Thuật ngữ thời trang cho người nhập môn (Phần 1)

0

Có vô số những thuật ngữ trong giới thời trang, bài viết này sẽ như một quyển cẩm nang mà Street Vibe muốn gửi đến các bạn đam mê và mới bước chân vào thế giới thời trang rộng lớn.

1. Pret-a-Porter

Cụm từ “Pret-a-Porter” theo như Wikipedia định nghĩa là “Quần áo may sẵn” nhưng trong giới thời trang nó còn hơn thế nữa. Pret-a-Porter bắt nguồn từ tiếng Pháp và đồng nghĩa với tiếng Anh “Ready-to-Wear” để ám chỉ những trang phục may sẵn cao cấp đến từ các nhà mốt hàng đầu thế giới như Saint Laurent, Balenciaga, Louis Vuitton,..hầu hết các nhà mốt này đều có Haute Couture cho riêng mình và dòng sản phẩm Pret-a-Porter về độ sang trọng và cao cấp chỉ xếp sau Haute Couture mà thôi.

Stella McCartney Fall/Winter 2021 Pret-a-Porter

Tuy nhiên, không phải bất kỳ đồ may sẵn nào cũng được xem là “Read-to-wear” cả. Một BST chỉ được xem như RTW khi nó xuất hiện tại một trong “Tứ đại Tuần lễ Thời trang” gồm New York, Paris, Milan và London.

Stella McCartney Fall/Winter 2021 Pret-a-Porter
Yves Saint Laurent là nhà thiết kế vĩ đại đặt nền móng đưa trang phục Pret-a-Porter lên tầm cao mới.

2. Haute Couture

Đây là cụm từ để chỉ về những trang phục độc nhất của một nhà mốt. Trang phục Haute Couture thường được sử dụng chất liệu cao cấp nhất để tạo thành.

Maison Margiela Haute Couture Spring/Summer 2020

Haute Couture được xem là tinh hoa sáng tạo của nhà mốt đấy, sự chuẩn mực trong thiết kế với những đòi hỏi cực kỳ khắt khe và mang tính xa sỉ cực cao. Thông thường, những sản phẩm Haute Couture có giá rất cao nên người mua thường là các triệu phú, những người trong giới siêu giàu.

Balenciaga Haute Couture Fall/Winter 2021

3. SS, AW hay FW

Thông thường, với những bạn mới bắt đầu tìm hiểu thời trang sẽ rất dễ bị nhầm lẫn bởi từ SS thành từ Season. Từ SS và AW để chỉ các mùa của bộ sưu tập là Spring/Summer và Autumn/Winter hay Fall/Winter. Thông thường trong một năm các nhà mốt hay thương hiệu sẽ cho ra hai bộ sưu tập chính của mình là Xuân/Hè và Thu/Đông.

Rick Owens Spring/Sumer 2016

Có các thương hiệu đặc biệt hơn đến từ Pháp như Vetements họ sẽ sử dụng tiếng Pháp để chỉ mùa thay vì tiếng anh như Printemps/Ete để nói về Xuân/Hè và Automne/Hiver để nói về mùa Thu/Đông.

4. Collaboration

Cụm từ này khá quen thuộc trong giới thời trang. Collaboration hay gọi tắt là Collab để chỉ sự hợp tác giữa hai hay nhiều thương hiệu, nhà mốt hoặc nhà thiết kế với thương hiệu. Collab xuất hiện nhiều với mục đích là kết hợp những điểm nổi bật thiết kế của thương hiệu này với thương hiệu kia, nhà thiết kế này với nhà thiết kế kia để cùng tiến đến mục đích chung là tạo ra sản phẩm dung hoà giữa các thương hiệu, đột phá trong thiết kế và mang đến lợi ích chủ yếu là thương mại.

Thuật ngữ thời trang
Louis Vuitton x Supreme được xem là bản hợp tác đắt giá nhất nhì giới thời trang.

5. Deconstruction

Cụm từ này xuất hiện cuối những năm 80s, cụ thể là vào năm 1989 khi nhà báo, nhiếp ảnh gia Bill Cunningham sau khi xem xong bộ sưu tập của Maison Martin Margiela ông đã sử dụng cụm từ Deconstruction để nói về bộ sưu tập ấy. Martin Margiela là nhà thiết kế đã mang cụm từ này vào giới thời trang để nói về những thiết kế phá vỡ những quy ước truyền thống thông thường.

Thuật ngữ thời trang
Maison Martin Margiela 1989

Deconstruction là những thiết kế phá vỡ những cấu trúc thông thường của quần áo, chúng có thể nghiêng, có thể lệch, và không tuân theo bất kì quy tắc nào cả. Nhìn bằng mắt thường ta có thể thấy nhường như chúng không hoàn hảo nhưng bởi sự không hoàn hảo đó lại tạo nên vẻ đẹp mới, đó chính Deconstruction.

Vetements Spring/Sumer 2015
Thuật ngữ thời trang
Vetements Spring/Sumer 2015
Thuật ngữ thời trang
Vetements Spring/Sumer 2015

Martin Margiela đã truyền đạt lại phong cách thiết kế này cho người học trò của mình là Demna Gvasalia và ông đã áp dụng nó một cách đầy tinh tế trên những trang phục của Vetements.

Còn rất nhiều thuật ngữ khác trong giới thời trang mà Street Vibe sẽ cập nhật thêm vào phần tiếp theo.

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here