Nếu bạn yêu thời trang – đừng sử dụng đồ Fake!

0

Thời trang là một ngành công nghiệp và nghệ thuật tôn vinh chất xám và các thiết kế; nếu bạn thật sự yêu thời trang, hãy ngưng sử dụng đồ fake!

Trong giới thời trang, việc sản xuất hàng giả/hàng nhái vẫn tràn lan và xảy ra thường xuyên như “cơm bữa”. Không quá khó để tìm thấy một món đồ fake bày bán khắp nơi trên thị trường từ đời sống đến các trang mạng xã hội. Phần đông người dùng đồ fake có nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau. Tuy nhiên, đáng trách nhất vẫn là những người tự nhận bản thân yêu thời trang vẫn sử dụng hàng giả.

Gucci, một trong những thương hiệu thời trang có số lượng sản phẩm nhái lớn nhất quyết định cho ra mắt mẫu túi xách mang tính mỉa mai trong bộ sưu tập Thu Đông 2020

Tác hại của đồ fake đến thị trường thời trang

Trước tiên, ta cần phải hiểu rõ tác động tiêu cực của giả đang ảnh hưởng đến thị trường thời trang như thế nào. Vì chỉ khi hiểu rõ tác hại của nó, bạn sẽ thấy điều đó trái ngược với lời tự nhận  “yêu thời trang” của bản thân như thế nào.

Ảnh hưởng đến doanh thu và giá trị của thương hiệu thời trang

Khi mua một món đồ fake, người tiêu dùng đang gián tiếp “phá hoại” một thương hiệu. Nói cách khác, họ đang tiếp tay và ủng hộ gián tiếp cho các bên kinh doanh đồ giả sử dụng chất xám nguyên bản của người khác dù cho vô tình hay cố ý.Việc làm trên không chỉ chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến giá trị của thương hiệu mà việc còn ảnh hưởng đến cả những nhà thiết kế đã dày công tạo ra sản phẩm. Hơn cả thế, điều đó còn ảnh hưởng chủ doanh nghiệp đã mất nhiều công sức, tiền bạc để sản xuất và quảng bá. 

Trong một năm, NTK nói riêng và thương hiệu nói chung phải cho ra ít nhất 2 BST chính (Xuân/Hè và Thu/Đông) chưa kể đến các BST phụ (Collab, Capsule, Đầu Mùa, Resort…). Thiết kế và sản xuất nên chúng là một chuyện; quảng bá để chúng tiếp cận đến khách hàng là một quá trình đòi hỏi nhiều công sức khác. Thế nhưng, các xưởng sản xuất hay tay buôn đồ giả không mất quá nhiều công sức để làm những việc trên. Họ chỉ chực chờ thị trường đang cần sản phẩm nào rồi làm giả chúng – không tốn chất xám thiết kế, không tốn chi phí sản xuất hay marketing. Đó chính là một đòn ảnh hưởng nặng nề giáng lên công sức hay chất xám của những người đang làm thời trang chân chính.

Một đôi Travis Scott x SB Dunk hàng giả được sản xuất tinh vi

Điển hình như sự điêu đứng của Burberry tại thị trường Trung Quốc đã chịu nhiều tổn thất nặng nề: giảm doanh thu, mất đi vị thế, bị tẩy chay, đóng cửa hàng chục store,… Tất cả là do sự ảnh hưởng khủng khiếp từ việc sản xuất hàng nhái tràn lan.

Việc bị cả thế giới làm nhái họa tiết kinh điển đã ảnh hưởng khủng khiếp đến sự phát triển của Burberry, điều mà ngay chính thương hiệu cũng không thể tưởng tượng nổi. Từ một biểu tượng kinh điển của văn hóa Anh quốc, họa tiết của Burberry xuất hiện nhan nhản tại các khu chợ đầu mối, khu chợ đêm,… với mức giá rẻ giật mình. Năm 2017, giá trị sản phẩm Burberry tiêu hủy là 35 triệu USD và năm 2016 là 24,4 triệu USD. Theo báo cáo thường niên của Burberry, trong vòng 5 năm kể từ 2013 đến 2018, hãng đã tiêu hủy tới gần 117 triệu USD hàng tồn để bảo vệ giá trị thương hiệu của mình. Đã từng có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh cũng ước tính, vấn nạn hàng nhái gây tổn thất cho các nhà mốt thế giới 600 tỷ đô la mỗi năm và con số này vẫn tiếp tục tăng lên trong tương lai. 

Ở phương diện khác, các món đồ giả này tuy giúp Burberry phổ biến rộng rãi họa tiết đặc trưng của họ đến nhiều người hơn. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng tiêu cực đến họ là điều không thể phủ nhận.

Kẻ caro đen-trắng-đỏ-camel, họa tiết kinh điển của nhà mốt nước Anh

Ảnh hưởng xấu đến môi trường với những con số đáng báo động

Theo số liệu thống kê, thời trang nhanh – trong đó có việc sản xuất đồ fake hàng loạt thải ra không khí khoảng 1.2 tỉ tấn CO2 mỗi năm và con số này ngày càng tăng lên. Toàn thế giới đang tiêu thụ số lượng áo quần tăng 400% so với hai thập kỷ trước. Lượng khí thải cacbon của ngành thời trang chiếm 10% lượng khí thải cacbon tính chung cho các ngành còn lại. Cần đến 2.700 lít nước để sản xuất một chiếc áo thun và 7.000 lít nước để tạo ra một chiếc quần jeans. Ngành công nghiệp thời trang sử dụng tới 93 tỉ mét khối nước trong một năm. Và áo quần mất rất lâu để có thể phân hủy được.Những con số trên chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta. Môi trường sống đang bị bào mòn bởi lối sống sử dụng sản phẩm chất lượng thấp, giá rẻ dùng được vài lần.

Sự thật rằng việc sản xuất quần áo chính hãng cũng gây tác động không nhỏ đến môi trường. Tuy nhiên, việc sản xuất đồ giả càng khiến mọi chuyện trở nên trầm trọng hơn. Mặt khác, cả chính các thương hiệu thời trang giờ đây cũng đã đưa ra nhiều biện pháp để sản xuất trang phục theo hướng thân thiện môi trường (Sustainable Fashion) như adidas tái sử dụng chai nhựa để làm thân giày hay nhà mốt các mốt nói không với lông thú thật… Còn các xưởng đồ giả khi sản xuất sản phẩm, họ có đi theo việc bảo môi trường không vẫn là một câu hỏi lớn.

đồ fake
 Gucci chuyển sang sử dụng nhựa và kim loại tái chế cho các thiết kế phụ kiện và trang sức của mình.

  Vì vậy, đã đam mê thời trang hãy nói không với hàng giả

NTK Đỗ Long từng nói rằng “Làm thời trang cực kỳ tuyệt đối cấm kỵ dùng đồ fake”. Quả thật, nhận định của nhà thiết kế này không sai. Tại các sự kiện, một quy luật bất thành văn đối với những người nổi tiếng đó là tuyệt đối không được mặc đồ giả trên thảm đỏ. Trước một sự kiện với rất nhiều bên báo chí và truyền thông, việc người nổi tiếng sử dụng đồ fake như một lời gián tiếp ủng hộ và quảng bá các sản phẩm giả dù họ vô tình hay cố ý. 

@tiktokentvn

Lần đầu đi thảm đỏ, cô gái ngơ người vì bị hỏi xài hàng fake hay real! #FashUP2022byTikTok #LetsFashUP #TikTokShowHay #TVShowHay

♬ nhạc nền – TikTok The Show – TikTok The Show

Lời nhận định của Đỗ Long không chỉ đúng với những người nổi tiếng khi xuất hiện trên thảm đỏ mà còn đúng với những ai yêu thời trang và làm thời trang. Thời trang là nơi đề cao thẩm mỹ và nghệ thuật mà ở đó chất xám cùng sự sáng tạo là những thứ được đặt lên hàng đầu. Do đó, tôn vinh và tôn trọng chúng luôn là quy luật bắt buộc. Khi bạn yêu hay làm thời trang, tức là bạn chọn sống và để nó trở thành một phần của cuộc sống. Thế thì việc sử dụng đồ giả chẳng khác nào bạn đang làm trái lại quy luật và tình yêu dành cho thời trang.

Nữ doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên cũng từng nói rằng: “Không ai đánh giá bạn khi bạn không hề có một món đồ hiệu nào trên người… Hãy thận trọng và tránh xa hàng nhái, hàng giả. Đeo, mặc nó vào người sẽ làm bạn nghèo đi về nhân cách và lòng tự trọng.”

đồ fake
Nữ doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên và chồng Jonnathan Hạnh Nguyễn

Không hoàn toàn đáng trách khi một cá nhân bất kỳ chi tiền mua đồ fake nếu họ không quan tâm đến thời trang hoặc không biết về chúng hoặc vì vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, nếu đã tự nhận bản thân yêu thời trang mà vẫn sử dụng chúng thì thật sự đáng trách. Điều mà bất kỳ ai yêu thời trang hay làm thời trang đều cần phải biết chính là các món hàng hiệu có giá trị không chỉ nằm ở chất liệu hay kiểu dáng, mà còn bởi thương hiệu cao cấp và chất xám, kỹ thuật đỉnh cao đến từ những nghệ nhân hàng đầu. Sử dụng hàng giả  không chỉ là sự xúc phạm đến ngành công nghiệp đã được nâng tâm lên thành nghệ thuật này, mà còn là một cách tiêu thụ đồ ăn cắp chất xám, đồ vi phạm pháp luật. Và điều quan trọng nhất, ở nhiều nước, buôn bán hay sử dụng hàng fake đã được coi là những hành động phạm pháp.

đồ fake
Một biển báo kêu gọi nói không với hàng giả được đặt tại Pháp

Sự thật đáng ngạc nhiên rằng món đồ fake cũng không hẳn là rẻ, thậm chí còn cao hơn các sản phẩm của các hãng khác. Cùng một số tiền, thay vì bỏ ra mua hàng fake sao ta không mua một món hàng chính hãng khác, xung quanh chúng ta không thiếu gì các hãng giá ổn áp và cũng chất lượng. Bỏ công sức ra tìm kiếm chúng ta vẫn sẽ kiếm được nhiều brand lớn mà kinh tế bỏ ra không hề nhiều như chúng ta vẫn tưởng. Vậy nên dù thế nào đi nữa, chỉ cần bỏ chút công sức tìm kiếm, dù kinh tế như nào vẫn sẽ có những mặt hàng chính hãng và xịn dành cho chúng ta.

đồ fake

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here