Louis Vuitton X Nike AF1 không phải là bản collab, mà chỉ là Bootleg chính hãng !

0

Thật ngạc nhiên khi Louis Vuitton x Nike AF1 chỉ là những sản phẩm nhằm tôn vinh văn hoá bootleg thay vì một bản collab như chúng ta vẫn nghĩ.

Virgil Abloh đang là thế lực cực lớn trong ngành thời trang nói chung và sneaker nói riêng. Hơn 100 mẫu Louis Vuitton x Nike AF1 gồm nhiều màu sắc và hình dáng vừa được trình làng mới đây đã làm tốn không ít giấy mực của các tạp chí. Và chúng là thứ được người ta nhắc đến nhiều nhất, thậm chí còn được nhắc đến nhiều hơn cả chính sự kiện của Louis Vuitton.

Bộ sưu tập mới gây được nhiều tiếng vang chưa từng có trong tiền lệ, nhiều người hi vọng về một viễn cảnh Louis Vuitton x Nike sẽ thống trị và thay đổi cuộc chơi, giống như cái cách mà Air Jordan 1 x Dior đã làm trước đây. Nhưng tiếc rằng LV x Air Force 1 thực sự chỉ là một bước phát triển mới nhất trong di sản của bootleg sneaker.

Bộ sưu tập năm nay giới thiệu một loạt Nike Air Force 1, tất cả đều được sản xuất tại Ý, từ nhiều chất liệu khác nhau của nhà LV. Nhưng tất cả các mẫu giày đều có điểm chung chung là chúng được sản xuất dưới bàn tay và óc sáng tạo của Virgil.

Đặc biệt trong bộ sưu tập này, phải nhắc đến những đôi AF1 LV được làm từ chất liệu canvas thêu chìm họa tiết monogram. Họa tiết monogram thì không còn gì để bàn cãi, một biểu tượng trường tồn của LV mỗi khi ta nhắc đến. Nhưng cái cách mà Virgil kết hợp nó với AF1 quả thật rất xuất sắc, đó chính là lồng ghép những màu tương phản với nhau trên nền họa tiết monogram.

Một chiếc áo Gucci bootleg của Dapper Dan làm cho Jay-Z

Thiết kế có sẵn của AF1 kết hợp với màu sắc của Virgil gợi ta nhớ đến những phối màu AF1 cũ cách đây hàng chục năm. Việc custom những họa tiết hoặc chất liệu đình đám của các thương hiệu các thương hiệu lại với nhau không phải mới được áp dụng gần đây. Thực tế, đó là một thói quen đã xuất hiện từ vài thập kỷ trước.

Chiếc áo vest bootleg họa tiết monogram của Louis Vuitton trên người rapper Nelly

Ví dụ đầu tiên về những đôi Nike Air Force 1 được custom như trên, đặc biệt là sản phẩm của các thương hiệu sang trọng có thể bắt nguồn từ tác phẩm đi đầu của Dapper Dan vào những năm 80 và 90 thế kỷ trước. Như một lẽ tất yếu, các món đồ của Dapper Dan còn “đỉnh” hơn những đôi AF1 nhiều, khi anh ấy kết hợp được các sản phẩm của các thương hiệu thời trang cao cấp thành sản phẩm thời trang đường phố phù hợp với thị hiếu của khách hàng hơn chính sản phẩm gốc của các hãng thời trang đó.

Những việc làm của Dan cuối cùng cũng được hãng Gucci công nhận vào năm 2018, nhiều thập kỷ sau khi họ kiện Dan vào những năm 80 và buộc anh phải đóng cửa một phần hoạt động.

Vào đầu những năm 2000, Raif Adelberg đã tạo nên tên tuổi của mình bằng cách cắt bỏ những chiếc túi Louis Vuitton và cắt thành hình dấu Swoosh để thay lên những đôi AF1 Trắng nguyên bản. Adelberg ban đầu đã bán những bản custom này tại cửa hàng Twenty4 ở Vancouver với giá $300 USD vào thời điểm đó, trước khi gửi chúng cho Eddie Cruz và Mary Ann Fusco ở New York, để bán tại cửa hàng UNION (hiện đã đóng cửa). Và họ bán sạch toàn bộ.

Vấn đề ở đây, những đôi Air Force 1 bootleg này không phải mới và càng không phải là bản nguyên gốc, nhưng chúng đã ăn sâu vào văn hóa giày thể thao.

Virgil Abloh có lẽ đã quá nổi tiếng với công thức 3% của mình, đồng thời cũng gặt hái được những thành công để đời từ công thức này. Nhưng cũng chính vì nó mà Abloh đã vướng vào không ít tranh cãi, nhiều lần bị buộc tội vì mượn tác phẩm của nghệ sĩ khác hoặc làm lại các thiết kế hiện có mà chỉ thay đổi 3% theo phương châm mà anh đề ra.

Điều quan trọng cần lưu ý là phương pháp của Abloh được ghi chép đầy đủ và mặc dù công việc của anh ấy đôi khi có những nguồn cảm hứng rõ ràng, nhưng nó không bao giờ là một bản sao hoàn chỉnh mà là một sự phát triển của một ý tưởng.

Vậy nếu Louis Vuitton x Nike Air Force 1 không phải là một bản collab chính thức, câu hỏi được đặt ra là chúng nằm đâu trong khái niệm mơ hồ của bootleg? Một nước đi thiên tài? Hay một cách biến tấu đã có sẵn từ lâu nay được áp dụng lại?

May thay cộng đồng lại rất thích thú và ủng hộ BST lần này. Các sneakerhead trên Instagram nhận ra những điểm tương đồng với tác phẩm trước đây nhưng họ đang chọn cách chấp nhận và tôn trọng nó, xem LV x Nike Air Force 1 là sự phát triển cần thiết của cộng đồng.

Theo sau Prada x adidas, Jordan Brand x Dior và Maison Margiela x Reebok, việc LV sẽ hợp tác với Nike trong tương lai chỉ là vấn đề về thời gian. Việc tung ra những mẫu bootleg lần này của LV đã cho thấy được xu hướng mới của nền văn hóa sát mặt đất, và cộng đồng cũng dễ dàng chấp nhận nó.

Cũng có nhận định cho rằng Virgil đã “tận dụng” sự sáng tạo và thành quả của những người đi trước (ở đây là Dapper Dan), dưới danh nghĩa giám đốc sáng tạo LV hiện tại, rồi áp dụng công thức 3% biến nó thành một tác phẩm bootleg kinh điển ở thế kỉ 21.

Ở một diễn biến khác, Nike đã liên tục đấu tranh pháp lý ngăn chặn việc phát hành trái phép các thiết kế “trông khá giống” các sản phẩm của họ bởi một số cá nhân, tổ chức. Những cá nhân, tổ chức này đánh đồng việc muốn giúp phát triển cộng đồng nên tạo ra sản phẩm dựa trên thiết kế của Nike, làm cho chúng ta hiểu sai khái niệm Bootleg là HÀNG NHÁI THIẾT KẾ.

Cụ thể, Nike đã kiện Warren Lotas ra tòa vì mẫu Dunk Low “Reaper” của anh ấy giống Nike Dunk Low tới hơn 90% . Đến nay, Nike đã được giữ bản quyền một vài mẫu sneaker đình đám của họ, chẳng hạn như Air Jordan 1 High, Low, và Low SE.

Liệu Louis Vuitton có tạo ra một phiên bản giày cổ thấp “khá giống” AF1 để sinh lợi không? Bởi Nike đang sở hữu thiết kế có thể nói rất biểu tượng này. Vấn đề không những nằm ở hợp pháp, pháp lý mà còn là đạo đức.

Bootleg trong sneaker luôn nhạy cảm từ quan điểm của mỗi cá nhân đến vấn đề pháp lý, định nghĩa. Tuy nhiên, về mặt sáng tạo, chúng ta nên tranh luận rằng rõ ràng ai là người có quyền sở hữu các thiết kế.

Định nghĩa Bootleg chỉ phổ biến ở Việt Nam vài năm trở lại đây, khi có quá nhiều mẫu sneaker giống với Air Jordan 1 và SB Dunk Low xuất hiện. Những mẫu Bootleg đó ăn cắp thiết kế và trục lợi, làm cho chúng ta có suy nghĩ xấu về từ này.

Nhưng giờ đây, với những gì mà Louis Vuitton x Air Force 1 đã làm được trong lần ra mắt vừa rồi, đã làm cho cộng đồng có cái nhìn khác, một cái nhìn đúng đắn hơn về từ Bootleg. Đồng thời tạo ra một cột mốc quan trọng trong lịch sử streetwear – thời trang đường phố trong nhiều thập kỷ tới.

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here