Levi’s và chiếc quần jeans biểu tượng 501

0

Trong giới thời trang, Levi’s mãi là một huyền thoại và những chiếc quần jeans mang mã số 501 mãi là một biểu tượng.

Nói đến quần Jeans người ta nhớ đến Levi’s như một sự hiển nhiên. Thương hiệu gần 150 năm tuổi với tiêu chí “quality never goes out of style” – chất lượng không bao giờ lỗi thời, đã chiếm trọn trái tim của nhiều người. Hôm nay, hãy cùng Street Vibe tìm hiểu những điều thú vị về Levi’s và những chi tiết ý nghĩa trên chiếc quần denim của thương hiệu.

Levi Strauss và Jacob W. Davis – Những người đã làm nên Levi’s

Năm 18 tuổi, anh chàng người Do Thái, Levi Strauss, nhập cư vào Hoa Kỳ khi cơn sốt vàng đang diễn ra dữ dội. Với đầu óc kinh doanh, Levi bắt đầu buôn bán các loại hoàng hóa khô cho người tứ xứ đến đây để tìm vàng như ấm đun, hàng may mặc,lều,… Đến năm 1853, anh chàng 24 tuổi đã thành lập được công ty riêng của mình. 

Levi Strauss. 
Jacob W. Davis

 

Khi ấy Levi gặp được Jacob W. Davis – một thợ may địa phương, ông đã có thêm một bước tiến mới trong sự nghiệp. Trước đó, trong một lần “gia cố” chiếc quần cũ theo yêu cầu của một thợ mỏ, Jacob đã phát minh ra việc dùng đinh tán để giữ cho phần túi và đường nối không bị bung ra trong quá trình làm việc nặng nhọc.

Khi gặp được người thương nhân tài ba Levi, Jacob ngỏ lời hợp tác cùng ông để phát triển phát minh này. Nhiều người thắc mắc vì sao Jacob không tự giữ riêng phát minh cho riêng mình mà lại phải chia sẻ với Levi. Nguyên nhân vì điều kiện kinh tế của Jacob khi ấy không đủ tiền đăng ký bản quyền cho chiếc quần. Điều đó đồng nghĩa với việc những thợ may đang “dòm ngó” chiếc quần đinh tán có thể làm giả một cách dễ dàng khi nó được tung ra thị trường. Vì vậy, Jacob đã đưa ra điều kiện hợp tác với Levi rằng: Levi sẽ trả toàn bộ số tiền tiền cho việc đăng ký bằng sáng chế. Và Levi đã đồng ý lời mời hợp tác này. 

Ít lâu sau bằng sáng chế được cấp, hai người bắt đầu sản xuất những chiếc “Blue Jeans” với đặc trưng là phần đinh tán. Ngày 20/5/1873 chính thức đánh dấu sự ra đời chiếc “Blue Jeans” đầu tiên – The Levi’s 501 và gặt về “trái ngọt” nhanh chóng. Phần đinh tán bằng đồng được thêm vào quần một cách đơn giản mà hiệu quả đã khiến Levi’s 501 được ưa chuộng. Đó cũng là lúc, người thương buôn tài ba Levi bắt đầu những thành công rực rỡ của mình. 

Trong những thập kỷ tiếp theo, Levi và những người thừa kế của ông đã cải tiến chiếc quần jeans với đặc điểm thiết kế khác nhau. Phần đinh tán được giữ lại và phần nhãn thay đổi tạo điểm nhấn. 

Một chiếc Levi’s 501 được mặc bởi Hailey Bieber

Sự thay đổi của logo Levi’s

Năm 1886, chiếc nhãn “Two horse” của những chiếc quần Levi’s với hình ảnh hai chú ngựa đang kéo dãn chiếc quần đã tạo được ấn tượng cho đến ngày nay. Hình ảnh trên thể hiện chất lượng và slogan “Quality never goes out of style” của Levi’s. Vì độ phổ biến của chiếc nhãn này mà lúc bấy giờ Levi’s còn được gọi là “Two-Horse Brand”. Mãi cho đến gần 50 năm sau – năm 1928, thương hiệu này mới có cái tên chính thức là Levi’s Strauss & Co.

Levi’s
Phần tag “Two-Horses -Brand” của Levi’s 501. Nguồn: www.levistrauss.com
Logo của thương hiệu được thay đổi qua từng năm

Những năm sau đó nhiều loại nhãn mới cũng xuất hiện. Một dấu mốc phải kể đến là năm 1967, Levi’s đã giới thiệu logo đỏ với hình cánh dơi đặc trưng. Ý tưởng được hình thành bởi nhà thiết kế Walter Landor với sự kết hợp của hình dạng bảng Pantone và đường khâu túi sau của chiếc quần 501.

Sau đó, Landor cũng đề xuất viết hoa tên thương hiệu và thay đổi chữ “E” thành “e”. Và đây chính là chiếc logo chúng quen thuộc ngày nay. Đôi khi, logo có thể được thay đổi nhưng các biến tấu đó đều dựa trên nền chiếc logo được tạo ra vào năm 1967 này. 

Levi’s

501 – Chiếc quần “iconic” của Levi’s

Hiện tại trên thị trường, ta có thể bắt gặp nhiều loại quần Levi’s. Thế nhưng, Levi’s 501 luôn được xem là chiếc quần đặc biệt nhất vì nó là chiếc quần đầu tiên được thương hiệu sản xuất. Cái tên 501 xuất phát từ chất liệu vải được sử dụng để tạo ra chiếc jeans xanh này. Quay về trước những năm 1980, chiếc quần chỉ được gọi đơn giản với cái tên XX.

Năm 1915, Levi’s đã hợp bắt tay cùng Cone Mills Corporation – một nhà máy sản xuất denim tại California để tạo ra một loại vải chất lượng cao. Chất liệu đặc biệt này đã tạo nên cái nhìn riêng biệt cho chiếc 501 mà bất kỳ sản phẩm làm theo nào cũng không thể sánh bằng.

Levi’s

Năm 1927, Levi’s và Cone đã thêm một đường chỉ đỏ dọc theo phần selvedge của chiếc quần 501 để thể hiện cho chất lượng của chiếc quần. Nó được gọi là “Shrink-To-Fit” với chất vải denim thô, chiếc quần sẽ co lại sau mỗi lần giặt đến khi fit vừa vặn với chân của người mặc. 

Levi’s

Năm 1946 là thời kỳ chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục của Levi’s khi công ty quyết định từ bỏ việc buôn bán và tập trung vào sản xuất quần áo dưới nhãn hiệu của mình. Đến những năm 1960, quần jeans Levi’s được mặc bởi các cao bồi Mỹ đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Khi công ty ra mắt công chúng vào năm 1971, thương hiệu nhanh chóng “bành chướng khắp” 50 quốc gia. Theo báo cáo thường niên năm 1984, Levi’s 501 tiếp tục là chiếc quần jean bán chạy nhất trên thế giới.

Sự hợp tác giữa Cone Mills và Levi’s đi đến cam kết nhà máy sẽ sản xuất vải cho Levi’s mãi mãi. Giữ lời cam kết đó, từ năm 1915 đến khi đóng cửa vào năm 2017, Cone Denim đã đã sản xuất loại vải denim mà Levi Strauss & Company sử dụng độc quyền cho quần Levi’s 501. 

Levi’s
Trên trang chủ của Levi Strauss. 

Đến ngày nay khi được nhiều người được hỏi về một chiếc quần jeans, hình ảnh nảy ra đầu tiên trong đầu phần lớn là chiếc Levi’s 501. Chiếc quần đã trở thành một nét văn hóa ăn mặc và thời trang hàng ngày của nhiều người. 

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here