Legal fake: “Con virus” khó trị của ngành thời trang

0

Lách luật để tồn tại, đồ “nhái hàng hiệu” hay “legal fake” vẫn tiếp bành trướng không có dấu hiệu ngừng lại.

Theo một số định nghĩa, một sản phẩm được xem là “nhái hàng hiệu” hay “legal fake” khi một công ty/thương hiệu giả mạo đăng ký bản quyền tại một số nước trước công ty thật và được pháp luật nước đó bảo vệ. Từ đó, các brand “legal fake” có thể tự do hoành thành, buôn bán rộng rãi song song với thương hiệu gốc mà không phải sợ bất kỳ vấn đề pháp luật nào.

Tuy đúng về lý nhưng “legal fake” vẫn luôn bị cộng đồng thời trang lên tiếng chỉ trích vì cản trở sự phát triển của thương hiệu gốc. Song, cho dù có chỉ trích, phê phán bao nhiêu, vẫn có rất nhiều yếu tố để “legal fake” tiếp tục nhởn nhơ tồn tại và phát triển. Vậy đâu là yếu tố thuận lợi giúp “loại virus” có thể tồn tại, Street Vibe sẽ cùng các bạn tìm hiểu trong bài viết này!

Store Supreme Italia – “Legal fake” của Supreme tại Thượng Hải

Sự “bao che” của luật pháp

Như đã nói ở trên, sự tồn tại của “legal fake” là hoàn toàn hợp pháp vì được pháp luật công nhận. Trước tiên, ta cần biết rằng trong hệ thống bản quyền vẫn còn nhiều lỗ hổng. Những thương hiệu “legal fake” với sự “khôn lỏi” đã nhanh tay đăng ký bản quyền tên nhãn hàng có phần “tạm giống” với brand gốc ở những nơi mà chính chủ chưa kịp đặt chân đến. Một số quốc gia cứ như vua Hùng trong truyện Sơn Tinh/Thuỷ Tinh: ưu tiên trao bản quyền cho brand nào đến trước. Nói về vấn đề này, Supreme chính là nạn nhân nổi tiếng nhất trong cuộc đấu đá với “kẻ ma mảnh” Supreme Italy hoặc Balmain với “bản sao” Balmain Dubai.

Dù brand chính chủ có đâm đơn kiện cáo bao nhiêu, luật pháp vẫn sẽ bao che cho “legal fake” đến cùng. Vì theo lẽ cơ bản, “legal fake” cũng đóng góp một phần thuế không nhỏ cho quốc gia nên chả dại gì luật pháp lại ngăn cấm hay cản trở sự tồn tại của “legal fake”. Âu cũng là “Phép vua thua lệ làng”.

Đánh vào tâm lý của người tiêu dùng

Việc “legal fake” mượn tên từ thương hiệu nổi tiếng có thể xem là nước đi vô cùng thông minh trong kinh doanh. 

“Bọn virus” này đánh vào tâm lý thích mua đồ hiệu có tên tuổi, tiếng tăm từ người tiêu dùng. Rồi sau đó tạo ra những cái tên có phần giống vậy để gây nhầm lẫn cho khách hàng. Không những vậy, “legal fake” cũng rất biết cách “chèo kéo” người mua khi luôn bán với giá thành rẻ hơn chính chủ rất nhiều lần.Chẳng hạn, tại Việt Nam có thương hiệu nọ tên khá giống với Nhà mốt đình đám Valentino. Chính bởi vì cái tên gần giống như vậy và giá cả hợp túi nên đã có vô số khách hàng nhầm tưởng mình mua được đồ chính chủ của Valentino. Ôi trao cho cả túi tiền nhưng lại nhận phải cú lừa!

legal fake là gì

Không riêng gì khách hàng, cả chính tập đoàn công nghệ lớn như Samsung Trung Quốc cũng có lần ăn phải cú lừa như vậy. Chuyện rằng khi ấy Samsung đăng tin sẽ hợp tác cùng Supreme. Nhưng sau đó, chính Supreme đã lên tiếng “Ủa, làm gì có collab hả ba?”. Đến lúc này, Samsung mới vỡ lẽ mình hợp tác với “kẻ ăn theo” Supreme là Supreme Italia.

legal fake là gì

Đến cả chính chủ cũng thích bị “legal fake” !?

Ở khía cạnh khác, cả thương hiệu chính chủ cũng rất thích bị “legal fake” nhại lên tên mình. Cớ sao lại có chuyện lạ lùng như thế? Về cơ bản, đồ hiệu luôn có giá đắt đỏ để mua mà ít người mua thì độ phủ sóng của thương hiệu sẽ không thể vươn ra xa đến nhiều nơi.

legal fake là gì

Khi những mặt hàng như “legal fake” xuất hiện, mọi người có thêm nhiều cơ hội để tìm hiểu đến những thương hiệu này. Dần về sau, tên thương hiệu sẽ dần in dấu vào tiềm thức của khách hàng, khiến họ nhớ mãi. Bên cạnh đó, những vụ kiện cáo giữa chính chủ và “legal fake” luôn là chủ đề khiến báo chí tốn không biết bao nhiêu giấy mực. Drama càng lớn, càng nhiều người chú ý sẽ khiến thương hiệu được phủ sóng rộng hơn. Mặc dù “legal fake” có thể ảnh hưởng đến doanh thu chính chủ nhưng hãy cứ xem như đó là chi phí bỏ ra để marketing. Đúng là “Bỏ con tép, bắt con tôm” !

Lời kết

Với những yếu tố trên, thật khó để loại trừ “con virus” này khỏi giới thế trang. Trong viễn cảnh tệ hơn, rất có thể nó sẽ trở thành một phần thiết yếu để thời trang phát triển. Theo các bạn, “legal fake” liệu sẽ tiếp tục tồn tại hay lụi tàn trong tương lai, hãy cho Street Vibe biết câu trả lời nhé!

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here