Vấn đề chiếm đoạt văn hóa lần nữa ‘dậy sóng’ sau clip In-flight Safety của Vietnam Airlines

0

Vừa qua, Fashion Blogger Trí Minh Lê đã chia sẻ những cảm nghĩ tích cực về clip In-flight Safety từ Vietnam Airlines. Tuy nhiên, một người dùng Facebook đã đăng tin phản đối ý kiến của Blogger trên.

Ngày 3/8, Trí Minh Lê đã dành cho clip In-flight Safety của hãng hàng không Vietnam Airlines những lời khen có cánh về truyền tải thông điệp mang tính tự hào dân tộc. 

Nếu các bạn đã xem clip ‘In-Flight Safety Video’ được thực hiện bởi Viewfinder Media và chỉ đạo bởi đạo diễn trẻ tài năng Phương Vũ thì sẽ thấy một Việt Nam đẹp đẽ xuất hiện với các trang phục truyền thống của 54 dân tộc anh em đang sinh sống tại đất nước hình chữ S. Nhưng khéo léo vào trong đó là những thứ mới hơn – đó chính là sự kết hợp giữa văn hóa ‘Phương Tây – Phương Đông’. Dưới bàn tay của DTAP thì các nhạc cụ truyền thống của từng vùng miền trải dài từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam kết hợp với các giai điệu hiện đại là nhạc nền để diễn viên (Cũng là người trẻ) thoải mái thể hiện những điệu nhảy cũng kết hợp giữa hiphop và văn hóa truyền thống đa dạng của dân tộc Việt. Rồi các bạn sẽ tự hỏi là ‘Có hành vi chiếm đoạt văn hóa hay không?

Bài viêt của nam Blogger

Nhạy cảm nhưng theo con là không. Con nghĩ đơn giản ‘Văn hóa sẽ tồn tại nếu nó được tiếp tục được truyền tới thế hệ kế cận. Một văn hóa sẽ mất đi nếu không ai nhắc tới nó, biết tới nó dù ở phương diện nào đi nữa’.” – Nam Blogger chia sẻ.

Vietnam Airlines
Hình ảnh trong clip In-flight Safety của hãng hàng không Vietnam Airlines.

Không lâu sau, người dùng Facebook tên Nguyen Thuong Tung lên bài phản bác những ý chính trong bài viết của nam Blogger. Những luận điểm của Thuong Tung xoay quanh vấn đề chiếm đoạt văn hóa và phát ngôn từ Trí Minh Lê có phần không đúng với nguyên tắc trong nền pháp trị Việt Nam.

Vấn đề chính nằm ở việc video sử dụng đa số các cách hiểu về trang phục các dân tộc thiểu số phần lớn ở khu vực Hoàng Liên Sơn, vùng biên giới Việt-Trung phía Đông Bắc Bộ, vùng Trường Sơn Đông (biên giới Việt-Lào) và vùng Tây Nguyên theo GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI KINH VỀ TRANG PHỤC NÀY (nhắc trước để đỡ giải thích lại: người Kinh là sắc dân đa số tại Việt Nam, với tỉ lệ là trên 80% dân số). … Vụ này rơi vào hai phạm trù cơ bản của việc tiếm dụng/chiếm dụng văn hoá: một, là việc đánh đồng và gom chung các nền văn hoá khác nhau lại làm một chập (monolithing); hai là việc dùng biểu trưng văn hoá của cộng đồng khác và làm sai lệch giá trị của nó.

Vấn đề thứ hai là việc ‘dân tộc Kinh là anh cả của các dân tộc khác’: câu này nghe VÔ CÙNG CHỐI TAI ạ vì nó đã đi ngược lại nguyên tắc trong nền pháp trị Việt Nam là mọi dân tộc đều có quyền bình đẳng (mặc dù Việt Nam vẫn đặt ngôn ngữ chính thức của nhà nước là tiếng Việt).” Người dùng facebook phản đối.

Vietnam Airlines
Bài viết phản bác của Nguyen Thuong Tung

Bên cạnh đó, bài viết phản bác nhận nhiều ý kiến trái chiều về các luận điểm của Nguyen Thuong Tung:

  • “Lại mang tư tưởng thổ tả phương tây về VN thì cút. 54 dân tộc anh chị em chê điều này. Mặc thì mặc cho đúng, mặc sai phản cảm mới đáng lên án.” – Một người dùng facebook phẫn nộ.
  • “Tôi là ng Việt. Nên văn hóa dân tộc thiểu số nào cũng là máu thịt Việt Nam. Tôi thích áo dài. Nhưng chả lẽ ko cho tôi mặc đồ Mường?Hay tui thích cái váy Mông, nhưng lại mê khăn người Chăm là sai trái????” – Tài khoản N.M.L bình luận.

Hiện tại, phía Trí Minh Lê vẫn chưa phản hồi về ý kiến trên và bài viết của Nguyen Thuong Tung đang là chủ đề bàn luận sôi nổi bởi cộng đồng mạng. Ý kiến độc giả thế nào? Hãy cho Street Vibe biết nhé!

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here