Boro Garments: Kỹ thuật may mặc gắn liền với lịch sử Nhật Bản

0

Kỹ thuật Boro hay May chắp vá, một trong những kỹ thuật không chỉ gắn liền với lịch sử của người Nhật mà còn cả đối với người Việt. 

Hôm nay, hãy cùng Street Vibe tìm hiểu về Boro Garments và những điều thú vị xoay quanh kỹ thuật đặc biệt này nhé!

Kỹ thuật có tuổi đời hơn 400 năm trước

Kỹ thuật Boro (May chắp vá) được ra đời vào thời đại Edo tại Nhật Bản kéo dài từ năm 1608 đến năm 1868. Trong thời kỳ này, những chất liệu như lụa mịn và vải bông chỉ giành cho giới thượng lưu thì những tấm vải vụn được tạo thành quần áo cho những người khó khăn hơn, họ gọi chúng là kỹ thuật khâu Sashiko.

Ở Nhật Bản có kỹ thuật khâu Sashiko thì tại Việt Nam chúng ta cũng có kỹ thuật tương tự, nhưng chúng không hề có tên, chỉ gọi đơn giản là quần áo của nông dân, tá điền, những con người thuộc tầng lớp lao động khó khăn. Những tấm vải vụn, những đường chỉ thừa cũng đủ tạo nên những sản phẩm tưởng chừng như thô sơ, nhưng lại chất chứa những nỗi niềm của thế hệ đi trước.

Gắn liền với lịch sử của Nhật Bản và Việt Nam

Đối với người Nhật hay người Việt Nam, đặc biệt là ba mẹ hay ông bà khi nhìn vào những trang phục được khâu từ những tấm vải vụn chắp vá lại với nhau. Chắc hẳn, ai cũng những cảm xúc riêng để nhớ về một thời kỳ khó khăn, thiếu thốn về vật chất. 

Kỹ thuật Boro đối với người Nhật là một lời nhắc nhở đáng xấu hổ về sự nghèo khó của họ nhưng theo thời gian, nó đã trở thành tấm gương tiêu biểu cho tính thẩm mỹ của wabi-sabi (một thứ đẹp đẽ do không hoàn hảo).

Wabi-Sabi, như một viên kim cương đang trong quá trình kiến tạo phải chịu nhiều áp lực để có được vẻ đẹp vốn có của nó. Cũng giống như Boro Garments, chúng cũng phải trải qua bao nhiêu thời kỳ của sự nghèo đói, cơ cực để tạo ra những sản phẩm chắp vá vang danh như ngày hôm nay.

Kapital mang Boro nâng tầm cao mới

Thương hiệu đình đám Kapital chính là quả bom bùng nổ cho sự quay trở lại của kỹ thuật Boro. Kapital bắt đầu sản xuất Denim kết hợp từ niềm đam mê thẩm mỹ phương Tây và nguồn gốc lịch sử Nhật Bản tạo ra những sản phẩm Boro mang tính biểu tượng của Kapital.

Năm 2015, Giám đốc sáng tạo của Louis Vuitton thời điểm đó là Kim Jones đã bắt tay hợp tác cùng Kapital cho ra mắt những sản phẩm “Craft of Some Boro”.

Có thể thấy, để có được những sản phẩm chắp vá vươn tầm thế giới thì những nghệ nhân, những con người tại Nhật Bản lẫn Việt Nam đều phải trải qua một thời gian để hoài niệm. Giờ đây, Boro Garments đã khẳng định vị thế của mình trong giới thời trang, một trong những kỹ thuật sẽ còn thế hệ trẻ sau này tiếp bước phát triển và nhớ về lịch sử.

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here