Mọi thứ đều là thời trang

0

Điều gì được phép làm trong thời trang và những quy tắc được gọi là “chuẩn mực xã hội” từ đâu xuất hiện ?

Trong BST Gucci Spring/Summer 2020 tại Milan Fashion Week – Khi ánh đèn runway được bật và một âm thanh không rõ ràng được bắt đầu. Các người mẫu runway đứng yên trên một băng chuyền mặc trên người những trang phục màu trắng gồm rất nhiều khoá. Những thiết kế này là chất xúc tác để thực hiện hoá sự phẫn nộ của người mẫu Ayesha Tan-Jone, người đã quyết định viết lên tay dòng chữ “MENTAL HEALTH IS NOT FASHION”.

Các hãng tin như Today, CNN đã nhanh chóng hoan nghênh và cổ vũ cho cuộc biểu tình trong im lặng của người mẫu Ayesha. Bức ảnh đã lan truyền như một ngọn lửa khiến mọi người lên tiếng và cho rằng việc Gucci thiết kế những bộ trang phục này là vô cảm và tàn nhẫn vì sức khoẻ của những người tâm thần không phải là chủ đề có thể được áp dụng vào thiết kế.

“Những bộ trang phục này là một lời tuyên bố cho buổi diễn thời trang và sẽ không được bán” – Alessandro Michele, Giám đốc sáng tạo của Gucci. Ông nói tiếp: “ Thời trang là tự do sáng tạo, là cách để truyền tải những vẻ đẹp của các lĩnh vực, trau dồi vẻ đẹp tạo ra sự đa dạng và tôn vinh bản thân.”

Thông qua sự kiện này, vô tình nảy sinh ra một câu hỏi: Điều gì được phép làm trong thời trang và những quy tắc được gọi là “chuẩn mực xã hội” từ đâu xuất hiện ? Tranh cãi này không phải là mới trong thời trang và dường như nó đã xảy ra từ khi bắt đầu những runway show. Con mồi mà các tổ chức xã hội không phân biệt đối xử nhắm đến trong lịch sử thời trang là Alexander Mcqueen qua BST “Highland Rape” Fall/Winter 1995 và John Galliano Dior qua BST “Homeless Couture” Spring/Summer 2000.

Alexander Mcqueen “Highland Rape” Fall/Winter 1995
John Galliano Dior “Homeless Couture” Spring/Summer 2000.

Một sự thật là các nhà thiết kế có ý nghĩa đằng sau những bộ sưu tập của họ đều bị công chúng hiểu sai. Ví dụ Alexander Mcqueen đã sử dụng hình ảnh hiếp dâm thông qua các trang phục rách tả để lộ ngực của người mẫu runway nhằm ám chỉ việc bắt cóc, hiếp dâm, tống tiền ở Scotland hay Gucci thông qua những bộ trang phục mới đây nhất của mình để thể hiện cách mà xã hội hạn chế tính cá nhân hoá, gò bó tâm trí con người như những chiếc khoá trên những bộ trang phục, không phải là đá động đến sức khoẻ của những người tâm thần.

Bất kể những ý nghĩa đằng sau những bộ sưu tập đó là gì, thật nguy hiểm khi bạn phá huỷ tên tuổi của một nhà Mốt chỉ vì bạn không thích bộ sưu tập của họ. Mặc dù bạn có quyền tự do ngôn luận hay là một nhà phê bình thời trang nhưng bạn lại đặt ra những “quy tắc” trong việc sáng tạo khiến cho các nhà thiết kế khao khát truyền bá những thông điệp ý nghĩa bị ảnh hưởng nặng nề từ dư luận.

Mặc dù có thể nói thời trang là tự do sáng tạo, mọi thứ đều được cho phép trong thời trang nhưng liệu có một dòng sông hay ranh giới nào không nên vượt qua hay không ? Sẽ thật buồn cười nếu như nói không có sản phẩm hay bộ sưu tập thô thiển, thiếu tôn trọng nào. Vì trong mỗi người chúng ta vẻ đẹp không thể định vị, nó có thể đẹp, ý nghĩa với người này nhưng lại gây khó chịu với người kia.

Để dẫn dắt cho lập luận trên, có một ví dụ cụ thể như sau: Một thương hiệu thời trang tên B.Stroy đã ra mắt những chiếc áo hoodie có vết đạn thủng trên áo là tên của các trường học nhằm gợi nhớ đến vụ án xả súng tại trường học ở Mỹ. Những chiếc áo hoodie này đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ chia thành hai phe – một bên cho rằng là nó thực sự có ý nghĩa khi lên án những vụ án xả súng và một bên là ý kiến trái chiều, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến các gia đình mất con trong vụ án. Tất cả đều là thời trang, luôn luôn là một nghệ thuật nhưng nghệ thuật tốt hay xấu là do bạn quyết định.

Thời trang là một phương tiện biểu đạt tương tự như điện ảnh, TV, văn học, hội hoạ,..Nhưng thật không may thời trang khó khăn hơn rất nhiều, do những quan niệm về lợi ích rằng trước khi là một tác phẩm nghệ thuật thì nó phải là một sản phẩm bán được. Điều này là một rủi ro lớn ảnh hưởng đến sáng tạo của các nhà thiết kế và những người đứng đầu các nhãn hiệu thời trang: “Chúng tôi bị mắc kẹt với các nhà thiết kế thà hoà hợp với sự buồn tẻ hơn là nắm lấy cơ hội và hoà nhịp vào số đông.”

Tất cả mọi thứ đều là thời trang. Vì vậy, trước khi nêu ra suy nghĩ của mình hay viết gì đó lên mạng xã hội về cách một nhà thiết kế truyền đạt một tư tưởng mà bạn không thích. Hãy nghe tôi tạm dừng việc đó lại và nhâm nhi một tách coffee rồi suy nghĩ: “Bạn đang giải phóng thế giới thời trang hay kìm hãm nó ?”

Nguồn: Le Petit Archive

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here