Cơn sốt Chanel bao giờ mới hết “hot” với người trẻ?

0

Nếu ở Việt Nam có sốt đất, sốt nhà, thì ở Hàn Quốc lại có sốt Chanel, sốt Gucci thu hút người trẻ. Hàng dài xếp hàng trên những con phố sầm uất, trước cửa hàng để dốc tiền sắm hàng hiệu được mang tên Hiện tượng Chanel. Có nhiều người cho rằng đây chính là chiêu trò truyền thông của nhà mốt, thế nhưng, đây cũng được coi là “thú vui” của người trẻ: săn đồ hiệu.

Ảnh: L’Officiel Vietnam

Mua túi Chanel vì… chẳng biết mua gì khác

Đại dịch dai dẳng gần hai năm qua khiến nhiều người không thể đi du lịch nước ngoài hay vung tiền ăn uống tại các nhà hàng sang trọng. Phần khác, giá nhà đất hay bất động sản ở những thành phố lớn tăng cao khiến người trẻ chẳng còn thiết tha tiết kiệm tiền. Vì vậy, họ giải tỏa cơn ức chế bằng cách… mua sắm đồ xa xỉ.

Ảnh: Vneconomy

Mục tiêu tiết kiệm tài chính của hầu hết người trẻ chính là để ổn định cuộc sống, mua nhà, mua xe và cưới hỏi. Tuy nhiên, có lẽ điều đó không còn đúng với thế hệ trẻ, những người có cá tính mạnh, chịu chơi, và sống cho hiện tại. Hơn thế, việc tiết kiệm để mua nhà là vô nghĩa khi giá tăng quá cao, người trẻ Hàn Quốc đổ sang mua túi Chanel, giày Gucci.

Ảnh: CEOWORLD

“Trẻ hoá” dần cơn sốt thời trang xa xỉ

Việc những người trẻ dần nhảy vào cuộc chơi thời trang xa xỉ khiến những người giàu không còn mặn mà với những chiếc túi vốn dĩ là dấu hiệu của sự giàu có. Quan niệm mới được tạo ra, cho rằng túi Chanel là món đồ mà bất cứ ai cũng có thể sở hữu được, và tính khác biệt cũng như nhu cầu định vị vị thế của người có tiền dần trở nên lu mờ đi.

Ảnh: Vogue

Đại dịch đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người trẻ là vậy, nhưng không chỉ vì thế mà người giàu không còn quan tâm tới những chiếc item xa xỉ. Về cơ bản, họ có nhiều nguồn đầu tư khác cần phải rót tiền vào như an ninh, sức khoẻ, hay giáo dục. Đây cũng được xem là một xu hướng, khi người giàu dần chi tiền nhiều hơn để làm đẹp “phần bên trong”, thay vì diện mạo và quần áo như trước đây.

Một điểm tích cực trong xu hướng này là việc chất lượng dịch vụ sẽ được “mở rộng” cho phân khúc người trẻ, và những scandal về nhân viên cửa hàng tỏ thái độ với khách hàng sẽ dần vơi bớt đi.

Ảnh: Bloomberg

Sự lo ngại đến từ những nhà mốt

Mặc dù những hãng thời trang xa xỉ gần đây đang dần cố níu kéo sự quan tâm của người trẻ vào những mặt hàng này, nhưng vẫn có những thương hiệu đang ráo riết tìm cách xây dựng định vị của mình trong mắt của giới thượng lưu.

Bối rối trước hiện tượng mất khách “ruột”, nhà mốt Chanel đã hạn chế việc sử dụng các cửa hàng của khách đặt trước, với lý do là cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Thêm vào đó là những đợt tăng giá thường niên quen thuộc của hãng với hy vọng “chặn đứng” cơn sốt của người trẻ. Thế nhưng, có lẽ nó càng làm mọi thứ tệ hơn khi đa số người tiêu dùng muốn chi tiền trước khi những món đồ tăng giá.

Ảnh: CNBC

Đồng thời, Chanel cũng ra luật rằng mỗi người chỉ được mua một sản phẩm trong năm để tăng tính độc quyền, tương tự như Hermès cũng giới hạn khách hàng mua sắm hai lần trong một năm. Tuy nhiên, việc này cũng gặp khá nhiều khó khăn khi cơn sốt resell ngày càng sốt hơn và dần mất kiểm soát.

Không ai có thể dự đoán được rằng đây chỉ là xu hướng ngắn hạn do nhu cầu cần phải chi tiền sau đại dịch, hay chính là tương lai của thời trang hàng xa xỉ. Thế nhưng, đây là một minh chứng rõ nét cho một thế hệ trẻ luôn khao khát sống hết mình cho hiện tại, và để ngỏ những kế hoạch cho tương lai.

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here