Văn hoá La Sape: Thà nghèo khó nhưng phải mặc đồ hiệu

0

Họ chỉ là những người lao động bình thường nhưng trang phục của họ luôn sặc sỡ và đắt tiền. Họ được gọi là Sapeur – những người thuộc lifestyle/văn hoá La Sape.

Bước đi trên con đường đầy bùn đất với cả “cây” đồ hiệu trên người, anh chàng Maxime Pivot thu hút ánh nhìn và tỏa sáng như một ngọn lửa giữa khu phố xập xệ nơi xứ Congo khô cằn. Mọi ánh mắt và sự chú ý từ người dân trên phố đổ dồn vào Pivot. Cứ mỗi nơi Pivot đi qua, mọi người réo lên khen ngợi “Ôi, ông hoàng phong cách” và bày tỏ sự ngưỡng mộ với các món đồ hiệu của anh.

Maxime Pivot

Kỳ lạ nhỉ, giữa một nơi mà sự thiếu thốn vẫn còn đeo bám người dân lại có một chàng trai mặc toàn đồ hiệu đắt đỏ. Không chỉ riêng Pivot, vẫn còn nhiều cá nhân khác cũng như thế. Họ đều là những con người bình thường, sống trong sự khó khăn nhưng lại vô cùng phong cách và diện đồ hiệu đắt đỏ. Họ được gọi với cái tên “Sapeur” – những người thuộc văn hoá La Sape (hay Société des Ambianceurs et des Personnes Élégantes).

Société des Ambianceurs et des Personnes Élégantes

Văn hoá La Sape là gì?

La Sape là một văn hoá/lifestyle đến từ Châu Phi. Những người thuộc nền văn hoá này thường mặc những bộ đồ hiệu đầy sắc màu, rực rỡ. Không chỉ về chuyện ăn mặc, họ còn phải hành xử thanh lịch và văn minh như một quý ông thực thụ. Nam giới thuộc văn hoá La Sape sẽ được gọi là “Sapeur” và nữ giới là “Sapeuse”.

văn hoá la sape
văn hoá la sape

Về nguồn gốc, văn hoá La Sape hình thành vào khoảng thời gian giữa thế kỷ 20. Khi đó, những người lính Congo bị điều sang Pháp thực hiện nhiệm vụ và chịu ảnh hưởng bởi sự phong cách, tính sang trọng, hoa lệ của dân bản địa và cảnh quan nơi đây. Một lý do khác đến từ việc các chủ nô Pháp đến Congo và biến đất nước này thành “sân sau” để khai thác tài nguyên, sức người. Khi “xâm chiếm” mảnh đất Phi Châu, những tên chủ nô luôn mặc âu phục bóng loáng, lịch lãm và điều đó ảnh hưởng đến nhận thức của người dân Congo.

Papa Wemba – một nhạc sĩ da màu có sức ảnh hưởng ở Châu Phi cũng góp phần phát triển văn hoá Le Sape. Sau những lần sang Pháp, ấn tượng trước thời trang ở Paris, ông đã mang chúng về quê nhà và truyền đạt đến mọi người.

văn hoá la sape
Papa Wemba

Dù là yếu tố gì, nó vẫn đều liên hệ đến việc văn hoá/phong cách Pháp đã “ảnh hưởng” vào tư duy của người dân Congo. Những con người của mảnh đất Phi Châu này thích thú và mong muốn được “cao quý” như người Pháp. Họ muốn được người đời xem trọng chứ không phải “những kẻ nô lệ thấp hèn” nên nghiên cứu và tìm cách để mặc đẹp hơn. Dần dần về sau, nó hình thành thành một nền văn hoá mang tên La Sape.

Tình yêu thời trang mãnh liệt

Mặc đẹp, thanh lịch và đầy đồ hiệu chính là những cụm từ phù hợp để nói các Sapeur. Cứ mỗi khi xuống phố, họ đều diện lên người những bộ âu phục đẹp mắt, đầy màu sắc và bước đi nhẹ nhàng như một quý ông. Cuối tuần, các Sapeur lại họp hội để nói chuyện phiếm về thời trang hay chia sẻ nhau các bí quyết phối đồ. Một số cá nhân nổi bật như Maxime Pivot còn mở lớp tư vấn ăn mặc không thu phí cho những người mới.

văn hoá la sape

Mặc đẹp chính là cách để thu hút sự chú và kính trọng từ người dân nơi đây. Vợ của Maxime Pivot chia sẻ rằng ngày xưa cô “đổ” trước Pivot chỉ bởi vì anh mặc đẹp. Khi các Sapeur bước đi, mọi người đều nhìn họ với đôi mắt ngưỡng mộ.

Chuyện một người có cả tủ đồ đắt đỏ đến từ các thương xa sỉ như Versace, Givenchy, Chanel, Armani…cũng là chuyện thường tình. Và gần như chưa bao giờ họ mặc các outfit trùng nhau. Trong bộ phim tài liệu “The Congo Dandies” nói về văn hoá La Sape, một Sapuer còn tự hào khoe với ekip về cả căn phòng ẩm thấp nhưng toàn hàng hiệu của mình bên trong. Đối với các Sapeur, mặc đẹp, mặc đồ đắt chính là thước đo cho đẳng cấp và họ luôn nói không với đồ giả.

hay cuồng si đến cực đoan?

Đằng sau tủ đồ hiệu hay các bộ đồ bóng loáng đó là những sự thật khá buồn lòng khiến người ngoài như chúng ta tự hỏi có phải các chàng trai Sapeur có đang quá yêu thời trang đến cực đoan không. Họ đều là những người lao động bình thường như thầy giáo, nông dân, công nhân…sống ở mảnh đất kém phát triển nhưng cách chi tiêu lại như thuộc giới thượng lưu, quý tộc.

văn hoá la sape

Lấy ví dụ về Pivot, anh chàng được xem như “Ông hoàng phong cách” nhưng ngôi nhà anh sống lại là một nơi xập xệ. Vợ anh phải tần tảo lao động chỉ để lo bữa ăn cho gia đình. Thiếu thốn trước sau nhưng Pivot lại không ngần ngại “vung tay” hết 2 năm tiền lương chỉ để sắm một món đồ hiệu.

văn hoá la sape

Hay với Severin Muengo – một Sapeur lâu năm còn sẵn sàng vay ngân hàng vài nghìn đô để mua sắm quần áo dù sẽ mất rất lâu mới đủ khả năng trả nợ. Sợ gia đình biết chuyện nợ nần nên ông luôn giấu kín vì không muốn họ nổi giận. Trước lăng kính tròn camera, Servin bày tỏ hết tâm tư dồn nén bấy lâu nay: “Trong khi chị tôi làm việc cật lực, tôi lại mua một đôi giày 3,800 nghìn đô mà không cho cô ấy thứ gì. Nếu cô ấy biết, liệu cô ấy có vui nổi không? Không, cô ấy sẽ nguyền rủa tôi.”

Không phải Sapeur nào cũng sống trong cái nghèo, nhưng cũng rất nhiều những người thuộc nền văn hoá này như vậy. Họ vẫn như những “con nghiện” của Chủ nghĩa Tiêu Dùng: Có bao nhiêu tiền, đổ dồn vào đồ hiệu bấy nhiêu.

Có ý kiến cho rằng họ yêu thời trang mảnh liệt, có người nghĩ họ đang cuồng si đến cực đoan những thứ đồ hiệu mà không quan tâm đến bối cảnh xung quanh. Vậy quan điểm của các bạn thế nào, đó là tình yêu thời trang mãnh liệt hay chỉ là sự cuồng si cực đoan của những người ám ánh với chủ nghĩa Tiêu Thụ?

Nguồn: BBC, Wiki, The Congo Dandies…

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here