạn có thể chọn một đôi boots nhẹ chân hơn như Kenton Pacer Boot của J.Crew. Sự tương phản nổi bật trên đôi giày này không làm bật nên điểm nhấn “quân đội” của bộ outfit, mà còn mang đến cho vẻ ngoài của bạn thêm một màu sắc mà vẫn không quá lố.

TRANG PHỤC CUỐI TUẦN

21 Weekend Casual

Shearling Trimmed Leather Bomber by SchottMarled Cotton Sweater by J.CrewBlue Denim by BonobosWhite Supima Cotton T-Shirt by UniqloStan Smith Sneakers by Adidas.

Kết hợp giữa áo khoác da – áo phông – quần jeans thì lại đơn giản quá cho một ngày cuối tuần hứng khởi? Hãy khoác thêm một chiếc áo len xám mỏng nếu trời có chút lạnh nhé.

Mặc dù bạn vẫn có thể mang bốt với outfit này, tuy nhiên màu Jeans đậm sẽ thích hợp hơn nếu đi cùng giày sneaker trắng đơn giản, cổ điển.

Theo PETER NGUYEN

Source: https://effortlessgent.com/leather-jacket-buying-guide/?fbclid=IwAR3Kkfd1ezxUumgBxxz8L0Rs7qkR6mfpEXDCjWmpxQa2q7-T5pj4mMreJ-8

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here