Supreme box logo series #6: Quả bom tấn bootleg hay sự bùng nổ táo tợn của Supreme?

0

Sau tất cả những chiếc bogo “ăn theo” các tác phẩm/thương hiệu khác, lần này Supreme đã “chơi lớn” khi chấp nhận đụng độ ông lớn trong ngành thời trang thế giới.

Supreme ngay từ những ngày đầu cho đến thời điểm lúc bấy giờ, đã ngầm khẳng định mình là “kẻ chơi ngông” khi thường xuyên sử dụng các logo của những thương hiệu lớn, sau đó thiết kế lại và in áo. Nếu trước đó, Supreme là một cửa hàng còn quá nhỏ để “ăn gậy” bản quyền hay “lách luật” quá chuẩn với bản collab cùng nghệ sĩ quá cố thì cũng có lúc Surpreme thật sự “chơi trội” và va vào cuộc kiện tụng.

Cụ thể hơn, trong chuỗi những ngày tháng bootleg các logo của hãng lớn, Supreme giương giương tự đắc mình không bị “sờ gáy” bao giờ nên quyết định đợt bootleg này không chỉ có box logo mà tất cả những sản phẩm khác cũng được in theo mẫu thiết kế đó. Và tất nhiên đợt này Supreme tốn một lượng tiền vì Powerhouse trong ngành thời trang – Louis Vuitton – thương hiệu bị Supreme “mượn” ý tưởng đã đâm đơn kiện.

Supreme Louis Vuitton Monogram (2000) aka Cease and Desist Box Logo

Vào năm 2000, Supreme đã cho ra mắt collection mới bao gồm ván trượt, beanie, và Tshirt được in theo các hoạ tiết monogram của Louis Vuitton. Tuy nhiên, Supreme đã rất thông minh khi bootleg lại, thay vì các chữ LV nằm xen kẽ hoạ tiết thì Supreme thay bằng chữ S và hãng đã làm điều này với hầu hết các mẫu monogram đặc trưng.

Collection này được chia làm 2 luồng ý kiến, một bên cho rằng Supreme đã quá ngạo mạn, sử dụng monogram của LV thì không tránh khỏi việc ăn cắp ý tưởng; bên khác – những người có tầm nhìn và yêu thích thời trang đường phố cho rằng Supreme đã tạo một cú hích lớn, rằng thời trang đường phố đâu chỉ là mảng riêng, phong cách này có thể lớn mạnh hơn, luxury hơn và hoà cùng nhịp điệu thời trang thế giới hoặc chính Supreme cũng đã đặt ra giả thuyết, mong muốn trong tương lai thương hiệu này hoàn toàn có thể sánh đôi cùng LV nếu muốn.

Và có lẽ, từ chính 2 luồng ý kiến đó đã phần nào mang ý nghĩa lớn hơn trong văn hóa đại chúng – đặc biệt là trong giới trẻ.

Supreme ngang nhiên thay đổi kết cấu monogram của LV vào năm 2000

Trong khi các brand khác ngại việc va chạm pháp lí với các Powerhouse, thông thường họ sẽ lách luật “Fair Use” ở Mỹ bằng cách thêm bớt một số chi tiết Parody để tránh bị kiện. Nhưng Supreme thì ngược lại, họ không ngại việc phóng lao thì theo lao và có vẻ như Supreme thích ý tưởng này, chỉ đơn giản là chạy theo nó và làm nó như một điều thích thú nhất trần đời.

Collection gây sốt của Supreme vào năm ấy

Sau khi mở bán được 2 tuần và đã shipout các món đồ trong collection, thì Supreme đã bị LV đệ đơn “thu hồi và phá hủy”. Thậm chí LV đã đưa ra những công bố được cho là rất bất ngờ trước nước đi táo bạo của Supreme, họ yêu cầu các sản phẩm đó phải bị đốt cháy để tránh lưu thông thêm.

Nếu trước đây cuộc thưa kiện này từng làm loạn giới thời trang bao nhiêu thì ở hiện tại, khi những thành công của Supreme được ghi dấu, khi mọi người nhìn lại collection của hãng vào năm 2000 đều phải ồ lên rằng có lẽ nào đó chính là bước đầu để 2 powerhouse với 2 hướng đi khác nhau đã collab và công bố collection sau 17 năm tại runway Le Palais Royale, Pháp.

Mặc dù như thế nhưng giá của chiếc bogo này đã rớt thậm tệ sau khi bản collab chính thức vào năm 2017 được ra mắt. Với mẫu áo size XL giá chỉ còn $1.485.

Chiếc áo chỉ còn khoảng 30 triệu đồng sau bản collab chính thức

Có thể giá trị vật chất đã không còn cao, hay collection này có sức công phá như 20 năm trước đây nhưng sức ảnh hưởng của Supreme tới giới thời trang lúc bấy giờ không phải không có. Qua các mẫu bogo đợt này là bàn đạp cho bản collab sau 17 năm mà 2 Powerhouse của làng thời trang đã làm một quả bom tấn thứ thật.

Qua các số Bogo series các bạn đã hiểu thêm những gì về thương hiệu này thì hãy để lại bình luận cùng thảo luận thêm với chúng mình nhé!

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here