Sơ lược về trường phái Avant-Garde trong thời trang

0

Trong mọi lĩnh vực nghệ thuật từ hội họa đến âm nhạc đều có một trào lưu tiên-phong (avant-garde) và thời trang cũng không ngoại lệ.

Có lẽ từ trước đến nay, cụm từ “tiên phong” – avant-garde dường như vẫn đang được dùng sai. Nếu dịch đúng nghĩa gốc, từ avant-garde có nghĩa là “dẫn đầu xu hướng”; nhưng nếu xét trong khía cạnh nghệ thuật, thì thuật ngữ này không chỉ đơn giản nói về việc đi đầu dẫn trước những xu hướng phổ biến. Trên thực tế, để được công nhận là người theo phong cách avant-garde thì phải hoàn toàn phá bỏ, thoát khỏi giới hạn và quy tắc thông thường. Nhà thiết kế avant-garde không dẫn đầu xu hướng, nói đúng hơn họ “miễn dịch” hoàn toàn với chúng để tạo ra những cái “không giống ai”, “chưa từng có trên đời”.

 Avant-Garde

Mặc dù các nhà thiết kế avant-garde có những phong cách sáng tạo khác nhau nhưng vẫn có những điểm chung nổi trội về góc nhìn nghệ thuật và ý thức hệ giữa các cá nhân này.

Gu thẩm mỹ (Aesthetics)

Tính “trọn bộ”

Có lẽ điều quan trọng nhất cần được lưu ý khi tìm hiểu về phong trào avant-garde chính là các tác phẩm thường được thiết kế và thể hiện thành những set đồ đầy đủ, thay vì các sản phẩm đơn lẻ. Dĩ nhiên rồi, bởi các mẫu trang phục thông thường được thiết kế là để có thể tách ra bán rời, nhưng avant-garde khắt khe hơn với mục đích chính là tạo ra tác phẩm tổng thể hoàn chỉnh. Điều này không có nghĩa để có được một bộ trang phục avant-garde, bạn buộc phải dùng toàn bộ sản phẩm từ một thương hiệu duy nhất, hay phải mặc đúng từ đầu đến chân một thiết kế từ bộ sưu tập nào đó. Các mẫu quần áo avant-garrde vượt trội hơn – chúng là kết tinh gu thẩm mỹ và định hướng riêng của nhà thiết kế.

Avant-garde không đơn giản là nâng tầm quần áo lên mức cao nhất bằng cách phối lại phù hợp, mà từng thành phần trong mẫu thiết kế đó đều đã được định hướng sẵn là sẽ phối hợp với nhau. Nhưng tại sao lại phải như thế?

 Avant-Garde

Tính đa lớp

Rất nhiều mẫu thiết kế avant-garde được định sẵn sẽ phải bao gồm rất nhiều tầng lớp trang phục khác nhau, để khi kết hợp lại sẽ tạo ra một tạo hình đầy tính nghệ thuật. Từng lớp vải được đo cắt khéo léo để khi mặc có thể làm lộ ra lớp trang phục phía trong, hoặc để trở thành một lớp lót nổi bật trên nền lớp bên ngoài.

 Avant-Garde
Rick owens store Soho NYC

Ví dụ như khi sử dụng áo phông, các thiết kế avant-garde sẽ biến tấu chúng để tạo nên sự đa lớp. Nhiều người cho rằng áo phông giống như một chiếc áo “nền” để mặc chung với trang phục khác. Nhưng nhà thiết kế avant-garde có thể biến chiếc áo phông đó thành một ý tưởng độc đáo hơn; họ sẽ làm cho chúng trở nên bất đối xứng, hoặc kéo dài chiếc áo ra hơn bình thường, hoặc dùng vải nhúm, khoét cong vải, hoặc đính thêm vài vật trang trí. Tất cả khiến cho cả chất liệu cơ bản như áo phông trở nên dày dặn hơn, tạo thành điểm nhấn cho cả bộ quần áo.

Thêm vải phủ hay phân tầng trang phục là những điều cực kỳ phổ biến trong giới avant-garde, ví dụ điển hình cho cách mà người hâm mộ avant-garde tạo ra chiều sâu cho trang phục.

Đa dạng họa tiết

Việc sử dụng các loại vải khác nhau để tạo ra các lớp quần áo khác nhau nhằm nhấn mạnh vào yếu tố đa dạng nhưng tối giản, nhà thiết kế avant-garde không chỉ phối nhiều chất vải với nhau từ cotton, da thuộc cho đến lông cừu và hàng tá chất liệu may mặc khác, mà họ còn phối theo những cách độc lạ: Đôi khi là nhồi bông vào cao su, hoặc tự làm cong, làm nứt nẻ bề mặt da thuộc.

 Avant-Garde
Rick Owens 17-18 Fall Autumn winter men runway

Và sau đó, thêm nhiều chất liệu khác sẽ được dùng để tạo lớp ngoài cùng, giúp hoàn thiện bộ trang phục – giống như cách Comme des Garçons đính kim sa lên thiết kế – hoặc họ có thể tận dụng các biến thể khác nhau của cùng một chất liệu để tạo nên thành phần của bộ quần áo.

 Avant-Garde
Rick Owens spring summer 2019

Điều đáng nói là cotton và da là hai chất liệu phổ biến nhất nhưng đồng thời cũng xuất hiện nhiều nhất trong các bộ sưu tập avant-garde – bộ sưu tập theo khuynh hướng mà người ta nghĩ là độc lạ nhất, có thể bởi vì chúng dễ xử lý, dễ biến tấu để thể hiện trọn vẹn nhất ý tưởng của nhà thiết kế nên từ những gì quen thuộc nhất, qua bàn tay và những ý tưởng tài hoa của các nhà thiết kế cũng trở nên có chiều sâu và khác biệt hơn.

Tính điêu khắc

Hầu hết quần áo được sản xuất để phục vụ cho chủ nghĩa thực dụng – từ quần jeans đến chiếc khóa kéo 2 mặt – nhưng avant-garde thì khởi nguồn từ nghệ thuật thuần túy và nhà thiết kế thường tìm cách đẩy xa hơn định nghĩa của “quần áo”. Kết cấu phức tạp của trang phục avant-garde được lấy cảm hứng từ nghệ thuật điêu khắc hơn là cuộc sống đời thường, bởi mỗi thiết kế là một tác phẩm nghệ thuật có thể mặc lên người. Hay nói cách khác, cơ thể người là giá treo của các tác phẩm nghệ thuật đó, bởi chúng không được tạo ra để tôn dáng cho người mặc. Thay vào đó, người xem có thể dành trọn sự chú ý cho bộ trang phục. Có lẽ vì thế nên avant-garde vẫn thường được mô tả như một trường phái “che giấu cơ thể”, hay thậm chí, xóa nhòa cả định kiến về giới tính của người mặc.

Comme des Garcons

Ví dụ điển hình nhất cho điều này chính là bộ sưu tập nữ Xuân/Hè của Rei Kawabuko – nổi tiếng với tên gọi “Lumps and Bumps” – đã thay đổi hoàn toàn khái niệm về hình dáng của một cơ thể “hấp dẫn”. Không chỉ đồ nữ, avant-garde cho nam cũng chứa đựng tinh thần điêu khắc giống như vậy. Chẳng hạn như cách mà Comme des Garçons sử dụng đồ chơi nhựa để làm điểm nhấn cho các bộ com lê và giày thể thao của họ, hay như bốt của thương hiệu Carol Christian Poell được thêm vào những chi tiết gần như khó có thể ứng dụng vào đời sống, nhưng đủ để tạo nên cảm giác nghệ thuật cho đôi giày.

Carol christian poell boots titan drips

Đơn sắc

Mặc dù không phải tất cả các thiết kế avant-garde đều mang màu đen, nhưng thật khó phủ nhận đa số chúng đều chứa màu này, hoặc nữa là bất kỳ màu nào trong dãy màu trung tính sau – xám, nâu, be, trắng, trắng ngà, xám đậm hoặc xanh rêu rất đậm. Dĩ nhiên cũng sẽ có vài ngoại lệ. Nhiều người cho rằng Rick Owens chỉ thiết kế trang phục với 3 màu đen, trắng và xám, nhưng thực tế là các bộ sưu tập theo mùa của anh luôn được điểm thêm những màu sắc khác, ví như màu tím hoặc xanh lá.

 Avant-Garde
Rick Owens spring summer 2019

Tuy nhiên hầu hết các bộ sưu tập avant-garde đều có chung một bảng quy tắc màu nhất định mà họ phải tuân theo một cách nghiêm ngặt, trong đó, chỉ có một màu duy nhất được sử dụng xuyên suốt nhằm tăng tính tự nhiên. Với người mặc avant-garde, họ thường chọn bộ outfit đồng màu – một xu hướng vốn được sinh ra trên sàn diễn nhưng đã áp dụng phổ biến trong đời sống thường ngày.

Những điểm nhấn chính

Áo phông dùng để tạo lớp

Áo phông là nền tảng cơ bản của bất kỳ bộ outfit nào – trừ khi bạn theo học ở trường John Mayer và được dạy rằng quần nên là thứ đầu tiên cần chú ý đến. Chúng tôi sẽ nói ngắn gọn về việc một chiếc áo phông đơn giản có thể được nâng tầm bởi avant-garde như thế nào.

Nguồn : instagram

Vì là lớp trang phục nền, nên hầu như áo phông avant-garde sẽ được may dài hơn so với thông thường, chất liệu cotton nhẹ hơn, màu trung tính hơn, ví dụ như đen, xám, cát hay trắng ngà. Không hề khó để nhìn thấy đa số bên dưới những chiếc áo len hay áo khoác là một lớp áo phông cơ bản. Thỉnh thoảng những chiếc áo phông này còn có đường lai tròn thấp hoặc phần vải mỏng hơn, đó là cách để thêm chất “thủ công” cho tổng thể bộ trang phục một cách đầy khiêm tốn.

 Avant-Garde
Rick Owens ss20 runway

Giày da

Dù mỗi người một phong cách nhưng các nhà thiết kế avant-garde đều rất yêu giày da. Thật ra cũng khó để phân loại tất cả vào giày da, bởi vì họ thường xê dịch giữa bốt da, giày thể thao hoặc loại giày khác – nhằm cân bằng giữa yếu tố khác biệt và yếu tố gây tò mò. Đôi khi họ phối chúng một cách phi thực tế, hoặc bỏ qua sự logic cơ bản trong công năng của đôi giày (“giày vớ” của Rick Owens hay drip sneaker của Christian Poell).

Carol Christian Poell drips sneaker

Đúng với lập trường của avant-garde, giày không mang ý nghĩa thực dụng thông thường, mà chúng là một phần hoàn thiện cho phần nhìn tổng thể của cả bộ trang phục.

Carol Christian Poell titan boots

Áo khoác

Áo khoác là một phần không thể thiếu của bất kỳ bộ sưu tập avant-garde nào. Chúng thường có phần cứng độc đáo, ví dụ như khóa kéo không đối xứng, vị trí nút dị thường hoặc kiểu túi áo phi truyền thống. Khoác ngoài trong avant-garde chính là ví dụ tốt nhất cho gu thẩm mỹ của xu hướng thời trang này: Chúng thường được cắt xẻ lạ mắt, cấu trúc khác biệt kể cả khi treo hay khi mặc lên người. Vật liệu để làm nên chiếc áo khoác ngoài cũng chung mục đích tôn lên kết cấu đó, có thể là da cứng, da bóng hoặc sợi cotton thô.

 Avant-Garde
Carol Christian poell titan gloves

Áo khoác da (bao gồm áo khoác xe moto), áo khoác blazer và áo khoác bomber đều là yếu tố cốt lõi của một bộ avant-garde, và hầu hết các nhà thiết kế avant-garde kinh điển đều có ít nhất một mẫu nổi bật như vậy. Điển hình như: “Sid Vicious” từ Blackmeans (ông ấy khao khát được nhìn thấy mẫu Vicious này được bày bán trong một cửa hàng Vintage ngoài phố), “Scarstich” của Carol Christian Poell, hay “Stooges” của Rick Owens.

Carol Christian Poell Scarstich

Các thương hiệu/NTK thuộc trường phái Avant-Garde

Như bản chất của nó, thời trang avant-garde rất có cá tính riêng và – gần như là – độc nhất vô nhị, nên mỗi một nhà thiết kế hay mỗi một thương hiệu avant-garde đều có quan điểm rất độc lập, rõ ràng (với những tín đồ nhất định). Nhưng ngay cả với những quan điểm khác nhau về thời trang và thiết kế, các thương hiệu avant-garde vẫn có một vài điểm tương đồng giúp các tín đồ mới bước chân vào avant-garde có thể nhận diện họ rồi đi sâu vào những nét đặc trưng riêng của từng nhà.

Từ các thương hiệu sàn diễn cho đến các nhà thiết kế – sau đây là vài nhãn hiệu để khám phá nếu bạn muốn đi sâu vào thế giới thời trang avant-garde.

Yohji Yamamoto

Yohji Yamamoto

Rất ít nhà thiết kế có sức ảnh hưởng như Yohji Yamamoto và đạt được thành công thương mại rộng rãi giống như cách anh ta có. Thiết kế của Yamamoto có vẻ đơn giản, nhưng khi được mặc cùng nhau, chúng tạo ra những kiểu dáng phức tạp, đa tầng, mẫu mực về cách quần áo có thể che giấu cơ thể thực.

Comme des Garçons

 Avant-Garde
Rei Kawakubo

Mặc dù không phải tất cả các thương hiệu dưới tên Comme des Garçons đều có thể được xem là avant-garde, nhưng chắc chắn Comme des Garçons là một trong những thương hiệu trứ danh nhất trong giới avant-garde trang phục nam. Rei Kawakubo và Comme des Garçons đã dẫn đầu ngành thời trang avant-garde trong nhiều thập kỷ, cung cấp một lượng lớn những tác phẩm thời trang đầy lôi cuốn và mê hoặc.

Walter Van Beirendonck

Ít nổi tiếng hơn với các bộ sưu tập đương đại của mình, nhưng nhà thiết kế Walter Van Beirendonck vẫn có chỗ đứng trong làng thời trang nói chung và dòng avant-garde nói riêng suốt nhiều thập kỷ qua. Là một thành viên của Antwerp Six, các tác phẩm của Walter Van Beirendonck chắc chắn là những biểu tượng rực rỡ nhất bảo vệ phong trào avant-garde.

Ann Demeulemeester

Ann Demeulemeester là một thành viên nhiều sức ảnh hưởng khác thuộc Antwerp Six, người đã từ chối nhiều nhãn hiệu lớn để bảo vệ sự độc lập của mình. Thương hiệu của cô tồn tại mà không phải chịu sự ảnh hưởng của ngành thời trang – một điều hiếm thấy giữa vòng xoáy hoa lệ này. Hơn hết, dù nhà thiết kế người Bỉ này đã rời bỏ thương hiệu của mình vào năm 2013, nhưng các thiết kế lưu trữ của cô vẫn mang giá trị quan trọng trong cộng đồng avant-garde.

Julius

Tatsuro Horikawa

Ra mắt vào năm 2001 bởi Tatsuro Horikawa, Julius đôi khi được xem như là “Rick Owens của Nhật”. Các bộ sưu tập của thương hiệu này đầy ắp những tác phẩm kinh điển, từ áo khoác da đến giày da, hay từ áo phông, quần lửng cho đến quần họa tiết. Nói đến sự hòa hợp giữa tính đa lớp và kết cấu che cơ thể, khó có thương hiệu nào có thể làm tốt được như Julius.

Craig Green

Nhiều nhà thiết kế tiên phong nổi tiếng nhất đã xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây và các thương hiệu mới nổi này có xu hướng tập trung vào thương mại hơn, nhưng Craig Green là ngoại lệ. Năm 33 tuổi, Green đã thực tập cho Walter Van Beirendonck trước khi ra mắt nhãn hiệu cùng tên của mình, anh đã nhanh chóng giành được sự hoan nghênh trong giới, nổi tiếng nhất với áo khoác bondage và dây đeo đi kèm. Những sáng tạo của Green rất độc đáo và hấp dẫn, có cấu trúc mang đậm chất điêu khắc. Trong khi những người tiên phong khác đã chọn cách tiếp cận tối màu để thiết kế, Green lại lấy cảm hứng từ quần áo công sở đời thường.

Boris Bidjan Saberi

 Avant-Garde

Catalouge của Boris Bidjan Saberi trông có vẻ nhàm chán và không có nhiều thay đổi, nhưng mỗi sản phẩm của họ dù cho có giống nhau đến mấy, vẫn có những chi tiết nhỏ thú vị đi kèm tạo sự khác biệt. Chính sự tỉ mỉ đến từng tiểu tiết này đã khiến nhà thiết kế Saberi nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Sự hợp tác của anh với Salomon đã giúp đưa thương hiệu của Pháp lên một tầm cao mới trong giới thời trang.

Carol Christian Poell

Không rõ đây có phải là Carol Christian Poell hay không . Đây là bức ảnh duy nhất được tin là ông

Có lẽ không có nhà thiết kế avant-garde nào được tôn vinh nhiều như Carol Christian Poell. Poell đã chọn avant-garde từ giữa những năm 1990, nổi tiếng với những bộ quần áo bằng da phức tạp và các dáng giày độc lạ, nhà thiết kế người Áo đã nhanh chóng được đề cao nhờ sự thay đổi thử nghiệm không ngừng nghỉ của mình. Các thiết kế của anh chính xác là lý do tại sao dòng thời trang này có thể tồn tại như một phân khúc riêng biệt, bởi chúng không giống với bất kỳ thứ gì khác trong thời trang, đến nỗi không thể xếp anh ta vào bất kỳ phân khúc ngành nào đã tồn tại trước đó.

Rick Owens

Rick Owens

Ông hoàng của các thiết kế đa tầng và nhiều lớp, Rick Owens hiện là một trong những nhà thiết kế avant-garde được biết đến rộng rãi nhất. Trang phục của ông được các rapper lựa chọn, được tin yêu bởi cầu thủ bóng rổ, người trong ngành và cả người ngoài ngành. Thương hiệu Rick Owens có lẽ là thương hiệu dễ mua dễ mặc nhất và các buổi biểu diễn thời trang của Owens thậm chí còn mang đậm tính avant-garde hơn cả trang phục ông ấy tạo ra, lại là một ví dụ tốt khác cho thấy tầm nhìn về thời trang là quan trọng hơn hết trong xu hướng thời trang avant-garde.

m.a+

Maurizio Amadei

Thương hiệu này được gầy dựng từ mong muốn phát triển rộng hơn của các nhà thiết kế Carpe Diem. m.a+ được thành lập sau khi thương hiệu Carpe Diem ngừng hoạt động và được hỗ trợ bởi Maurizio Amadei. Dù m.a+ sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, nhưng đặc trưng của họ là sản phẩm từ da. Dấu ấn thương hiệu của m.a + chính thắt lưng da, với dấu hiệu kim loại hình + + được nạm trên một góc vành đai đeo.

Hy vọng rằng với những sơ lược nhất định về thời trang avant-garde, bạn có thể hiêu thêm về 1 dòng nghệ thuật được chạy xuyên suốt nhiều thập kỷ qua trong làng thời trang – thứ được rất nhiều người tôn thờ nhưng cũng rất nhiều người thắc mắc “cái quái gì đây?” Sau tất cả, người ta vẫn không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của avant-garde lên xu hướng thời đại, thậm chí, chúng đã từng định hình cái nhìn đặc trưng và mới mẻ cho streetwear hay nói đúng hơn, để mặc được avant-garde cũng là câu chuyện dài.

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here