Giày Creepers: Dấu ấn về thời hoàng kim của thời trang nước Anh

0

Không chỉ là xu hướng thời trang tại cộng đồng streetstyle Việt Nam, những đôi giày Creepers còn gắn liền một thời với thời trang Anh Quốc.

giày creepers
giày creepers
Một mẫu giày Creepers đến từ George Cox

Giày Creepers hay Brothel Creepers là mẫu giày có cấu tạo gồm phần upper da lộn và đế từ chất liệu crepe. Phần đế thường có độ dày khoảng 2-3cm hoặc hơn. Một số phiên bản đế sẽ có các rảnh dọc viền xung quanh hoặc để trơn. Hiện tại ở cộng đồng streetstyle Việt Nam, giày Creepers đang là hot item được nhiều người mang và chú ý nhất. Thế nhưng, bạn có biết đằng sau nó là cả một câu chuyện về thời trang xứ Anh Quốc với các “subculture” như Teddy Boys, Rockabilly, Mods…?

Đến với bài viết này, Street Vibe sẽ cùng các bạn tìm hiểu về lịch sử đằng sau những mẫu giày Creepers này nhé!

Từ đôi giày thời chiến trở thành dấu ấn khó phai của thời trang

Năm 1945, Thế chiến thứ 2 kết thúc, những người lính Anh được để quay về quê nhà thân yêu của họ. Khi trở về London, họ vẫn mang những đôi giày bằng da lộn với đế cứng dày làm từ các tấm cao su nhiều lớp. Loại giày này được quân đội cung cấp cho binh lính chiến đấu tại những vùng có khí hậu sa mạc khắc nghiệt như Bắc Phi. Vì tính chất thoải mái và bền bỉ, những người lính vẫn sử dụng mẫu giày lính này trong cuộc sống đời thường.

Thế nhưng, linh hồn và tâm lý của những người lính ấy giờ đây đã không còn vẹn nguyên như những ngày trước khi nhập ngũ nữa. Những làn bom đạn, máu và sự kinh hoàng, tàn nhẫn của chiến tranh đã để lại nổi sợ, nổi ám ảnh to lớn in hằn lên trí óc khiến họ muốn chạy trốn khỏi thực tại. Cả ngày lẫn đêm, họ lang thang và lạc lối tại các câu lạc bộ đêm, nhà thổ (brothel) của đường Soho và Kings Cross như những kẻ “lập dị (creep)”. Cũng từ đấy, cái tên “Brothel Creepers” ra đời để ám chỉ đến loại giày mà những người lính này sử dụng.

Nhận ra tiềm năng thương mại từ Brothel Creepers, một công ty của Mỹ có trụ sở tại Wellingborough là Geogre Cox đã ra mắt mẫu giày tên The Hamilton được cải tiến lại từ chính mẫu giày quen thuộc này với phần đế cao 4-6 cm và phần upper bằng da lộn hoặc da bóng.

giày creepers
Mãu giày The Hamilton từ Geogre Cox

Đôi giày Creeper của Gerogre Cox đã mang đến một làn gió mới cho mẫu giày gốc vốn có phần nhàm chán. Sự đổi mới ấy nhanh chóng trở thành xu hướng và được các thương hiệu giày khác làm theo. Cứ thế, vô số mẫu giày Creeper mới ra đời với nhiều màu sắc, chất liệu upper, từ kiểu dây cột đến quai gài (strap)…

Trong số các tiểu văn hoá ở nước Anh khi đó, giày Creepers có mối quan hệ mật thiết hơn hết với những chàng trai Teddy – những thanh niên chịu ảnh hưởng bởi thời đại Edward và Rock n Roll từ Mỹ. Những chàng Teds này không thích chơi gấu bông đâu, mà họ thích chải chuốt tóc bồng bềnh theo kiểu pompadour và mặc các bộ suits được may đo tỉ mỉ.

Teddy Boys chính là kiểu bạn trai hoàn hảo mà nhiều cô gái tuổi teen mơ ước. Nếu không đi gây sự, đánh nhau hay bất kỳ trò quậy pha nào, những chàng Teddy sẽ thanh lịch như một quý ông. Họ đi đến những rạp phim, lớp dạy khiêu vũ hay sạp báo để đọc chút tin tức và bàn chuyện đời.

Giày Creeper xuất hiện khắp mọi nơi trên các nẻo đường, con phố của London. Chúng trở thành item không thể thiếu trong “đồng phục” của những thanh niên trẻ thuộc các subculture như Teddy Boys, Mods, Rockabilly… Mang đôi Creeper trên chân, thế hệ trẻ Anh Quốc sống một cuộc đời đầy nổi loạn và niềm vui ngập tràn. Dần dần, sức hút từ Creepers lan tỏa sang đến các khu vực lân cận của Châu Âu và cả Hoa Kỳ. Đôi giày ấy nổi tiếng đến mức Elvis Presley còn sáng tác hẳn bài hát “Blue Suede Shoes” để nói về nó.

Thậm chí, bầu sô của ban nhạc Sex Pistol – Malcolm McLaren cũng không giấu được sự yêu thích dành cho giày Creepers. Sau khi mua một đôi từ “D-ring” Creepers của Mr.Freedom, ông đã phấn khích đến mức nhanh chóng đặt hàng các mẫu khác từ nhà máy để bán tại cửa hàng Let It Rock (sau này được đổi tên thành SEX và cuối cùng là Seditionaries) vừa khai trương ở 430 King’s Road cùng với người bạn đời Vivienne Westwood.

Cứ thế, giày Creeper đã trở thành một item “hot” và được xem như đôi giày “quốc dân” của giới trẻ nước Anh cho đến khi bị lãng quên vào thập kỷ 90.

Vậy còn ở hiện tại thì sao?

Bước sang thế kỷ 21, giày Creeper dần có lại sức hút của riêng nó dù không còn được chú ý như thời hoàng kim nữa. Những thương hiệu thời trang lớn hay NTK danh giá cũng bắt đầu đưa giày Creepers vào các BST như Chanel, Prada, Yohji Yamamoto…

Puma FENTY
giày creepers
giày creepers

Ngoài ra, các hãng giày Anh Quốc nổi tiếng về sản xuất giày Creeper như Geogre Cox, T.U.K, Underground cũng không ngừng cải tiến và thiết kế thêm nhiều mẫu mà mới. Đó không còn là cuộc chơi “nội địa” nữa, các thương hiệu này đều cố gắng vươn mình ra quốc tế thông qua các collab như Geogre Cox từng collab với sacai, ALYX, CDG Hommes.

giày creepers
Geogre Cox x sacai
giày creepers
George Cox x ALYX
giày creepers
George Cox x CDG Hommes

Giày Creeper không còn chỉ là thứ “đặc sản” của riêng nước Anh. Nó len lỏi đến khắp nơi trên thế giới, trở thành item thời trang quen thuộc của một số subculture thuộc nước khác điển hình như Harajuku của Nhật Bản. Hay vào khoảng 2017-2018, chúng trở thành trendy item trong ăn mặc của giới trẻ Hàn Quốc. Và bây giờ đây, giày Creepers đã và đang là “cơn bão” xu hướng mới nhất của cộng đồng streetstyle Việt Nam!

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here