Trong xã hội hiện đại văn minh như hiện nay, tình dục không còn là điều gì đó quá to tát và không có giới hạn nào kiềm hãm được nghệ thuật. Vậy, tình dục trong thời trang, tại sao không nhỉ?
Tình dục trong thời trang có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau như: Ý tưởng, các bộ trang phục, phong cách ăn mặc,..nhưng chung quy lại đều xuất phát từ nghệ thuật, việc cảm thụ cái đẹp của từng nhà thiết kế, sự sáng tạo của con người là vô hạn có thể đến từ bất kỳ sự vật, sự việc nào vô tình nảy ra trong đầu và tình dục, thứ gần gũi nhất với con người chúng ta cũng không là ngoại lệ.
Ranh giới giữa nghệ thuật và sự thô thiển, thiếu tôn trọng chỉ như một đường kẻ mà không phải ai, không phải nhà thiết kế nào cũng có thể làm được. Gần hơn là ranh giới giữa nghệ thuật gợi cảm trên từng centimet cơ thể, chất liệu vải vóc hay những thiết kế nổi bật và sự phản cảm trong ăn mặc rất khác nhau. Mọi người thường hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm: gợi cảm và phản cảm, vậy thế nào là nghệ thuật trong thời trang liên quan đến tình dục?
Mặt trời đang lặn trên những ngôi nhà di sản, nổi bật và vô trùng. Bình minh dần hiện bóng chiếu rọi vào những nhà thiết kế xuất chúng tạo nên những bộ trang phục mà không ai phải cũng dám mặc. Đó là ai? Chính là Alexander McQueen – gã hooligan trong giới thời trang và nhà thiết kế lập dị John Galliano. Cả hai đều là những cái tên khét tiếng thời kỳ trước đem những chủ đề liên quan đến tình dục vào trong thời trang một cách đầy nghệ thuật.
Mỗi bộ sưu tập là một câu chuyện phía sau của nhà thiết kế, không đơn giản mà họ lại thêm những yếu tố không liên quan lên những trang phục của họ. Trong bộ sưu tập Thu-Đông 1995 “Highland Rape” của mình, Alexander McQueen đã sử dụng hình ảnh hi-ếp dâ-m thông qua các trang phục rách tả tơi để lộ ngực của người mẫu trên sàn diễn nhằm ám chỉ việc bắt cóc, hiếp dâm, tống tiền ở Scotland.
Hay trong bộ sưu tập Thu-Đông 1997 của John Galliano, ông sử dụng hai chủ đề hoàn toàn trái ngược nhau là hình ảnh của nữ hoàng Cleopatra và cặp đôi Sid & Nancy với những hình xăm, gợi dục qua các trang phục. Tạp chí Vogue năm ấy đã phải thốt lên rằng: “Thật quái lạ, tại sao lại làm ra những bộ trang phục mà không ai có thể mặc được?” và John Galliano đã từ tốn trả lời rằng: “Ý tưởng nghệ thuật tốt nhất nên được sinh ra từ hai chiều hướng đối lập nhau”.
Tiếp theo, khi nhắc đến các chiếc áo Graphic Print Tee liên quan đến tình dục không thể nhắc đến nhà thiết kế Vivienne Westwood và người tình của bà – Malcolm McLaren. Cả hai đều là những người dẫn đầu xu hướng cho phong trào Punk diễn ra mạnh mẽ vào cuối những năm 1960 và giữa những năm 1970. Những chiếc áo Seditionaries được thiết kế lại từ bản vẽ của Paul Krassner thể hiện sự điên cuồng của phong trào Punk vào thời điểm ấy qua các vấn đề trong xã hội như tình dục, bạo lực và ma tuý.
Những chiếc áo này cũng gây ra khá nhiều tranh cãi khi nó tác động mạnh mẽ vào tư tưởng tới bộ phận giới trẻ trên khắp nước Anh, đỉnh điểm của sự việc chỉ dừng sau cái chết của Nancy Spungen mà hung thủ gây ra lại chính là Sid Vicious, một thành viên của ban nhạc Sex Pistols và là người tình của cô.
Sau sự việc này, mọi người đều suy ngẫm đến mặt tối và hậu quả nguy hiểm khi lạm dụng điều này quá mức. Nhưng có một điều ta không thể phủ nhận rằng sức ảnh hưởng của phong trào Punk là vô cùng mạnh mẽ cho đến tận ngày hôm nay cả về tinh thần lẫn phong cách thời trang mà phong trào này mang lại. Vivienne Westwood và Malcolm McLaren còn là những người đầu tiên kết hợp Bondage, một yếu tố thuộc BDSM những sản phẩm của họ tạo nên tiếng vang lớn trong giới thời trang.
Lùi xa hơn về quá khứ, trước năm 1920 phụ nữ thường mặc những trang phục kín đáo dài gần chạm đất, vòng eo được siết chặt bằng thắt lưng và đeo bao tay được mang tên “Gibson Girl” được xem là chuẩn mực của cái đẹp trong thời kỳ Victoria, hướng đến khuôn mẫu mang nặng về nền tảng đạo đức.
Nhưng từ những 1920 trở về sau, một xu hướng thời trang có tên gọi là “Flapper Girl” xuất hiện khi tu chính án thứ 19 thông qua đạo luật nữ quyền bình đẳng: bình đẳng bình quyền, không phân biệt nam hay nữ. Flapper Girl nói về những cô gái có phong cách thời trang phóng túng, suy nghĩ hiện đại và không muốn bị ràng buộc bởi bất kỳ chuẩn mực đạo đức hay lối sống bảo thủ nào.
Đây cũng chính là nguyên nhân cho sự ra đời của những chiếc váy ngắn, những đôi cao gót mà chúng sử dụng hiện nay hay nói đúng hơn Flapper Girl chính là biểu tượng tự do của nữ giới. Nhưng có sự thật ít ai biết rằng để đổi lấy sự tự do ấy cho nữ giới, những cô nàng Flapper thời điểm đó đã bị hiếp dâm và hành hung về tình dục dã man bởi những trang phục mà họ mặc có phần phóng khoáng, để lộ nhiều phần cơ thể.
Martin Margiela, nhà thiết kế vĩ đại có sức ảnh hưởng trong giới thời trang từng thiết kế những trang phục mang thiên hướng gợi cảm, tôn vinh vẻ đẹp cơ thể của người phụ nữ bằng những đường cắt may để lộ ra vòng eo đầy quyến rũ trong bộ sưu tập Xuân-Hè 1990 và kỹ thuật sử dụng chất liệu trong Thu-Đông 1995. Đây là dẫn chứng rõ ràng và cụ thể nhất cho quan điểm gợi cảm chứ không hề phản cảm mà mọi người hay nhầm lẫn.
Maison Martin Margiela S/S 1990
Hiện tại, chúng ta đã sống trong thời đại của sự văn minh tiến bộ nhưng đâu đó vẫn còn một số định kiến không tốt xoay quanh vấn đề ăn mặc. Lằn ranh giữa gợi cảm và phản chỉ là một sự tơ nhỏ mong manh. Thật sự, xác định một sự vật được xem là gợi cảm hay phản cảm, ta cần một đầu óc rộng mở cùng tư duy thẩm mỹ cao để nhận định xem sự vật ấy có mang trong nó nét đẹp hay tính nghệ thuật nào hay không. Nếu ta cố tình đưa yếu tố tình dục vào thời trang mà trong nó không tôn tại ý nghĩa, cái đẹp tiềm ẩn hay hàm ý nào cả – đó đơn thuần chỉ là trò phản cảm lố lăng, lợi dụng yếu tố ấy để thu hút sự chú ý.
Gợi cảm hay phản cảm? Đừng cố hiểu, hãy cảm nhận và hãy tự tin thể hiện bản thân mình, đừng nhầm lẫn giữa gợi cảm và phản cảm!