Tracksuit – Mảnh ghép thời đại ẩn trong “bộ đồ của thế hệ mới”

0

Từ một bộ trang phục ra đời vào năm 1939, tracksuit giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu của thời trang và các tiểu văn hóa.

Đúng một năm về trước, hiện tượng Squid Game bùng nổ với số lượt tìm kiếm toàn cầu về những bộ đồng phục tracksuit trong tựa phim này thuộc top xu hướng. Thế nhưng, tính ứng dụng của tracksuit không chỉ dừng ở những dịp như Halloween, mà còn là bộ trang phục thường ngày chiều lòng các nhà mốt nổi tiếng và được sự ái mộ của đông đảo các ngôi sao nổi tiếng.

D6Id6yAW0AAtgeW.jpg
Travis Scott x Puma

Tracksuit là gì?

Đồ thể thao tracksuit (đôi khi được gọi là sweatsuit) là một bộ quần áo rộng thường bao gồm áo hoodie (có zip giữa) hoặc áo len mỏng được phối với quần chun co dãn hoặc rút dây cơ bản. Tại Anh, tracksuit còn được gọi một cách phổ biến và ngắn gọn là “trackies” bắt nguồn từ nhu cầu giữ ấm cho cơ thể khi hoạt động với cường độ cao.

Đến năm 1939, tracksuit mới được chính thức ra đời khi công ty thể thao Pháp Le Coq Sportif cho ra đời bộ đồ “The Sunday Suit”. Tuy nhiên, chỉ khoảng 80 năm sau khi ra đời, câu chuyện của những bộ tracksuit bắt đầu gắn liền tới rất nhiều tiểu văn hoá, sự phản kháng và rất nhiều biểu tượng màn ảnh rộng.

Tracksuit sống cùng với các tiểu văn hoá nổi tiếng

Tracksuit xuất hiện tràn lan và tạo nhiều dư chấn từ những năm 1960, khi ông hoàng thể thao adidas hợp tác với chân sút nổi tiếng người Đức Franz Beckenbauer, đưa nó trở thành món đồ hai mảnh nổi tiếng dành cho những VĐV thể thao. Từ đó, tracksuit được adidas bán hàng loạt như là một trong những sản phẩm chủ đạo của thương hiệu. Nó nổi tiếng đến mức hình ảnh đường kẻ 3 sọc trắng vốn là biểu trưng của adidas cũng trở thành dấu hiệu liên tưởng đến 3 dòng kẻ dọc sườn bộ tracksuit.

Ngôi sao bóng đá người Đức Franz Beckenbauer và sự kết hợp với adidas cùng bộ tracksuit nổi tiếng

Sức hấp dẫn của bộ trang phục này dần lan tỏa trong giới thể thao, và dần tạo nên sức ảnh hưởng đến những thế hệ khi đó. Năm 1970, những người chạy bộ bắt đầu áp dụng phong cách này bởi sự thoải mái và tiện dụng của chúng. Một trong những biểu tượng của giới thể thao lúc bấy giờ là Lý Tiểu Long (hay Bruce Lee) cũng đã bắt đầu thường xuyên sử dụng những bộ tracksuit cho những lần ra mắt trước công chúng.

Anh thường mặc phiên bản tracksuit sọc đỏ trên chương trình Longstreet của đài ABC TV vào năm 1971. Tuy nhiên kinh điển nhất của anh từ trước đến nay luôn là bộ jumpsuit màu vàng và đen từng xuất hiện trong Game Of Death năm 1972. Hình ảnh này dần trở thành một tư liệu để tham chiếu trong nền văn hóa đại chúng khi đó.

Lý Tiểu Long và bộ tracksuit màu đỏ huyền thoại trong series Longstreet.

Vào những năm 80, tracksuit đã thể hiện vai trò của mình như một cầu nối kết nối giữa các tiểu văn hoá với nhau, sự kết hợp thời trang và âm nhạc vốn là hai nền công nghiệp không khói nổi tiếng lúc bấy giờ. Nhóm rappers “Run-DMC” phát hành ca khúc “My Adidas” vào năm 1986. Quay MV và chỉ diện những bộ tracksuits, mặc dù nội dung của bản nhạc không hề liên quan tới thời trang hay thậm chí thể thao, ở thời điểm ra mắt, tracksuit từ adidas dường như đã được công chúng gắn liền với tiểu văn hoá Hip-Hop. Tại Nga, những bộ trang phục này cũng gắn liền với văn hóa Gopnik.

Tracksuit được nước tiến lên như một biểu tượng của sự hội nhập giữa nhiều nền văn hóa mới khi các B-Boys, MCs hay breakdancers liên tục sử dụng chúng. Xuất hiện trong bộ phim Beat Street và bộ phim tài liệu về graffiti – Wild Style, tracksuit xuất hiện hầu như ở khắp mọi nơi từ Bronx, Brooklyn cho đến Queens.

Tracksuit của ban nhạc hip hop Run-DMC đã từng gây sức hút tại New York City thời bấy giờ.
Tracksuit là trang phục đi cùng với hành trình phát triển của nhiều tiểu văn hoá đường phố.

Không dừng lại ở Rap, Hip-hop, tracksuit còn vươn tầm ảnh hưởng đến bờ bên kia của Đại Tây Dương, nơi mà những nhóm nhạc rock như Oasis, Blur hay The Stone Roses của Anh Quốc lựa chọn tracksuit như biểu tượng của phong cách, thể hiện rõ nét nguồn gốc lao động của những nhóm nhạc này. Tracksuit cũng dần trở thành phong cách yêu thích của những raver Châu Âu.

Tất cả mọi người, từ những thanh thiếu niên tại Amsterdam cho đến những dân chơi bar sàn tại London, đã lựa chọn tracksuit như một cách thể hiện bản thân, cũng như sự thoải mái mà chúng mang lại.

Nhóm nhạc rock nổi tiếng lục địa già Châu Âu – Oasis

Tracksuit trên màn ảnh bạc

Văn hoá pop nổi lên như một làn sóng đại trà được nhiều người yêu chuộng, và tracksuit chắc chắn sẽ không thể thiếu khi là thời trang phổ biến cho những bộ phim Hollywood. Những bộ phim như GoodfellasReservoir DogsLa Haine Departed cũng đã chọn bộ trang phục này làm outfit cho những tên tội phạm trong bộ phim.

Ngoài ra, Gucci Mane cũng từng xuất hiện trong một bộ tracksuit adidas trong bộ phim Spring Breakers nổi tiếng. Đặc biệt, chúng còn mang mối liên hệ với giới tội phạm có tổ chức khi kiểu dáng thoải mái của chúng là điểm yêu thích của những tên cướp, bao gồm John Angelo “Junior” Gotti.

Tạo hình của Henry Hill trong bộ tracksuit từ Adidas trong bộ phim Goodfellas.

Với sự trở lại của làn sóng Y2K/McBling và trào lưu thời trang những năm 2000, bộ đồ tracksuits cũng thuộc vòng lặp thời trang ấy. Cuối những năm 90 và đầu 2000, thiết kế tracksuits bằng vải nhung mềm đến từ Juicy Couture là item nền tảng tạo nên một outfit thoải mái, dễ chịu và vô cũng dễ mặc.

Thật không khó để bắt gặp những ngôi sao lúc bấy giờ gồm Britney Spears, Paris Hilton và Jennifer Lopez xuất hiện khắp nơi trong những bộ tracksuits đi kèm kính râm gọng mảnh màu nhạt, chiếc túi xách hàng hiệu, khăn lụa, giày cao gót, son bóng và màu mắt nhũ sáng.

Paris Hilton trong bộ tracksuit từ Juicy Couture
Kim Kardashian & Paris Hilton model Skims velour tracksuits
Kim Kardashian và Paris Hilton

Bộ tracksuits Juicy Couture xuất hiện cùng phụ nữ ở khắp mọi nơi, kể cả trên thảm đỏ. Khi nói về thời điểm này, ít có phong cách hay thương hiệu nào vượt qua được những bộ tracksuit của Juicy Couture khi lần lượt từ nhà Kardashian cho đến nhà Hilton đều xuất hiện với tracksuit, biến chúng thành thời trang đứng đầu xu hướng và thay thế hoàn toàn góc nhìn về việc mặc đồ bộ là lỗi thời của những năm trước đó.

Thời hiện đại, tracksuit trở nên “đa-zi-năng”

Với tác dụng làm ấm cơ thể, tracksuit ban đầu được làm từ chất liệu cotton, polyester hoặc terry cloth – được thiết kế để cách nhiệt và giữ ấm cơ thể của các VĐV trước khi thi đấu. Giờ đây, với xu hướng làm việc tại nhà hậu đại dịch, rất nhiều người bắt đầu tìm kiếm những phong cách ăn mặc thoải mái nhưng vẫn nổi bật nhất.

Ngoài sự trở lại của chất liệu dệt kim, tracksuits cũng là một trong những item nổi bật nhất, đủ tính ứng dụng để có thể “đối phó” với một cuộc gọi online bất chợt, hay khi có người đột ngột ghé thăm và bạn cần phải trông gọn gàng nhất có thể.

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng ưa chuộng phong cách thể thao với tracksuit.
ESJW72rX0AE1IeE.jpg
Celina Dion

Với những ảnh hưởng của tracksuit vào nền văn hóa đại chúng trong suốt quãng thời gian qua, ngành công nghiệp thời trang hiện đại cũng đã có nhiều chuyển biến rõ rệt sao cho phù hợp với thời đại. Từ trang phục thể thao thông thường, hiện tại, tracksuits cũng được đưa vào BST Ready – To – Wear của không các thương hiệu lớn và kéo theo đó, rất nhiều ngôi sao bắt đầu mặc tracksuits trở lại. Ngay cả những gã khổng lồ sportswear như Nike và adidas cũng phải cung cấp nhiều biến thể của tracksuit hơn, với sự tiện dụng và hợp thời trang.

Tạo hình với tracksuit trong dịp Halloween hay cho những ai đam mê hoá trang là một ý tưởng không tồi, vì đây cũng là nguồn cảm hứng cho không ít người hâm mộ điện ảnh về sau và dần dần, tracksuit sẽ được thông dụng hoá như một phong cách thời trang với nhiều biến tấu muôn màu.

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here