Review phim “AMERICAN CRIME STORY: THE ASSASSINATION OF GIANNI VERSACE”- Góc khuất đằng sau một tên sát nhân

0

Bộ phim là tác phẩm do đạo diễn Ryan Murphy cầm trịch kể về kẻ sát nhân gây ra cái chết cho “Ông hoàng Versace” Gianni Versace.

Đạo diễn: Ryan Murphy
Dàn diễn viên: Edgar Ramirez (Gianni Versace), Darren Criss (Andrew Cunanan), Ricky Martin (Antonio D’Amico), Penelope Cruz (Donatella Versace)…
Điểm IMDB: 8,4
Điểm Rotten Tomatoes: 89% Fresh

Là mùa thứ hai riêng của loạt phim truyền hình kể về những tội ác ghê tởm ở Mỹ, bộ phim bị giới phê bình đánh giá thấp hơn so với phần phim trước đó. Tuy nhiên, đây không hẳn là một bộ phim tồi, nó vẫn có những cái hay của chính bản thân nó. Bộ phim được dựa trên câu chuyện về cái chết của Gianni Versace và tên sát nhân Andrew Cunanan. Để có thể hiểu rõ hơn chuyện gì đã xảy ra ở thực tế, các bạn có thể đọc ở bài viết này.

Nội dung kịch tính nhưng vẫn còn sạn

Tập một được mở đầu bằng khung cảnh nhà thiết kế Gianni Versace dạo bước qua từng căn phòng trong căn nhà của mình. Qua từng khung hình, phần nào ta thấy được cái gu thẩm mỹ trong kiến trúc của ông và “tòa dinh thự” nơi ông sinh sống không khác gì một lâu đài lộng lẫy. Cảnh phim nhanh chóng chuyển khung cảnh tên sát nhân Andrew Cunanan ngồi trước bờ biển rồi lặng lẽ trầm mình giữa những làn sóng. Những cảnh quay giữa Versace và Cunanan được quay song song và thể hiện sự đối lập với nhau. Một người sống quyền quý như vua chúa và kẻ kia lầm lũi chạy trốn như một con chuột. 

Qua những cảnh quay đó, người xem ngấm ngầm hiểu được hai người họ sẽ là nhân vật chính của bộ phim. Tiếp đến, sau chuyến dạo bộ quanh Miami, Versace trở về nhà và bất thình lình Cunanan xuất hiện, giương họng súng chĩa vào nhà thiết kế. Sau hai phát súng, bộ phim lập tức chuyển về một thời gian dài trước khi vụ án xảy ra.

Với lối kể chuyện tạo điểm nhấn ở đầu phim nhằm thu hút sự tò mò, chú ý của người xem, từng lớp vỏ trong câu chuyện dần được bóc tách ra theo trình tự thời gian. Mặc dù dựa trên câu chuyện có thật và vấp phải chỉ trích từ gia đình của Versace vì có nhiều tình tiết khách quan, bịa đặt. Bộ phim vẫn có được sự ly kỳ, lôi cuốn trong cốt truyện của nó.

Đạo diễn Ryan Murphy xây dựng bộ phim dựa trên thể loại chính kịch/hình sự thay vì dạng phim tài liệu. Thế nên, có những tình tiết trong phim có thể không có thật và được làm “drama hóa” hơn nhằm giữ chân người xem. Vì thế, tác phẩm này chỉ mang tính tham khảo, chớ vội tin vào những gì diễn ra trong đó là thật 100%. Tựa đề của bộ phim có phần hơi “lạc đề” với nội dung của nó khi toàn bộ câu chuyện đều quay quanh tên sát nhân Cunanan. Còn Versace chỉ xuất hiện đôi chút, làm nút thắt cần có cho câu chuyện. Thế nhưng, ở những cảnh phim nói về Versace, ta thấy rõ hơn về tình yêu của ông dành cho cô em gái Donatella Versace. Những chi tiết đó tạo nên sự dễ thương, ấm áp cho nội dung phim. 

Diễn xuất tuyệt vời của Darren Criss

Đối với những ai đã xem qua Glee chắc chắn không thể không biết đến chàng diễn viên 37 tuổi Darren Criss qua vai diễn Blaine Anderson. Còn ở The Assassination of Versace, vai diễn tên sát nhân Andrew Cunanan của anh được nhiều khán giả và giới phê bình đánh giá cao với nhiều cơn mưa lời khen. Có thể nói, so với những bạn diễn khác, Darren là điểm nhấn của toàn bộ show này. Qua màn diễn xuất tuyệt vời đó, Darren đã khắc họa nên một gã sát nhân điển trai, mưu mẹo nhưng không kém phần bệnh hoạn. Hai thái cực trái ngược nhau là thông thái và bệnh hoạn được Darren thể hiện rõ qua đôi mắt và điệu cười của mình. Không những vậy, anh còn bộc tả rõ nên những giằng xé, bước ngoặt trong tâm lý nhân vật.

Nhân vật Gianni Versace do Edgar Ramirez thủ vai mặc dù ít đất diễn nhưng ông vẫn tái hiện được sự tinh tế của Versace thông qua diễn xuất. Ở đời thật, nhà thiết kế Versace luôn được mọi người yêu quý vì sự thân thiện, tận tâm của mình. Và Edgar Ramirez đã tái hiện, truyền tải một phần nào sự ấm áp đó lên màn ảnh bằng tất cả sự cố gắng của anh. Những diễn viên còn lại chỉ ở mức tròn vai, làm khá tốt vai diễn của họ và không có nhiều nét đột phá, nổi bật. 

Hình ảnh và âm thanh

Một trong những điểm nhấn nổi bật của bộ phim không thể kể xót chính là phần hình ảnh và âm thanh.

Những cảnh quay chậm với khung hình rộng trong phim thật sự rất đẹp và có giá trị để người xem thưởng thức nhiều lần. Những cảnh slow-motion tạo ra khoảng lặng nhẹ nhàng, bộc tả được cảnh sắc xung quanh một cách chi tiết. Không những vậy, phim có tông màu chủ đạo là vàng ấm như “vẽ” lại một thành phố Miami đầy nắng, gió và cát. Không những vậy nó còn tái hiện lại bối cảnh một thành phố Miami huy hoàng những năm 90. Ngoài ra, thời trang những năm 90 cũng tái hiện lại một cách khá chi tiết và chân thật. Cái hồn thời trang của những thập niên 90 huy hoàng với phong cách Miami đều được đưa vào bộ phim. Âm thanh của phim cũng đáng chú ý vì nó làm nổi bật hơn các cảnh quay. Những giai điệu trầm ấm, cổ điển cùng hình ảnh tạo nên một bữa tiệc hình ảnh mãn nhãn đậm chất thơ cho người xem.

Nhìn chung, đây là một phim khá hay để chúng ta coi giải trí cũng như tìm hiểu thêm nhiều thông tin về cái chết của Gianni Versace. Với dàn diễn viên quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp và những cảnh quay đẹp đẽ, phim sẽ mang đến cho người xem những phút giây thư giãn đúng nghĩa.

Bài viết: Ai Huynh

REVIEW OVERVIEW
Cốt Truyện
Diễn Xuất Nhân Vật
Cách Dẫn Chuyện
bưng nước pha trò dưới danh nghĩa biên tập viên
review-phim-american-crime-story-the-assassination-of-gianni-versace-goc-khuat-dang-sau-mot-ten-sat-nhan Bộ phim là tác phẩm do đạo diễn Ryan Murphy cầm trịch kể về kẻ sát nhân gây ra cái chết cho “Ông hoàng Versace” Gianni Versace.Đạo diễn: Ryan MurphyDàn diễn viên: Edgar Ramirez (Gianni Versace), Darren Criss (Andrew Cunanan), Ricky Martin (Antonio D’Amico),...

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here