Business Attire và Business-core: Bài trừ hay đón nhận cái mới?

0

Business Attire là gì? Khái niệm này khác Business-core như thế nào? Liệu có điểm chung nào giữa hai khái niệm này? Hãy cùng Street Vibe tìm hiểu nhé!

Sự xuất hiện của “Business-core” phần nào đó gây nên bàn tán vì thuật ngữ này được “khai sinh” bởi những nhà sáng tạo nội dung trên TikTok. Cùng với tâm lý bài trừ mạng xã hội này một cách mù quáng của nhiều cá nhân, thuật ngữ Business-core cũng vô tình vướng phải một số tranh cãi không đáng có. Đôi khi, không phải mọi khái niệm về thời trang TikTok đều sai. Để hiểu hơn về Business-core, hãy cùng Street Vibe “mổ xẻ” thuật ngữ này và phân biệt nó với khái niệm “Business Attire” (Trang phục công sở).

Business-core
Business Attire

Business Attire là gì?

Theo định nghiax từ Indeed, Business Attire hay Trang phục công sở là loại quần áo mà ta sẽ mặc trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Ta có thể quyết định cách ăn mặc tùy thuộc vào tình huống, ví dụ như một cuộc phỏng vấn hoặc cuộc họp hay nhóm ngành đang làm việc. Trong Business Attire sẽ phân ra chiều cấp độ trang phục công sở khác nhau dựa theo bối cảnh và tình huống. Sáu cấp độ trong Business Attire được phân ra gồm:

1. Casual

“Casual” trong Business Attire là loại trang phucj bình thường, có thể mặc hẳng ngày nhằm mang đến sự thoải mái nhất cho người mặc. Tuy là trang phục thường ngày nhưng vì đặc điểm của môi trường công sở, ta vẫn cần phải mặc sao cho gọn gàng và không luộm thuộm. Thông thường, Casual có thể chỉ cần là một chiếc áo thun phối cùng quần Jeans và giày – đồng nghĩa với việc ta cũng có thể mặc Casual cho các hoạt động đời thường.

Trên thực tế, không thiếu công ty cho phép nhân viên mặc đồ bình thường trong văn phòng thay vì phải quần tây và áo sơ mi chỉnh tề.

2. Smart Casual

Smart Casual có thể hiểu như “phiên bản nâng cấp” từ Casual, là sự kết hợp giữa yếu tố “Smart” (Thông minh) và “Casual” (Trang phục thường ngày). Kết quả của sự kết hợp này giúp người mặc vừa thoải mái vận động linh hoạt trong môi trường làm việc mà vẫn giữ được vẻ đẹp cùng sự lịch thiệp. Nói cách khác, Smart Casual chính là Casual nhưng chỉnh chu và sang trọng hơn trong việc phối các loại trang phục cùng nhau.

3. Business Casual

Business Casual là một dạng trang phục công sở phổ biến được mặc ở nhiều văn phòng. Phong cách ăn mặc này thường được áp dụng bởi những nhân viên văn phòng ở các nước phương Tây từ những năm 1990, đặc biệt phổ biến ở Mỹ và Canada. Thuật ngữ chỉ kiểu trang phục không quá trang trọng như âu phục nhưng vẫn tạo ấn tượng chuyên nghiệp và phong thái của một người làm kinh doanh (Business). 

Business Casual mang đến vẻ ngoài chuyên nghiệp, lịch sự cho nhân viên trong môi trường văn phòng và khi gặp đối tác, khách hàng.

4. Business Professional

Business Professional là loại trang phục được sử dụng trong các môi trường làm việc mang tính “bảo thủ” hơn hoặc các công ty có quy định nghiêm ngặt về trang phục. Ta có thể mặc Business Professional trong các ngành như tài chính, chính phủ hoặc luật. Mặc Business Professional cần hướng đến sự vừa vặn và điều chỉnh số đo trên trang phục sao cho phù hợp với cơ thể nhất.

Khi mặc Business Profesional, nam giới nên chọn những bộ suit với gam màu tối như xám hoặc xanh navy. Cà vạt được sử dụng cũng phải đơn giản, tránh nhiều màu sắc hay họa tiết nổi bật. Một chiếc áo sơ mi cùng một đôi giày da oxford hoặc loafer chính là những thứ không thể thiếu.

Business Attire

5. Business Formal

Business Formal là cấp bậc cao nhất trong các loại trang phục chuyên nghiệp. Loại trang phục này thường được dùng trong những sự kiện quan trọng như lễ kỷ niệm, tiệc tối, sự kiện về kinh doanh. Mang nhiều điểm tương đồng với Business Professional nhưng loại trang phục này thoải mái hơn Business Formal bởi nó không nhất thiết phải là suit mà có thể là những trang phục khác đặc trưng cho nghề nghiệp của bạn.

Business Attire

Business-core khác Business Attire như thế nào?

Theo định nghĩa, “Core” được hiểu như một xu hướng thời trang sở hữu cốt lõi (core) và xoay quanh một thẩm mỹ hay cách ăn mặc cụ thể. Đây là thuật được sản sinh từ sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội. Core không phải phong cách thời trang (style) vì nó chưa đủ cụ thể để miêu tả.

Business-core cũng như vậy. Thuật ngữ này được ra đời sự phát triển của các nền tảng mạnh xã hội. Business-core lấy cốt lỗi (Core) từ Business Attire trong cách phối đồ hay ứng dụng những items. Cốt lõi của Business-core chỉ khiến người ta cảm nhận rằng đây là một xu hướng thẩm mỹ có nét khá giống với Bussiness Attire. Nhưng thực tế, hai khái niệm này khác nhau hoàn toàn.

https://www.tiktok.com/@joma______/video/7194019991778315521

Bản chất của Business-core là một xu hướng thời trang được giới trẻ sáng tạo ra. Vì được ra đời bởi tầm nhìn của người trẻ nên tính thẩm mỹ, trẻ trung và thời trang trong Business-core là điều tất yếu phải có. Xu hướng thế này trang này là sự kết hợp của trang phục mang yếu tố công sở được “biến đổi” (modify) theo hướng thời trang đương phố (street style). Người trẻ thường mặc Business-core cho các hoạt động vui chơi, dạo phố, chụp hình… nhưng hiếm khi mặc chúng lên môi trường văn phòng. Nói theo cách dễ hiểu, Business-core là “phiên-bản-chơi-bời” hơn của Business Attire.

Đón nhận cái mới hay bài trừ?

Sự thật rằng, Business Attire đã tồn tại trong cuộc sống con người lâu đời kể từ khi các nhóm ngành liên quan đến công sở ra đời. Business-core chỉ ra đời khi TikTok phát triển, khôi thúc những người sáng tạo trên nền tảng phải tìm tòi và khám phá ra những “nguyên liệu mới” cho nội dung của họ. Tức, Business-core phần nào đó đã tồn tại từ lâu, song hành và là một phần của Business Atttire. Từ rất lâu về trước, những tín đồ thời trang đã biết cách mượn cảm hứng từ trang phục công sở để phối đồ sao cho sành điệu, thời trang và thoát khỏi tính cứng nhắc của công việc. Chẳng hạn như với phái nữ, họ có khái niệm “Office-chic”. Chỉ tiếc là trước 2023, chả ai đặt tên cho khái niệm này.

Business Attire

Bước sang thời đại mới, mọi sự sáng tạo đều được hoan nghênh vì sáng tạo sẽ tìm tòi ra những cái mới. Thay vì phủ định sự tồn tại của cái mới, chúng ta có thể suy xét thật kỹ xem “sự mới mẻ” này liệu có cần thiết không. Thay vì cứ mãi tìm cách phủ định nó – như một cách “kìm hãm” sự sáng tạo, “kìm hãm” những điều mới mẻ.

Câu hỏi đặt ra ngay lúc này chính là: Bạn sẽ đón nhận hay bài trừ Business-core? Hãy cho Street Vibe biết nhé!

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here