Denim Tears: Sự giao thoa giữa thời trang đường phố và cộng đồng người Châu Phi

0

Denim Tears khám phá sự giao thoa giữa thời trang và cộng đồng người châu Phi, nuôi dưỡng một quan điểm lịch sử nổi bật. Trong đó, mọi nhân vật, diện mạo và bối cảnh đều gợi lên một cuộc kiểm tra tự trị về quá khứ và tương lai của nước Mỹ.

Sự hình thành của Denim Tears

Denim Tears là một nhãn hiệu quần áo nghệ thuật ra đời vào tháng 9 năm 2020, được thành lập bởi Tremaine Emory – một nhà thiết kế quần áo tập trung vào nghệ thuật biểu tượng. Không đơn thuần chỉ sản xuất quần áo, đứa con tinh thần của Emory mang đến nền tảng ý nghĩa hơn nhiều cho những sản phẩm. Mọi thứ về thiết kế và hình tượng của Denim Tears đều mang tính chiến lược cực kỳ cao và đặc biệt tập trung vào việc nâng cao nhận thức xã hội về vấn đề phân biệt chủng tộc ở Mỹ.

BST đầu tay của Denim Tears ra mắt vào dịp kỷ niệm 400 năm ngày bắt đầu chế độ nô lệ ở Mỹ với nhiều loại áo khoác hoodie, áo nỉ và quần jeans có các họa tiết liên quan đến lịch sử về người da màu. Emory đã đặt mục tiêu đòi lại quá khứ tiêu cực và phân biệt chủng tộc gắn bằng cách tạo ra logo “bông hoa” và biến nó thành nghệ thuật trên trang phục của mình. Những món đồ như quần jean với vòng hoa trắng được in khắp bề mặt quần áo được xem như một biểu tượng đặc trưng của Tremaine Emory và Denim Tears.

Denim Tears đã hợp tác với Levis, Converse, Stussy,… và gần đây nhất là Dr. Martens đánh dấu sự thành công cũng như phạm vi hoạt động của thương hiệu trong thế giới thời trang ngày càng nổi tiếng. Đặc biệt tại Việt Nam, Denim Tears cũng được tích cực lăng xê bởi các rapper – Andree Right Hand là một trong những rapper có cho mình một vài items đặc biệt.

Tremaine Emory là ai?

Trước khi trở thành Giám đốc Sáng tạo tại Supreme, Tremaine Emory vốn đã là một trong những cá tính sáng tạo nổi bật của giới thời trang đường phố tại Hoa Kỳ. Tầm ảnh hưởng của Tremaine Emory đến cộng đồng còn vượt xa khỏi phạm vi thời trang, khi ông không ngừng lên tiếng về những bất cập trong xã hội hiện đại qua các sản phẩm thời trang của mình.

Emory bắt đầu sự nghiệp thiết kế của mình tại Marc Jacobs và học các kỹ năng điều hành một nhãn hiệu thời trang trong 9 năm. Bước ngoặt lớn xảy ra khi Kanye West mời anh tham gia vào đội ngũ sáng tạo. Từ đây, Emory bắt đầu làm cố vấn sáng tạo của Ye vào năm 2016, và sau đó gia nhập nhãn hiệu Yeezy với tư cách giám đốc thương hiệu, giám sát các buổi ra mắt thời trang và giày dép của hãng. Việc tham gia vào hội nhóm của Ye cũng tạo cơ hội cho Emory gặp gỡ những con người đã định hình thời trang và văn hóa đương đại.

Emory nổi tiếng với nhiều “chiến công” khác nhau, chẳng hạn như tổ chức các bữa tiệc và sự kiện hạng A, và thậm chí còn cộng tác với nhà thiết kế Virgil Abloh. Trong một buổi phỏng vấn hai năm về trước, Virgil cũng dành những lời ngợi khen đến Tân Giám đốc Sáng tạo Supreme: “Tremaine đang tạo nên những khoảnh khắc văn hóa sâu sắc không kém những gì đã diễn ra trong 30, 40 hay 50 năm về trước. Cậu ta đã vẽ nên một bức tranh xã hội hoàn toàn mới cho người da màu. Thời trang của cậu ấy không đơn giản chỉ là một món đồ phục vụ cho việc ăn mặc.”

Sau khi Virgil Abloh qua đời vào năm 2021, nhiều người trong ngành thời trang đã tiên đoán xem ai sẽ đảm nhận vị trí Giám đốc nghệ thuật của dòng Trang phục Nam tại Louis Vuitton. Thương hiệu cao cấp của Pháp lúc đó vẫn chưa nêu tên người kế nhiệm, nhưng một số người tin rằng Tremaine Emory là một ứng cử viên có tiềm năng. Tuy vậy, “ngôi vương” đã gọi tên Pharrel Williams thay cho vị trí của Virgil tại L.V, nhưng thực tế Tremaine Emory không cần một danh hiệu ở L.V để chứng minh tầm ảnh hưởng của mình ở thời điểm hiện tại.

Những lần hợp tác với các thương hiệu đình đám

Levi’s® x Denim Tears

Năm 2021, thương hiệu Denim Tears ra mắt bộ sưu tập kết hợp cùng Levi’s mang họa tiết bông gòn, nhằm ghi lại một thời lịch sử nô lệ của người Mỹ gốc Phi. Bộ sưu tập trở thành một hiện tượng được bàn tán sôi nổi, sau khi Kanye West diện chiếc quần denim trước công chúng.

denim tears

Dior x Denim Tears: Dior Tears

Với tiêu đề “Dior Tears”, bộ sưu tập kết hợp này được thực hiện bởi nhà thiết kế Kim Jones của Dior và nhà thiết kế khách mời Tremaine Emory, được cho là để vinh danh các nghệ sĩ và nhà sáng tạo người Da đen như tiểu thuyết gia nổi tiếng James Baldwin và nghệ sĩ huyền thoại Miles Davis. Họ là những người được tôn vinh ở châu u vào những năm 50 ngay cả khi sự phân biệt chủng tộc bùng phát ở Mỹ. Bộ sưu tập này còn bày tỏ lòng kính trọng đối với phong trào dân quyền với thiết kế quần áo bảo hộ lao động.

Stussy x Denim Tears

Xu hướng sử dụng các mẫu, màu sắc và văn bản liên quan đến xuất thân, quê hương và nhãn hiệu người Mỹ gốc Phi của Tremaine Emory được thể hiện đầy đủ trong BST hợp tác giữa Stussy và Denim Tears. Nổi bật giữa dòng sản phẩm nhiều món đồ là set áo khoác denim và jean có màu sáng hoặc màu đậm hơn và có nhãn hiệu Stüssy trên toàn bộ quần áo cùng các các họa tiết hoa đặc trưng bông hoa trắng của Denim Tears.

denim tears

The Dr. Martens x Denim Tears

Tremaine Emory đang áp dụng cách tiếp cận có tầm nhìn xa của mình cho sự hợp tác mới nhất với Dr. Martens. Trong nỗ lực khôi phục lại lịch sử tôn vinh cộng đồng người Afro-Caribbean, Tremaine tiếp tục thúc đẩy bằng cách tạo ra những sáng tạo có ý thức về chủng tộc sẽ mổ xẻ sự giao thoa giữa lịch sử và thời trang. Điều này đánh dấu sự hợp tác đầu tiên giữa Dr. Martens và Denim Tears. Bộ sưu tập giày thể hiện sự truyền tải văn hóa Caribe khi thiết kế xoay quanh Union Jack được thay đổi bằng màu cờ Jamaica, lấy cảm hứng từ lá cờ “Union Black” năm 2003 của Chris Ofili.

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here