Hai lý do khiến người ta dùng đồ Fake thường thấy là thiếu kinh tế hoặc không quan tâm đến thời trang – chúng vừa đáng trách, vừa không đáng trách. Tuy nhiên, đáng trách nhất có lẽ là người KHOE đồ Fake.
Trước tiên, chúng ta phải chấp nhận rằng rất khó để tiêu diệt vấn nạn đồ Fake trong giới thời trang hay thị trường thương mại. Theo nhà cố vấn thời trang Charles Gross, đồ Fake chiếm 1/5 trong tổng số hàng hóa xa xỉ xuất hiện trên mạng xã hội hiện nay. Câu hỏi được đặt ra ngay lúc này chính là: Người SỬ DỤNG đồ Fake hay người KHOE KHOANG đồ Fake đáng trách hơn?
Người sử dụng đồ Fake
Đến hàng Fake còn có nhiều loại từ nhìn ra biết ngay cho tới hàng cố tính làm cho giống Real nhất có thể, giá tiền cũng mắc rẻ khác nhau, thì người dùng hàng Fake cung chia ra nhiều loại. Chung quy lại có thể chia ra 2 lý do thường gặp để giải thích tại sao ngươi ta sử dụng đồ Fake: Không biết bản thân đang dùng Fake và Không đủ kinh tế.
- Không biết bản thân đang dùng Fake
Lý do này thuộc về những người có mong muốn mua/sử dụng đồ chính hãng nhưng không may mua phải hàng Fake. Nguyên nhân thường gặp đến từ việc Seller lừa gạt, bán cho họ sản phẩm giả mà không hề hay biết hay đủ kiến thức để check Real/Fake. Chung quy, họ là nạn nhân nên không đáng trách.
Chẳng hạn vào năm 2021, những chiếc áo ESSENTIAL giả được bán rộng rãi trên MXH và tạo thành cơn sốt, giới trẻ đua nhau mua những chiếc áo giả với giá về trăm về mặc. Nhóm đối tượng này mua chúng chỉ bởi vì theo xu hướng và thấy đẹp; còn chuyện Real/Fake – thậm chí họ còn chẳng biết đến điều đó.
- Không đủ kinh tế
Về lý do còn lại, cần biết với thu nhập trung bình hiện tại của người Việt, vẫn còn rất khó để họ dám chi tiền cho hàng thật. Với những người người chưa đủ kinh tế để sử dụng đồ Real, họ bất đắc dĩ lựa chọn đồ Fake cho tiết kiệm tiền hoặc “chữa cháy” tạm thời. Lý do này vừa có thể cảm thông được nhưng cũng… khá đáng trách. Sở dĩ, họ có thể lựa chọn mua sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu bình dân, Local Brand hoặc 2hand. Những sản phẩm vừa có thể đáp ứng nhu cầu chính hãng và hợp túi tiền.
Mặt khác, chọn đồ Fake để tiết kiệm là sự lựa chọn sai lầm. Các món đồ Fake có tuổi thọ sử dụng ngắn gấp nhiều lần so với chính hãng. Khi chúng hư hỏng, bạn lại phải chi tiền mua cái khác thay thế. Vì vậy, hãy sử dụng hàng thật để sử dụng nó lâu dài hơn và tiết kiệm khoản tiền mua lại đồ thay thế. Ngoài ra, hàng chính hãng từ thương hiệu bình dân cũng là sự lựa không tồi. Đó mới là thật sự là cách tiết kiệm hiệu quả.
Người khoe khoang đồ Fake
Để giải thích cho hành vi khoe mẽ đồ Fake, Charles Gross đã phân tích như sau thông qua hành vi mua túi xách giả: “Bởi vì hiện nay có quá nhiều áp lực, đặc biệt là trên mạng xã hội, họ hay có tâm lý phải theo kịp trào lưu, việc sở hữu và chứng tỏ địa vị xã hội thông qua chiếc túi mà người nổi tiếng sử dụng, đặc biệt là khi chiếc túi đó cực kỳ khó tìm hoặc đắt đỏ đến mức khó tin, là điều cần thiết”.
Chính nhu cầu được chứng tỏ bản thân đã dẫn họ thực hiện hành vi mua hàng giả. Theo Charles Gross phân tích: Người mua hàng giả, họ coi đó là một thú vui tội lỗi. Tâm lý họ vừa phấn khích vì tiết kiệm được tiền thay vì mua hàng thật, vừa lo lắng về việc có thể bị người khác phát hiện ra việc bản thân dùng hàng nhái. Câu chuyện về cô nàng Song Ji A từ show hẹn hò ăn khách Single’s Inferno bị “bốc phốt” do dùng hàng giả để “flexing” hay Vũ Khắc Tiệp chính là hai ví dụ điển hình.
Mọi việc càng bị đẩy đi xa hơn khi chính những cá nhân như vậy không còn ngại giấu diếm nữa mà TỰ HÀO công khai bản thân sử dụng hàng giả với triết lý sống “Đồ tao FAKE nhưng đam mê của tao REAL“. Chính quan điểm sai lầm ấy như một sự chà đạp lên chất xám và công sức của NSX hay người thiết kế.
Hãy đặt trường hợp những cá nhân ấy là những người có sức ảnh hưởng với công chúng, quan điểm sai lệch của họ sẽ ảnh hưởng đến tư duy mua sắm của các Follower như thế nào? Chẳng phải các Follower sẽ dần dần mang suy nghĩ kiểu “Đến người giàu/người nổi tiếng còn xài Fake thì mình cũng xài được”.
Đến lúc đó, phía chịu tổn hại nhiều nhất là thương hiệu chính hãng và cả bản thân bạn. Thương hiệu chính hãng bị mất một nguồn thu lớn do sự “quấy phá” từ đồ giả (dù đồ giả cũng giúp họ được tăng độ phủ sóng) ; còn bạn cũng phải tốn tiền cho những món đồ dùng được thời gian đã hư hỏng.
Kết
Hãy nhớ rằng, một món đồ Real luôn có chất lượng tốt hơn đồ Fake. Đừng cố gắng chứng tỏ bản thân bằng những món đồ Luxury FAKE. Bởi vì chính trong thời trang, đã có sự phân cấp giai bậc: Những thương hiệu Luxury vốn dành cho giới có tiền và thương hiệu cấp thấp hơn dành cho giới bình dân. Ngoài ra, sử dụng hàng chính hãng cũng là cách để bạn thể hiện sự tôn trọng cho chất xám và công sức cho NSX/NTK.
Thay vì chi tiền cho một món đồ Luxury giả, hãy dùng chúng để mua hàng Real từ những thương hiệu bình dân bình dân, Local Brand, 2hand hợp kinh tế của bản thân. Hãy tìm một lựa chọn tốt nhất có bản thân bạn.