Một số tips phân biệt Air Force 1 Low Para noise G-Dragon 2.0 Real và Fake

0
Real và Fake nhìn từ mặt bên.

Vừa được ra mắt chính thức vào ngày 25/11/2020, phiên bản thứ 2 giữa ca sĩ G-Dragon và Air Force 1 vẫn đang rất được săn đón trên toàn thế giới. Mặc dù chỉ vừa mới mở bán trên website chính thức của hãng cách đây 1 tuần hơn nhưng đã có một số lượng lớn AF1 PMO 2.0 xuất hiện và được bán tại thị trường Việt Nam từ khá lâu. Street Vibe cũng đã lượm lặt được những hình ảnh phân biệt cơ bản giữa hàng chính hãng và hàng giả, hi vọng có thể giúp các bạn tham khảo cũng như có thể tự kiểm tra giày của mình nếu bạn đã sở hữu em nó.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 128836707_294493765258466_3495710939915932926_n-1024x954.jpg
Tem giày, dấu Nike trên hộp và nhãn hộp

Hầu như không có khác biệt ở phần tem giày, đây là điều dễ hiểu khi những năm gần đây tem giày của hàng giả đã được fix lỗi rất nhiều. Dấu Nike trên hộp giày ở hàng chính hãng trông sắc nét hơn, độ bóng và độ nổi của chữ cũng ít hơn so với hàng giả. Về phần nhãn hộp, font chữ và độ đậm của hàng giả to và đậm hơn hàng chính hãng một ít nhưng phải để kế nhau thì mới dễ dàng phân biệt được, còn lại bố cục, khoảng cách và chất liệu đều rất giống và hài hòa.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 128997420_2161370053994712_3332331913843033292_n-1024x963.jpg
2 mặt bên của hộp giày.

Bố cục và chi tiết giữa hàng chính hãng và hàng giả có thể nói giống đến hơn 90%. Khác biệt đáng kể nhất chính là chất lượng in và diễn đạt màu sắc. Ở bên trái hàng chính hãng nhìn trông rất chi tiết và sống động, còn bên phải ở hàng giả cảm giác bị ám mờ một lớp xám khói nhẹ, cũng như các chi tiết không sắc sảo bằng.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 128921571_437579773942397_634215658809314399_n-1024x991.jpg
Dùng tia UV soi lên giày từ mặt bên.

Từ hình này ta có thể khẳng định rằng giày giả đã làm được chất liệu rất giống so với hàng chính hãng. Được biết một số xưởng làm hàng giả từ nước bạn còn khẳng định 100% nguyên liệu giống với hàng chính hãng kể cả chỉ may. Phần chỉ may đế, cổ giày và lưỡi cả 2 hoàn toàn nổi lên dưới tia UV, thậm chí ở hàng giả thậm chí có phần còn nhỉnh hơn.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 128998902_380724473159346_8160496702885012803_n-1024x1014.jpg
Khác biệt lớn giữa 2 đế giày.

Toàn bộ đế giày của hàng chính hãng được chăm chút kĩ lưỡng hơn, phủ nhiều sơn đen hơn trông rất tự nhiên và bắt mắt so với hàng giả. Dấu Nike Swoosh dưới đế của hàng thật cũng được phủ đen, còn hàng giả thì không. Chi tiết ở hàng chính hãng sắc nét hơn đặc biệt là chữ N,K và logo R.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 128818526_394369585237845_3284478746728046783_n-1024x956.jpg
Gót giày nhìn từ trên, đầu dây giày, lưỡi gà và nút phụ kiện.

Gót giày chính hãng nhìn từ trên trông thon gọn hơn một tí, nhưng không thể nói hàng giả làm xấu được, một chín một mười rất khó phân biệt. Đầu dây giày màu sắc và font chữ rất giống nhau, nhưng việc chữ E ở đầu dây giày của hàng giả bị thấp, không được căn giữa chính một điểm mà chúng ta cần lưu ý khi kiểm tra giày. Ở phần thêu hoa cúc trên lưỡi gà, các cánh hoa được làm thon gọn hơn ở hàng chính hãng, đặc biệt là cánh hoa bên dưới ở phần khuyết. Phần mũi giày riêng cá nhân người viết bài đánh giá cả hãng chính hãng và hàng giả làm chưa hoàn hảo, lỗ thoát khí ở hàng giả to hơn một tí. Phụ kiện đi kèm là 2 nút giày cũng có khác biệt ở nút đỏ là logo của PMO khi đường đen của hàng chính hãng làm đậm hơn, màu đỏ cũng sẫm màu hơn còn nút hoa cúc thì rất khó để phân biệt.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 128831211_208897330761342_2791497999766072270_n-1024x958.jpg
Gót giày hàng chính hãng và hàng giả.

Phần trên của gót giày cả 2 đều được làm ngang, nhưng mép vải của hàng giả dày hơn của hàng chính hãng một ít khi nhìn từ sau. Chất liệu tumbled leather không có điểm khác biệt. Chữ Nike Air và dấu Swoosh thêu của hàng giả không thể nào sắc nét được bằng hàng chính hãng, tuy nhiên chữ R của hàng chính hãng trong hình làm khá xấu có thể là do lỗi nhà máy. Phần bo ở gót cũng làm không đều gây mất thẩm mỹ, điều thường thấy ở các mẫu AF1 fake. Phần da chạy dọc xuống đế giày ở hàng chính hãng được làm mỏng hơn. Cuối cùng là phần vệt sơn màu đen ở hàng chính hãng được sơn nhạt hơn và có độ thưa chứ không sơn bản dày như của hàng giả.

Đó là tất cả những điểm khác biệt cơ bản mà Street Vibe lượm lặt được, rất tiếc một số chi tiết đáng giá khác như lót giày, insole chưa được so sánh nhưng với những điểm trên hi vọng có thể giúp các bạn tự tin hơn khi sắm cho mình một đôi AF1 PMO 2.0. Giá trung bình của PMO 2.0 hiện đang khoảng 500$ chưa tính các loại phí, còn giá “chợ đen” thì đã hạ nhiệt xuống còn từ 9-11 triệu. Các bạn có bất kì ý kiến đóng góp nào cho tips phân biệt hàng chính hãng và hàng giả cho phiên bản giày tróc sơn độc đáo của chàng ca sĩ G-Dragon này, hãy để lại bình luận bên dưới để chúng mình biết nhé.

Nguồn:Sưu tầm

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here