Tình dục, ma tuý, đồng tính,..là những hình ảnh được thể hiện dựa trên nhân vật Disney. Những chiếc áo Seditionaries gây tranh cãi khá nhiều trong giới thời trang và ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của những “con nghiện” Punk.
Thương hiệu Seditionaries được tạo ra từ một cửa hàng nhỏ ở số 430, đường King’s Road (nơi biểu tượng cho phong trào Punk) bởi Malcolm McLaren – người quản lý của Sex Pistols và Vivienne Westwood. Cả hai đều là những người dẫn đầu xu hướng cho phong trào Punk đang diễn ra mạnh mẽ ở thời điểm đấy.
Trước cái tên Seditionaries, cả hai sử dụng qua những cái tên với nhiều thời kỳ khác nhau như Paradise Garage (1971), Let It Rock (1971), Too Fast to Live, Too Young to Die (1972), SEX (1974), và cuối cùng là cái tên Seditionaries được sử dụng lâu nhất (1976-1980) và được nhiều người biết đến nhất.
Năm 1974, cửa hàng của cả hai đã bị rất nhiều băng tội phạm tống tiền trong đó có “Teddy boys” và các cảnh sát quanh đây cũng không ưa gì họ. Trước những áp lực đó, họ buộc phải đóng cửa cửa hàng. Hai năm sau đó, họ trở lại một cách đầy mạnh mẽ và bùng nổ với cái tên Seditionaries. Sid Vicious, đã dành cả ngày ở trong cửa hàng cũng tại nơi đây đã diễn ra buổi casting của Johnny Rotten – Hai thành viên chủ chốt của Sex Pistols.
Tình dục, ma tuý, đồng tính, BDSM… đều được thể hiện lên áo thông qua các hình ảnh quen thuộc ở thời kỳ này như Nàng bạch tuyết và Bảy chú lùn, Chuột Mickey,..Một số thiết kế được Malcolm McLaren và Vivienne Westwood lấy trực tiếp từ bản vẽ của Paul Krassner. Những chiếc áo này khá gây tranh cãi trong giới thời trang và ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của những “con nghiện” Punk.
Sự điên cuồng của trào lưu Punk đã gây tác động trực tiếp đến giới trẻ của Anh, họ đắm chìm và không thể thoát ra. Tiêu biểu cho sự điên cuồng ấy là cái chết của Nancy Spungen, bạn gái của Sid Vicious.