Vì sao giày boots thường có đế làm bằng da?

0

Bạn có biết phần lớn những đôi boot hay giày da thường sử dụng da làm phần đế thay vì gỗ? 

Da là chất liệu được sử dụng phổ biến trong đế giày

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng gỗ là chất liệu thường xuyên để làm đế giày da hay boots. Tuy nhiên, trên thực tế, da mới là chất liệu được sử dụng nhiều, bởi chúng có những đặc tính sau: 

  1. Sự êm ái: Đế giày thường được làm từ da bò hay da động vật nên sau quá trình xử lý người ta vẫn giữ lại độ êm ái vốn có của nó. Một ưu điểm khác là chúng thoáng khí. Do đó, chân bạn không bị đổ mồ hôi khi đi giày da.
  1. Độ bền. Một đặc điểm của đế da là độ bền của da sẽ gia tăng khi số lượng lớp da gia tăng. Tuy nhiên khi có quá nhiều lớp da sẽ dễ khiến đôi giày trở nên dày cộm. Vậy nên người ta thường làm đế có 2 lớp da. Ngoài ra, khi được bảo quản đúng cách đế da còn chịu được các điều kiện khắc nghiệt trong thời gian dài. 
Maison Margiela Rubber Overlay.
  1. Tính thẩm mỹ: Trong quá trình tạo khung, đế da sẽ dễ dàng để tạo những đường cong ôm sát bàn chân và khi càng sử dụng nhiều, phần đế da sẽ tự động trở nên vừa vặn và tôn dáng chân của người mang. Bởi vì da rất mỏng và dáng thấp nên chúng được biết đến nhiều nhất khi được sử dụng trên những đôi giày và bốt trang trọng. 

Đâu là kiểu khâu phổ biến trên giày đế da?

Có 2 loại khâu thường được dùng để làm đế da đó là: Goodyear welt McKay (Blake Stitch)

Goodyear welt là gì?

Đây là kỹ thuật khâu giày lâu đời nhất và mất khá nhiều công sức. Tuy nhiên, khâu giày bằng máy Goodyear welt khiến đôi giày trông mạnh mẽ vì có phần welt dày, độ bền cực cao, chống nước rất tốt và có thể thay đế. Kỹ thuật khâu này được đặt tên theo người sáng chế ra chiếc máy may Charles Goodyear – chiếc máy này được dùng cho quy trình may khâu giày vào năm 1869. 

Cụ thể, phương pháp Goodyear welt khâu chụm 4 thành phần: da bề mặt, da lót, đế trong và welt vào với nhau. Phần welt sẽ được khâu với đế ngoài bằng đường chỉ khác tách biệt hoàn toàn.

Phần mũ giày (upper), đế trong (insole) và đế ngoài (outsole) được liên kết với nhau bằng cách khâu chung lại bằng một miếng da – welt. Nhờ vào welt mà ta có thể giữ form cho đôi giày và dễ dàng thay đế sau khi sử dụng trong thời gian dài. Nhờ cách khâu này, giày Goodyear welt chống nước cực tốt vì nước khó có thể theo đường chỉ ngấm vào trong lòng giày. Tuy ra mắt đã hàng trăm năm trước, nhưng tới thời điểm hiện tại nó vẫn được mệnh danh là phương pháp khâu giày tốt nhất thế giới.

Một ưu điểm ở đôi giày Goodyear Welt chính là việc có thể thay thế lớp đế ngoài sau khi nó bị mòn. ĐIều này giúp cho đôi giày của bạn có tuổi thọ cao hơn so với những đôi giày thông thường. Ngoài ra, bạn không lo sợ phải vứt giày đi khi nó bị hở keo chỉ cần một lần mua, bạn có thể dùng cả đời.

Cấu tạo giày tại Namidori Luxury Handmade Shoes

McKay (Blake Stitch) là gì?

Đường khâu McKay là một đường khâu móc và đi qua các độ dày tương ứng của đế ngoài, mũ trên, lớp lót và đế trong. Đường may này được định vị sao cho nằm giữa các đinh kéo bền được móc vào và mép của đế trong. Cái tên McKay được đặt theo tên của Gordon McKay – kỹ sư, doanh nhân cải tiến chiếc máy may giày vào năm 1862. 

Lynon Reed Blank (người phát minh ra máy khâu) và Gordon McKay (người cải mua bằng sáng chế từ Blank và phát triển máy khâu hoàn chỉnh. 

Quay lại với kỹ thuật may, McKay (hay Blake Stitch Construction) gần giống với công nghệ may đế cao cấp Goodyear nhưng may đế và lớp da trên trực tiếp giúp tăng sự linh hoạt hơn và thời gian sản xuất ra giày tây theo công nghệ này cũng nhanh hơn. Giày sử dụng công nghệ may đế Mckay là những đôi giày cao cấp. Dòng máy may đế Mckay đúng chuẩn là máy nhập khẩu. Lớp đế giày sử dụng nhiều chất liệu ngoài da như gỗ, cao su thiên nhiên cao cấp. 

Lợi thế của phương pháp này là sản xuất nhanh, cấu tạo đế mỏng hơn dòng đế Goodyear nên nhìn thanh thoát hơn, nhẹ nhàng hơn, và linh hoạt hơn. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất bởi các nhà sản xuất giày tây cao cấp tại Ý thời điểm hiện tại. Tuy nhiên ít được sử dụng tại Việt Nam. 

Nhược điểm của phương pháp này chính là giày có khả năng bị thấm nước ngược vào lỗ may, tuy nhiên chỉ trong trường hợp giày bị vào nước ngập qua đế thời gian lâu.

Ngoài da, đế còn được làm từ cao su và nhiều chất liệu khác

Đế boot/giày da còn có thể làm từ nhiều chất liệu khác, phổ biến nhất có thể kể đến đế cao su. Vẫn có đế cao su với giá thành thấp hơn. Trong đó, loại đế cao su có thể kể đến như:  

  • Đế Dainite – phần đế được làm từ những cục cao su có thiết kế như đinh tán. 
  • Đế Commando – loại đế cao su cổ điển, với đặc trưng là hoạ tiết dấu cộng.

 

  • Đế Crepe – biểu tượng của những đôi Dr. Marten.  Loại đế này có đặc trưng là  sắc vàng tương tự sữa đặc, hơi dính và nặng khi đi. Loại đế này được quân lính sử dụng phổ biến trong những năm thế chiến thứ 2.

Bên cạnh đó, phần đế còn có thể kết hợp giữa cao su và gỗ tuỳ theo nhà sản xuất và yêu cầu của người sử dụng. 

Đế phíp, có phần đế cao su kết hợp với gót gỗ. 

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here