Sau đây là 3 lý do vì sao buổi diễn của Lil Pump tại Việt Nam khiến dân cư mạng cảm thấy thất vọng.
Tối ngày 27/4, Lil Pump đã có một buổi trình diễn tại Oslo, đánh dấu lần đầu nam rapper đến và trình diễn tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi xem qua các video livestream, cộng đồng mạng lại cảm thấy thất vọng, không như trông đợi. Vậy sự thật tại sự kiện như thế nào, hãy cùng Street Vibe tìm hiểu!
Để giải thích cho câu hỏi vì sao đêm diễn của Lil Pump lại khiến cộng đồng mạng cảm thấy thất vọng, có 3 lý do chính để giải thích:
“Private party in the club”
Đây là một buổi “private party in the club“, không phải “show lớn” như khá nhiều người lầm tưởng. Lil Pump được mời đến để trình diễn cho buổi buổi tiệc riêng nhân sự kiện Oslo khai trương. Vì có quy mô hạn chế theo hình thức bán bàn không bán vé với giá tối thiểu 30 triệu VND/bàn, nên lượng người đến xem chỉ ở mức vừa phải. Khách đến sự kiện với mục đích chủ yếu để nghe và xem Lil Pump trình diễn là chính theo mô hình của club nên cũng không thể “quẩy” được. Phần khác, khách có mặt tại sự kiện thuộc nhóm người thành đạt có cách thưởng thức âm nhạc khác.
Sự kỳ vọng quá cao của cộng đồng mạng
Yếu đó tiếp theo chính là sự “thổi phồng” của truyền thông và sự kỳ vọng quá nhiều từ cộng đồng mạng. Trong 2 năm đại dịch vừa qua, mọi hoạt động về bar/club phải đóng cửa, kèm theo đó là những chuyến bay từ quốc tế vào Việt Nam cũng trở nên hạn chế. Trước tình hình đó, hiếm khi chúng ta được thấy một ngôi sao quốc tế nào đó được mời đến đến Việt Nam để biểu diễn ở vũ trương hay hộp đêm.
Trước tin tức về việc Lil Pump được mời đến biểu diễn ở Việt Nam, đã có nhiều trang đưa tin “thổi phồng” lên khiến cộng đồng mạng kỳ vọng sự kiện sẽ có quy mô lớn như một show diễn. Và khi mọi sự kỳ vọng không như ý muốn, họ cảm thấy thất vọng.
Yếu tố không gian
Theo lời kể của người đã có mặt trực tiếp tại sự kiện, khách đến sự kiện rất đông và đứng san sát nhau. Ngoài ra, các vật dụng như ly hoặc các chai rượu trên bàn đều là vật đắt tiền; mỗi chai rượu đều có từ 10-20 triệu VND. Vì vậy, các khán giả không “quẩy nhiệt tình” với mục đích để hạn chế làm bể vỡ các vật dụng hoặc va chạm với người khác.