Vì sao hàng loạt cửa hàng xa xỉ ở Đức bị tạt sơn nghiêm trọng?

0

Không chỉ các cửa hàng xa xỉ ở Đức cùng khách hàng bị ảnh hưởng mà câu chuyện tạt sơn còn dấy lên một vấn đề xã hội khác.

Mới đây, hàng loạt cửa hàng xa xỉ tại Đức của Dolce & Gabbana, Rolex, Gucci và Louis Vuitton bị tạt sơn loang lổ vào khu vực mặt tiền. Một nhóm các nhà hoạt động bảo vệ môi trường tên là “Last Generation” đã lên tiếng xác nhận các hành động trên nhằm biểu tình chống lại giới siêu giàu tại Đức. 

Họ cho rằng giới thượng lưu Đức đang chiếm quá nhiều của cải vật chất của xã hội, người giàu cũng thải ra nhiều lượng carbon hơn so với người thu nhập thấp. Người nghèo thậm chí còn không đủ khả năng chi trả cho các hóa đơn năng lượng nhưng họ vẫn phải gánh chịu sự tác động từ ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, nhóm này còn cho rằng các cửa hàng đồ hiệu là biểu tượng cho sự giàu có và xa xỉ của một tầng lớp nhất định. Đồng thời, đó cũng là nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng trong xã hội, khiến khoảng cách giàu nghèo bị phân cấp rõ rệt. Hành động này còn xuất phát từ quan điểm rằng một bộ phận người giàu có không đóng đủ thuế phí và không đóng góp những điều tích cực cho xã hội. Việc tạt sơn những cửa hàng đồ hiệu sẽ gây áp lực đến các nhà sản xuất và người giàu để họ hạn chế những thú vui xa hoa và đóng góp cho các dự án xã hội. 

Tuy nhiên, hành động phá hoại tài sản này là vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho chủ sở hữu và những khách hàng vô tội. Và tất nhiên đây hoàn toàn không là giải pháp tốt để giải quyết vấn đề. Thay vào đó, các tổ chức cần phải tìm kiếm những giải pháp xã hội hóa hơn để giảm bớt sự căng thẳng giàu nghèo trong xã hội về mặt tinh thần.

Trước đó dư luận cũng từng phẫn nộ trước sự kiện tạt sốt cà chua lên hàng loạt tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của một tổ chức xã hội, nhóm này cũng cho rằng nghệ thuật là thứ xa xỉ và không nên được trọng dụng quá mức trong xã hội

Ở mặt khác, sự việc nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận. Nhiều người cho rằng thuế thu nhập ở Đức của giới siêu giàu là rất cao, đồng nghĩa với việc rất nhiều người nghèo đang hưởng trợ cấp và phúc lợi từ những gì mà người giàu đóng góp. Ngoài ra, Đức chủ yếu thải ra carbon trong quá trình sản xuất công nghiệp, quá trình này không chỉ có người giàu tham gia và lợi ích đem lại không chỉ dành cho mỗi người giàu.

Tóm lại, mỗi người chúng ta cần tôn trọng các quy định pháp luật và những thành phần liên quan trước khi tổ chức biểu tình xã hội vì các hoạt động này chẳng những không giúp ích gì cho người nghèo mà còn phần nào thể hiện thói bất mãn vô lý của một số nhóm người trong xã hội.

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here