Say, mê một lối sống và phong cách của Trịnh Công Sơn

0

Người ta biết nhiều về Trịnh Công Sơn qua cái cách mà người nghệ sĩ này viết nên những câu hát để đời. Thế mà, ít ai lại bỏ công ra tìm hiểu về thói quen sành rượu và sành thuốc lá, về cách sống thị dân, và gu thời trang luôn nhất quán. Điều ấy cũng đặc biệt như cái cách mà danh phận này đã mang đến cho nền nghệ thuật Việt Nam, không chỉ âm nhạc, nghệ thuật, mà còn cách yêu, vốn sống, phong cách và một nét văn hoá rất Trịnh.

Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo…” Ấy thế mà, tên hát rong ấy đã viết nên cả một lối sống, một tư tưởng mà bất kỳ con dân Việt Nam nào cũng đều dễ dàng nhớ đến, nhớ như Biển Nhớ, như Tuổi Đá Buồn, hay Hạ Trắng. Di sản của Trịnh Công Sơn không chỉ là âm nhạc, mà người ta còn thấy trong đó là phong cách, là vẻ đẹp, là chất riêng của một lối sống.

cau-noi-hay-cua-co-nhac-si-trinh-cong-son-voh

Dưới ký ức của những người từng gặp, Trịnh Công Sơn bao giờ cũng đi cùng quần kaki màu nhạt, áo sơ mi cổ mềm in hoa hoặc màu xanh lá đậm . Sở dĩ, đó chính là màu ưa thích của người nghệ sĩ họ Trịnh. Áo thì dài tay xắn lửng và giày luôn là da lộn. Lối ăn mặc ấy, tưởng là dễ theo, nhưng thật ra lại rất kén người và để Trịnh Công Sơn đã tạo nên một thứ phong cách trang phục rất đặc trưng ấy thì phải thật sự hào sảng và tinh tế.

Ba lô da khoác một bên vai, vải áo bằng chất liệu gì (toan, vải gai, nỉ sọc, kaki) phải đi với quần nào, màu gì, dày mỏng dài ngắn ống rộng hẹp ra sao, giày màu gì, quần áo thì bộ nào phải ra bộ nấy chuẩn chỉnh từng chi tiết. Lối ăn mặc của người sành, đúng chất Trịnh thì phải cách ly với đám đông, làm mình chìm đi nhưng chính vì ấy mới tạo nên một nét riêng quá chừng. Ăn mặc như thế thì người ta nhìn vào phải ngắm kỹ, để ý kỹ mới nhận ra sự tinh tế, nét cổ điển nhưng điềm đạm của tính cách mà toát ra từ trang phục và phong cách ăn mặc.

Trịnh Công Sơn là một tên tuổi lớn trong nền âm nhạc của Việt Nam, người đã gây được sự chú ý và khiến cộng đồng quốc tế quan tâm. Báo chí thế giới đã xuất bản nhiều bài viết về cố nhạc sĩ tài hoa này cùng vị trí đặc biệt của ông trong nền âm nhạc Việt.
Ít ai ngờ được cố nhạc sĩ từng có thời gian đóng chính cho một bộ phim.

Đi cùng bức chân dung của Trịnh Công Sơn lúc nào cũng là cặp kính tròn với gọng đồi mồi. Nghe nói, đó là đồi mồi thật gia công bằng tay, không phải thứ nhựa giả đồi mồi các hiệu kính bây giờ làm. Bấy nhiêu đó thôi cũng tạo nên những đường nét rất riêng mà hễ nhắc đến cái tên ấy thì người ta phải mường tượng cho được từng ấy đường nét, khuôn mặt.

 pho trong ca tu trinh cong son hinh anh 1
Trịnh Công Sơn - nhạc Trịnh Công Sơn - Zing MP3
Cùng với Phạm Duy và Văn Cao, Trịnh Công Sơn được coi là một trong ba cây đại thụ của nền âm nhạc hiện đại.

Trịnh Công Sơn là một người sành rượu và sành thuốc lá, cái kiểu sành không dành cho dân nghiện, nhưng là kiểu người ta có thể cảm nhận được cái chất thị dân của ông. Nghe nói rằng, ông có thể uống rượu cả ngày, nhưng uống từng chút một, không bao giờ say mà rất tỉnh táo, như bất kỳ người nào thích “chill” dưới tiếng nhạc với ly rượu rót phần ba ly trong tay. Trong nhà Trịnh Công Sơn lúc nào cũng để trên bàn 4, 5 chai rượu, phần nhiều để tiếp đãi bạn bè. Thế nhưng, khi uống với bạn bè thì phải uống từ từ, không “zô” 100% mà cũng không ép buộc nâng ly, ai uống được bao nhiêu rót bấy nhiêu. Cứ thấy vơi là ông lại nhấc máy lên gọi đến hàng rượu của cô Thúy ở chợ Tân Định “Thúy, em mang cho anh một chai”. Nghe như vậy cô ấy biết ngay phải mang loại rượu nào, đến đâu.

Sau khi phải ra vô Chợ Rẫy 2,3 lần vì đau khớp, tiểu đường và bệnh gan ở những năm trước khi mất. Bác sĩ buộc Trịnh Công Sơn phải bỏ một trong hai thứ hoặc rượu hoặc thuốc lá. Ông lại chọn từ bỏ thuốc vì rằng “thuốc thì có thể hút một mình chứ rượu thì không thể thiếu bạn”. Tới những khoảnh khắc sắp “in dấu chân địa đàng” mà Trịnh Công Sơn “thèm một điếu thuốc…” nhưng chẳng biết còn lấy hơi đâu để hút.

Harper's Bazaar_Phim Em Và Trịnh_05
Ảnh: Bối cảnh phim “Em Và Trịnh” (Harper’s Bazaar)

Người ta hay nói rượu và thuốc lá là hai thứ độc hại, thế nhưng đối với những người luôn ngày đêm mơ mộng với thế giới nghệ thuật thì những ngụm rượu hay từng tiếng rít thuốc mới có thể níu giữ những khoảng khắc nghệ sĩ ấy. Còn nữa, cách mà Trịnh Công Sơn thưởng ngoạn cả rượu và cả thuốc lá chẳng giống gì kẻ nghiện, vì chẳng vồ vập, chẳng hối hả, chẳng đắng cay, mà ông đang tựa vào rượu và thuốc lá để đi vào thế giới âm nhạc, văn thơ nhưng lại vô tình thể hiện một người nghệ sĩ sành chơi đúng chất thị dân.

Có thể thấy, người trẻ đang dùng nghệ thuật để lan toả nghệ thuật của chính ông, thế mà, người ta lại thưởng thức di sản của Trịnh Công Sơn qua phong cách, lối sống mà có lẽ sẽ luôn len lỏi đâu đó trong hơi thở của người dân đất Việt, một văn hoá mang tên Trịnh.

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here