Các sản phẩm Gucci đến từ Web Cosette – Úc chính thức bị cấm giao dịch khỏi Group Tín Đồ Hàng Hiệu

0

Một website bán hàng trực tuyến có trụ sở đặt tại Sydney đang trở thành tâm điểm của dư luận vì việc lợi dụng giấy chứng nhận Authentic từ Entrupy

Trước đó Street Vibe cũng đã có một bài viết nói về mẫu túi Gucci Horse Bit 1955 Gucci Marmont được làm giả một cách tinh vi có thể qua mắt được công nghệ Check bằng AI đến từ công ty nói trên. Tuy nhiên vẫn chưa có kết luận và thông chính thức từ nơi khởi nguồn là là Group TĐHH, cho nên một số lượng lớn các mẫu túi Gucci kể trên vẫn được bán công khai trên thị trường.

Mẩu túi Gucci Horse Bit 1955 và Gucci Marmont

Thì mới đây vào hôm thứ sáu, ngày 6 tháng 11 năm 2020, một quản trị viên của Group TĐHH đã đăng một bài thông báo dài về quyết định của đội ngũ admin group về sự việc trên.

Thứ 1, Group TĐHH chính thức từ chối các kết quả check MM và 1955 của Entrupy Do đó kể từ sau thông báo này tất cả các kết quả cũng như chứng nhận từ đơn vị này cung cấp cho Gucci MM và 1955 , chúng tôi từ chối chấp nhận làm căn cứ để chứng minh hàng Authentic và đăng bán trong group !Phần này Admin Hà sẽ thông báo cụ thể hơn với mọi người !

Thứ 2 : Group chính thức cấm tuyệt đối bán các sản phẩm Gucci đến từ Web Cosette – Úc. Các mặt hàng khác tại Úc theo kênh chính thống vẫn được chấp nhận !Quá trình làm việc, tìm hiểu, đội ngũ BQT xác nhận nguồn hàng đến từ đây là Fake !”

Ảnh chụp màn hình website Cosette

Quản trị viên này đưa ra tố cáo vạch trần về công ty My Fashion Republic có web bán hàng https://www.cosette.com.au/ thật chất là một công ty có nguồn cung hàng hoá đến từ trung quốc, với những chiêu trò thường thấy là mua tên miền và đặt địa chỉ công ty ở các quốc gia phát triển như Châu Úc, Châu Âu. Sau đó tạo website thương mại điện tử để bán những sản phẩm hàng hiệu giá hời, với mức chiết khấu vô cùng cao đi kèm coupon giảm giá để đánh lừa khách hàng. Đồng thời quản trị viên này cũng khẳng định là những ai đang sinh sống tại Úc đều biết rằng đây là 1 store bán fake – thậm chí dân cũng tẩy chay. Quản trị viên cũng đặt ra câu hỏi mang tính ẩn ý không biết vô tình hay cố ý nhưng một số seller đã đưa nguồn hàng này về thị trường Việt Nam kết hợp giấy chứng nhận Authentic đến từ Entrupy để tung ra thị trường.

Tiếp đến quản trị viên đưa ra những quan điểm về chiếc túi và quá trình check túi. Kết luận sau cùng được đưa ra cùng với rất nhiều seller có kiến thức và được tiếp xúc nhiều với dòng túi này đều khẳng định chiếc túi Gucci Horse bit 1955 đến từ Cosette Fake. Ngoài ra quản trị viên cũng chỉ ra chiêu trò tinh vi của những người buôn hàng nhằm biến hoá túi Fake thành Real với giấy xác nhận Authentic từ Entrupy, hoá đơn được “mượn” từ một chiếc túi khác…. hay chơi lớn hơn là đem chiếc túi này vào cửa hàng của hãng để sửa chữa – một cách mà đa phần người sử dụng đồ hiệu lâu năm đã từng nghe qua.

Vị quản tri viên này cũng khẳng định Gucci không cung cấp bất kì dịch vụ xác thực Authentic nào tại cửa hàng và việc nhận chiếc túi Gucci đễ sửa chữa cũng không có nghĩa nó là hàng chính hãng, đồng thời anh cũng đưa môt số tin nhắn và email cho Gucci nhằm để củng cố thêm cho luận điểm này.

Tin nhắn trên whatsApp với Gucci có tích xanh

Tạm dịch

QTV:”Chào Laura! Tôi có một câu hỏi là nếu như tôi cầm một chiếc túi Gucci tới để sửa chữa tại cửa hàng, và cửa hàng đồng ý sửa thì đó có nghiã là chiếc túi đó là thật hay không?”

Gucci:”Chúng tôi không cung cấp bất cứ dịch vụ xác định hàng thật ở cửa hàng hoăc online. Để chiếc túi được hổ trợ về dịch vụ sau bán hàng ( ở đây là dịch vụ sửa chữa) bạn phải cung cấp được hoá đơn mua hàng từ Gucci. Nếu chiếc túi không được mua trực tiếp từ cửa hàng hoặc website chính chủ của Gucci thì chúng tôi không hổ trợ được, bạn phải liên hệ với reseller để hỏi về dịch vụ sau bán hàng từ người này”

Email phản hồi từ Gucci khẳng định Cosette không phải cửa hàng bán lẻ được uỷ quyền

Qua quá trình tìm hiểu thì Street Vibe đã tìm thấy trang web bán hàng Cosette với chiêu trò sử dụng tên miền đến Úc và đia chỉ ở Úc nhằm đánh lừa người tiêu dùng, đồng thời họ cũng sữ dụng các đánh giá “ảo” nhằm tăng “sao” trên các nền tảng như Trustpilot, Scamadviser, Trust Mamma… Tuy nhiên nếu người tiêu dùng không kiểm tra kĩ càng thì sẽ dể dàng mắc bẫy.

Trên Scamadviser mặc dù có số sao vô cùng đẹp là 4.5 sao nhưng điểm tin cậy ( Trustscore) là bằng 0

Qua Trust Mama thì cũng không khả quan hơn là mấy khi điểm tin cậy cũng chỉ là 50-50

và hơn hết ở Trust Mama xuất hiện những đánh giá tố cáo Cosette bán Fake với nhận định về chiêu trò núp bóng doanh nghiệp Úc để bán hàng kém chất lượng, điều này hoàn toàn trùng khớp với quản trị viên của Group TĐHH.

Qua sự kiện trên Street Vibe cũng mong các bạn là những người tiêu dùng hoặc reseller hãy tìm hiểu thật kỹ nguồn gốc hàng hóa trước khi mua hàng từ một Website bán hàng nào đó, vì theo nhận định sau dịch có hàng loạt Website bán hàng mới cũng xuất phát từ các nước phát triển nhưng hàng hóa có “phát triển” hay không thì hoàn toàn là một ẩn số.

Xem thêm:

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here