Kenzo Fall 2022 Menswear: Bước đầu của Nigo và bắt đầu từ những di sản của Takada

0

Trong khuôn khổ mùa Menswear Thu/Đông của Paris Fashion Week năm nay, Kenzo là cái tên được mong chờ nhất bởi vì đây chính là show diễn đầu tiên của Nigo. Một nhà thiết kế đường phố tiếp theo được LVMH bổ nhiệm vào vị trí giám đốc sáng tạo cho một thương hiệu thời trang cao cấp.

nigo-kenzo-fall-2022-debut-01

Nigo là NTK người Nhật được xem như cha đỡ đầu của streetwear, là người sáng lập ra thương hiệu biểu tượng của giới hiphop và thời trang đường phố – A Bathing Ape (hay còn gọi là Bape). Sau khi rời khỏi Bape, ông tiếp tục sáng lập nên Human Made đình đám với những bản hợp tác với adidas hay Pharrell Williams.

Năm trước, Kenzo thông báo Nigo sẽ là giám đốc sáng tạo mới của thương hiệu thời trang nước Pháp do nhà thiết kế người nhật Kenzo Takada sáng lập. Đây là một quyết định bổ nhiệm táo bạo của LVMH nhưng không hề bất ngờ, bởi vì đây là nhà thiết kế đường phố thứ ba sau Virgil Abloh và Matthew M. Williams được bổ nhiệm để phục vụ cho công cuộc cách mạng trẻ hóa các thương hiệu thời trang sang trọng. Những bằng chứng khiến người ta đoán được quyết định này thể hiện từ những lần hợp tác giữa Nigo với Virgil Abloh và cả việc Kenzo mang những ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản.

Cha đỡ đầu" đế chế Streetwear Nhật Bản Nigo trở thành Giám đốc Sáng tạo mới  của Kenzo - Tạp chí Đẹp

Nigo rõ ràng là một người rất phù hợp với Kenzo, nhưng câu chuyện ở một thương hiệu thời trang cao cấp sẽ rất khác thời trang đường phố, vì thế show diễn đầu tiên vào năm nay sẽ cho giới điệu mộ thấy, ông có thể làm được những gì.

Kenzo Fall 2022 Menswear: Bắt đầu từ những di sản của Takada

Show diễn đầu tiên của Nigo được tổ chức tại Galerie Vivienne, nơi mà Kenzo Takada đã ra mắt show diễn đầu tiên của mình vào năm 1970 (năm mà Nigo sinh ra). Dàn frontrow của show diễn cũng vô cùng sôi nổi với những cái tên nổi tiếng như Kanye West và cô bạn gái Julia Fox, Tyler The Creator, bạn thân của Nigo – Pharrel Williams, Pusha T, A$AP Bari, J Balvin, Yoon Ambush, …

BST bao gồm 60 look, hầu hết là phát triển từ những di sản trong kho lưu trữ của thương hiệu được Nigo sử dụng như một thông điệp tri ân đến nhà sáng lập quá cố. Ngoài ra chúng ta, còn có thể thấy được một chút tầm nhìn của Nigo về tương lai của Kenzo qua một vài look.

Nói qua một chút về quan điểm của Nigo trước khi bộ sưu tập này lên sàn diễn. Cách tiếp cận của ông tại Kenzo là suy nghĩ lại về sự sang trọng một cách triệt để, có thể hoàn toàn khác với những gì bạn mong đợi từ một biểu tượng thời trang đường phố. Khi được hỏi về sự khác biệt giữa đường phố và sự sang trọng, ông đưa ra câu trả lời đầy đủ nhất của mình.

“Theo quan điểm của tôi, streetwear bắt đầu như một cuộc nổi loạn chống lại thời trang ứng dụng hoặc thời trang cao cấp. Nó thực sự là phản văn hóa, giống như một phong trào của thế giới ngầm”, ông nói. “Tôi nghĩ mọi người đã quên rằng chỉ bởi vì nó trở nên phổ biến đến mức nó trở thành tiêu chuẩn bây giờ, và streetwear, ít nhất là đối với thế giới thời trang ứng dụng, dường như không phải là thiết kế. Họ coi đó là một cách làm quần áo không đòi hỏi kỹ năng của một nhà thiết kế.”

“Có khá nhiều thương hiệu làm những việc mà tôi coi là streetwear-esque, nhưng không phải là streetwear đích thực. Tôi phân vân về việc liệu các thương hiệu xa xỉ có thú vị hơn khi tập trung vào chuyên môn của họ và phát triển sự sang trọng hay đó là sự kết hợp của những điều đó – đó là điều mà bạn cũng có thể nói rằng tôi đã làm từ hướng ngược lại – tiếp tục là một con đường thú vị để khám phá. Tôi cảm thấy mâu thuẫn giữa việc muốn các thương hiệu xa xỉ tập trung vào việc duy trì sự chân thực sang sang trọng, và các thương hiệu đường phố được đại diện bởi những người thực sự hiểu văn hóa đó, và thực sự ở một vị trí để hợp nhất cả hai và tận hưởng nó.

Và vì vậy, thay vì tạo ra một bộ sưu tập kết hợp đường phố và sang trọng, Nigo đang đi một con đường khác. Ông ấy bắt đầu từ những di sản của Kenzo.

“Nhìn thấy kho lưu trữ Kenzo hoàn chỉnh, đặc biệt là những tác phẩm đầu tiên từ những năm 70, đã thay đổi nhận thức của tôi về toàn bộ thương hiệu”, ông nói. “Trước đây, nhận thức của tôi về nó dựa rất nhiều vào sự bùng nổ thời trang thiết kế những năm 1980 mà tôi đã trải qua khi còn trẻ ở Nhật Bản.”

Trong kho lưu trữ của thương hiệu, Nigo đã tìm thấy những tác phẩm mà ông chưa bao giờ nhìn thấy – điều hiếm thấy đối với một người thành thạo trong lịch sử thời trang và cổ điển.

Nửa đầu BST dày đặc những họa tiết, motif được lấy từ kho lưu trữ của thương hiệu.

“Có những hoa văn mà tôi chưa từng thấy trước đây. Những thứ tuyệt vời mà không được lặp lại khi thương hiệu chuyển sang giai đoạn mới, giả sử giai đoạn thành công hơn. Rất nhiều hình dạng ban đầu đã không được áp dụng quá nhiều trong thương hiệu vào những năm 80, ông nói. “Tôi thấy một số trong những ý tưởng đó cũng thú vị.”

Ngoài ra, có những look tái hiện những bản sketch của Takada từ những năm 1970s. Và một số look khác tận dụng những di sản trong kho lưu trữ của thương hiệu như Harris tweed tailoring hay Khăn quàng cổ. Phụ kiện trong BST có thể coi là khá phong phú tuy nhiên vẫn chưa để lại nhiều ấn tượng ngoại trừ chiếc nón beret in tên thương hiệu và số 1970 (con số đặc biệt với cả Kenzo lẫn Nigo).

Ở giữa BST, chúng ta bắt đầu nhận ra những màu sắc của streetwear với những chiếc Jumper, Varsity màu sắc. Một vài look có thể làm chúng ta liên tưởng tới Louis Vuitton của Virgil Abloh

Kenzo ngay những ngày đầu đã nổi tiếng với việc đưa những văn hóa, hình ảnh Phương Đông vào kĩ thuật tailoring của Phương Tây. Và nửa sau của BST cho thấy rất rõ điều đó trên những bộ suit với đường cắt theo cấu trúc của Kimono.

“Stylish đã buộc nó lại bằng một cách hợp lý để buộc hai dây đai lại với nhau, nhưng đối với tôi, chỉ cảm thấy nó hoàn toàn sai. Khi chỉ cho mọi người cách làm điều này xuất phát từ quần áo truyền thống của Nhật Bản vào thời điểm đó, tôi chỉ giống như, “Yeah ok, tôi thực sự là người Nhật”, ông ấy nói với một nụ cười. “Tôi nghĩ rằng không có quá nhiều người hiểu ý nghĩa của Kenzo về mặt quần áo – đó là những gì tôi muốn tập trung vào và thu hút sự chú ý của mọi người trong thời gian tôi làm việc tại hãng.”

Những nhà thiết kế Nhật Bản đang làm rất tốt trên phương diện đưa văn hóa đất nước của mình len lỏi vào trung tâm thời trang của thế giới. Và Nigo, xuất thân cùng đất nước với Kenzo, hơn ai hết hiểu rõ những ý đồ của ông muốn truyền tải lên trang phục.

BST thể hiện rõ nỗi ám ảnh của Nigo với phong cách Ivy League, phong cách đang rất phổ biến thời điểm hiện tại trong Menswear, với người đi đầu là Kim Jones đã thể hiện ở Dior và Fendi, hai thương hiệu khác ở LVMH. Chúng ta có thể thấy một chút tương đồng trong BST này của Kenzo với những mùa gần đây của Dior và Fendi, bởi Kim Jones cũng là một trong những nhà thiết kế lấy cảm hứng rất nhiều từ streetwear. Và những điểm tương đồng đó đã vô tình làm nên một màu sắc khá đồng đều ở LVMH.

Ivy League là một sự lựa chọn thông minh vừa để duy trì những nét cổ điển sang trọng của thương hiệu vừa để kết hợp những yếu tố của streetwear trong Nigo. Hình ảnh một Kenzo mới mà Nigo hướng đến có thể lấy hai người bạn của ông làm đại diện, Pharrel Williams và Tyler, The Creator có thể coi là muse của BST khi mà hai người đều là những người mang đặc trưng và là biểu tượng của phong cách này.

Lời kết

Show diễn được đông đảo giới thời trang và báo chí quan tâm. Tuy nhiên với nước đi an toàn của Nigo, chúng ta vẫn phải đợi thêm một thời gian để có thể thấy thêm những sáng tạo độc đáo mang ảnh hưởng của Nigo khi anh chưa thay đổi nhiều màu sắc của thương hiệu. Kenzo nói riêng đang bước qua một giai đoạn mới và khối LVMH nói chung đang ngày càng củng cố đế chế thương hiệu cao cấp kết hợp thời trang đường phố.

Soundtrack của BST do Nigo và một số người bạn của ông như Pharrell, Lil Uzi Vert, A$AP Rocky và Tyler, The Creator, sẽ được phát hành dưới dạng album I Know Nigo trên Victor Victor Worldwide vào tháng tới. “Đó sẽ là tất cả âm nhạc mới và tất cả quần áo mới được ra mắt rất đơn giản ở một địa điểm có ý nghĩa với lịch sử của thương hiệu”, ông tiếp tục, đưa ra một kết luận về cách ông nghĩ về tác động của Kenzo: “Thời trang cộng với âm nhạc bằng văn hóa.”

Nguồn tham khảo: Vogue

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here