Jean-Michel Basquiat: Thiên tài bạc mệnh truyền nguồn cảm hứng đến G-Dragon

0

“Ông hoàng Kpop” G-Dragon là người nghệ sĩ với sức ảnh hưởng vô cùng lớn ở cả âm nhạc lẫn thời trang. Và một phần không nhỏ trong GD cũng chịu ảnh hưởng từ người hoạ sĩ bạc mệnh Jean-Michel Basquiat.

G-Dragon là một màu sắc rất độc đáo giữa ngành công nghiệp giải trí Kpop. Màu sắc mang sự kết hợp của rất nhiều di sản văn hóa đại chúng đi trước và những “sub-culture” khác nhau. Ở “Nhóm trưởng BigBang”, chúng ta có thể thấy hiphop, punk rock hay cả hippie, thậm chí nó có thể là hình ảnh của Kurt Cobain, Freddie Mercury và Pharrell William.

G-DRAGON x Nike Air Force 1 “Para-noise”

Sự kết hợp làm nên một nghệ sĩ đương đại, đó là cách mà Virgil Abloh tạo ra màu sắc riêng và sức ảnh hưởng của mình – và GD cũng vậy. Trong tất cả những hình ảnh liên tưởng đó, không thể nào thiếu được hoạ sĩ người Mỹ Jean-Michel Basquiat (1960-1988). Nhiều người trẻ ở thế hệ mới như chúng ta có thể chưa biết đến trường phái Tân Biểu Hiện (Neo-Expressionism) của Basquiat, nhưng sẽ có thể nhìn thấy nó đâu đó trong những tác phẩm của GD.

Jean-Michel Basquiat
Jean Michel-Basquiat

Thiên tài bạc mệnh/Biểu tượng của thế kỉ 20

Jean-Michel Basquiat sinh ra tại Brooklyn, là một trong những nghệ sĩ đương đại nổi tiếng nhất thuộc thế hệ của ông. Được ngưỡng mộ trên khắp thế giới, Jean-Michel Basquiat đã trở nên nổi tiếng trong những năm đầu của 1980 với thương hiệu nghệ thuật đương đại không thể nhầm lẫn của mình.

Những tác phẩm của Jean-Michel Basquiat ban đầu xuất phát từ graffiti và sau đó, ông trở thành một họa sĩ trường phái Neo-Expressionism nổi tiếng quốc tế chỉ trong một vài năm. Những bức tranh nhìn có vẻ đơn giản nhưng hỗn độn của Basquiat đầy những hình ảnh đầy màu sắc và những cụm từ gây tranh cãi. Mặc dù cuộc đời của vị hoạ sĩ ngắn ngủi một cách đáng buồn, nhưng những bức tranh thô mộc, cấp tiến của Jean-Michel Basquiat đã ảnh hưởng lâu dài đến thế giới nghệ thuật và hơn cả thế.

Chân dung “Thiên tài bạc mệnh” Jean-Michel Basquiat

Từ kẻ nổi loạn vẽ graffiti cho đến người được Warhol bảo trợ và ngôi sao trang bìa của tờ New York Times, Jean-Michel Basquiat là một biểu tượng thế kỷ 20, đã minh họa cho các tác phẩm được bán tại Christie’s – bao gồm cả bức MP, một bức chân dung ‘từ cuộc sống’ (from-life) hiếm có.

Christie’s
Jean-Michel Basquiat
Irony of the Negro Policeman, 1981
Jean-Michel Basquiat
Untitled, 1982
Jean-Michel Basquiat
Charles the First, 1982

Ảnh hưởng của Jean-Michel Basquiat đến G-Dragon

Cho dù có là fan hay không, nếu chúng ta để ý kĩ thì một trong những tác phẩm nổi bật nhất của G-Dragon đối với giới thời trang nói riêng và công chúng nói chung, đó chính là 2 phiên bản của PEACEMINUSONE x NIKE Air Force 1 “Para-Noise” đều có sự ảnh hưởng từ Basquiat. Rõ nhất là qua hộp giày và cách GD làm phiên bản custom của riêng mình.

G-Dragon từng xuất hiện rất nhiều lần ở Fashion Show của Chanel với những món đồ do chính anh custom lên những vết sơn, màu nguệch ngoạc rất giống với Basquiat.

Jean-Michel Basquiat
G-Dragon tại Chanel Fall 2017 với chiếc túi Gabrielle “phiên bản GD”
Jean-Michel Basquiat
G-Dragon tại Chanel Cruise 2016 với chiếc thắt lưng lấp ló hình vương miện biểu tượng của Basquiat

Hình vương miện biểu tượng của Basquiat xuất hiện trên rất nhiều tác phẩm của ông và còn cả trên cánh tay của GD dưới dạng một hình xăm. Nó là một trong những biểu tượng văn hóa đại chúng phổ biến nhất, thậm chí rất nhiều người trẻ có hình xăm biểu tượng này trên cơ thể.

Nếu theo dõi Instagram của G-Dragon thường xuyên, không ít lần chúng ta bắt gặp những tác phẩm nghệ thuật lấp ló trên những bài post của anh là những nét vẽ, graffiti nguệch ngoạc, vết sơn hoặc băng dính, cắt dán có cùng một cách biểu hiện rất giống với Basquiat.

Ngoài ra, có rất nhiều điều trùng hợp thú vị giữa hai con người tuyệt vời này. Giống với GD, nguồn cảm hứng quan trọng không kém đối với Basquiat là hip-hop. Sự xuất hiện của nó song hành với sự phát triển nghệ thuật của Basquiat. Năm 1981, ông xuất hiện với tư cách là một DJ trong video cho đĩa đơn đứng đầu bảng xếp hạng của Blondie, Rapture – video rap đầu tiên từng được phát sóng trên MTV.

Jean-Michel Basquiat cũng đã tạo ra một bản thu âm hip-hop huyền thoại mang tên Beat Bop, với những bản sao gốc cực kỳ hiếm. Giờ đây, nó đã trở thành một trong những đĩa nhạc rap được săn lùng nhiều nhất từng từ trước đến nay.

G-Dragon sinh ra chỉ 6 ngày sau ngày mất của Jean-Michel Basquiat (Kwon Jiyong sinh ngày 18/8/1988 và Basquiat mất ngày 12/8/1988).

Jean-Michel Basquiat

Lời kết

Việc một nghệ sĩ đương đại được truyền cảm hứng từ những nghệ sĩ vĩ đại khác là điều vô cùng bình thường. Trong trường hợp của G-Dragon, anh kết hợp và ảnh hưởng từ rất nhiều nghệ sĩ khác nhau nhưng nó lại tạo thành một G-Dragon rất khác biệt, độc nhất vô nhị. Điều đó chứng tỏ văn hóa đại chúng vốn dĩ rất rộng lớn và sẽ thật tuyệt vời nếu chúng ta có thể tiếp cận được nhiều góc nhìn nghệ thuật và văn hóa nhất có thể, từ đó hình thành cho mình một góc nhìn sâu sắc, đa chiều nhưng lại mang tính cá nhân riêng biệt.

Từ G-Dragon, chúng ta có cơ hội nhìn về thế hệ nghệ sĩ vĩ đại thế kỉ trước như Jean-Michel Basquiat và biết đâu từ ông, chúng ta lại có thể nhìn xa hơn về hướng cội nguồn. Đó chính là cách mà nghệ thuật phát triển!

Jean-Michel Basquiat

Bài viết: Thái Sơn
Biên tập và chỉnh sửa: Ai Huynh
Nguồn tham khảo: Christie’s

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here