Chiếc áo hoodie mang nhiều ý nghĩa trong bộ sưu tập Raf Simons S/S 2003

0

Chiếc áo là vật trung gian giúp Raf Simons truyền đi về thông điệp vô cùng ý nghĩa.

Năm 2003 là một năm đáng nhớ đối với Raf Simons nói riêng và thời trang thế giới nói chung. Trong năm này, ông đã cho ra mắt bộ sưu tập S/S 2003 “Consumed” được đánh giá là bộ sưu tập được thèm khát nhất chỉ sau bộ sưu tập “Riot Riot Riot”. Và câu chuyện đằng sau những món đồ ấy cũng mang nhiều ý nghĩa, đặc biệt là chiếc hoodie có tên “Penelope Jaws”.

Trước tiên, chúng ta hãy nói về tên gọi của nó – Penelope Jaws. “Penelope” là tên thật của Penelope Tree, người mẫu Anh và cô có sức ảnh hưởng mạnh mẽ ở những năm 60 tại đất nước này. Cô là biểu tượng của sự nổi loạn, bất tuân luật lệ về những định kiến dành cho phụ nữ – với tiêu chí “Tôi là chính tôi, cuộc sống này do tôi tự quyết định”.

Năm 16 tuổi, trong một bữa tiệc do Truman Capote (Nhà văn Mỹ) tổ chức – cô đã xuất hiện với bộ trang phục và cách tạo hình không giống bất kỳ ai tại thời điểm đó. Ngay lập tức, Penelope Tree thu hút cánh truyền thông và cả giới thời trang, trở thành biểu tượng nữ quyền như đã nói ở trên.

John Lennon, ca sĩ thuộc nhóm nhạc đình đám The Beatles đã chia sẻ về cô như sau khi được hỏi chỉ miêu tả bằng ba từ: “Hot, Hot, Hot – Smart Smart Smart” tạm dịch “Nóng bỏng và Thông minh”.

Còn về tên gọi “Jaws” – Hàm cá mập. Được Raf Simons lấy trực tiếp từ hình ảnh biểu tượng trong phim Jaws của đạo diễn lừng danh Steven Spielberg năm 1975. Nội dung phim chỉ đơn giản là một con cá mập trắng khổng lồ tấn công và giết người tại bãi biển New England.

Cả hai hình ảnh tưởng chừng như không liên quan với nhau nhưng lại được Nhà thiết kế người Bỉ lồng ghép vào nhau với ý đồ nhất định. Nếu tinh ý một chút, ta có thể thấy hình ảnh của Penelope đứng phía bên trái và có phần cao hơn hình ảnh Jaws (đánh lừa thị giác người xem như Penelope sắp bị cá mập tấn công).

Với Raf Simons, hình ảnh Penelope biểu tượng cho cá tính, tính riêng biệt của mỗi cá nhân và hình ảnh cá mập trắng là biểu tượng cho xã hội. Cách mà xã hội nhe răng, chuẩn bị nuốt lấy con mồi và sẳn sàng vùi dập bất cứ cá nhân nào cố gắng tỏ ra khác biệt mà không hề quan tâm đến tính cách, mong muốn của họ.

Xã hội nguỵ tạo cho mình trở nên đẹp đẽ, công bằng dưới vỏ bọc hoàn hảo mang tên văn minh. Nhưng ẩn sâu trong cái “kén” hoàn hảo đó là một tên sát nhân, một con quỷ máu lạnh có thể giết bất kỳ ai không cùng tư tưởng, suy nghĩ hay tính cách với họ.

Điều này là tác nhân chính gây ra căn bệnh Anti-Social, người viết xin nhấn mạnh là căn bệnh này nó rất nghiêm trọng chứ không phải câu đùa có thể đem ra nói về tính cách của một ai đó.

Thật sự, Raf Simons đã làm quá tốt việc truyền tải thông điệp và có lẽ thông điệp này là điều mà chúng ta còn phải nói đến rất nhiều mãi về sau.

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here