Vì sao chúng ta lại ghét các xu hướng mà bản thân từng yêu thích?

0

Thật ra, đây chỉ là một hiện tượng tâm lý thường gặp trong đời sống hằng ngày mà thôi.

Bạn từng rất thích một phong cách hay phụ kiện thời trang bất kỳ; bỗng một ngày, những thứ đó “viral” và trở thành xu hướng/phong trào được nhiều người biết đến, yêu thích hoặc quan tâm nhiều hơn. Và rồi, bạn chuyển sang ghét và không còn cảm thấy “mặn nồng” với chúng nữa. Tại sao lại có hiện tượng tâm lý này nhỉ?

Ảnh mang tính chất minh họa

Trên thực tế, hiện tượng tâm lý này là điều không hiếm gặp trong cuộc sống. Hiểu theo cách đơn giản: khi bạn thích một phong cách bất kỳ, nó tạo cho chính bản thân bạn một cảm giác “độc quyền” và gắn bó, thuộc về điều đó. Đặc biệt, khi phong cách ấy càng ít người biết đến, bạn cảm càng thấy bản thân thật “riêng biệt” và không “đụng hàng” ai cả. Không chỉ có cảm giác đồng điệu về tâm hồn, chính bản thân bạn cung sẽ tự tạo nên các “công thức ngầm” trong đầu để phối đồ theo phong cách ấy sao cho “chuẩn vibe” nhất có thể.

Ảnh mang tính chất minh họa

“Công thức” đó như một trò chơi “cày level” mà bản thân cảm thấy phải đi qua từng “level” từ thấp đến cao để đạt được “thứ bậc” đúng như bản thân mong muốn. “Công thức” ấy chính là đúc kết cho quá trình mà bản thân đã dành thời gian yêu thích để tìm tòi, nghiên cứu các kiến thức hoặc thông tin xoay quanh chúng thông qua các bài viết trên Internet hay các “tiền bối đi trước”.

Đến khi bằng một cách nào đó nào mà phong cách ấy trở thành xu hướng, bạn thấy có quá nhiều người tìm đến nó nhưng không đi theo các “công thức” mà bản thân cho là “bắt buộc phải có” để hoàn thiện nên phong cách này; hay một nhóm đối tượng mà bản thân không có thiện cảm tìm đến phong cách ấy hoặc một nhóm đối tượng nào đó mà bạn cho là làm xấu đi bản chất của phong cách ấy. Sự “riêng biệt” mà phong cách ấy tạo cảm giác cho bạn ngày nào dần chuyển thành “sự đại trà” hoặc “pha tạp”. Ngay lập tức, bạn dần chuyển sang cảm thấy từ khó chịu đến ghét phong cách mà bản thân từng yêu thích, vì không muốn bị gán ghép chung với các nhóm đối tượng kể trên.

Fila Disruptor – Một đôi giày một thời bị “tẩy chay” chỉ vì quá đại trà

Hãy lấy ví dụ về những áo in graphic hoặc font chữ theo hướng Gothic; khi bắt đầu thích chúng, bạn cảm thấy chúng tạo nên cho bản thân sự riêng biệt và không giống ai. Tuy nhiên khi những chiếc áo kiểu ấy càng “phổ biến”, bạn “quay xe” sang ghét chúng.

Khá nhiều người đang đọc bài viết này từng yêu thích những chiếc áo có graphic như hình nhưng đã chuyển sang ghét chúng.

Hiện tượng tâm lý này không chỉ tồn tại trong thời trang mà còn cả trong đời sống thường ngày như một bài hát, nghệ sĩ, nhóm nhạc hoặc một tiểu văn hóa bất kỳ… Và hãy nhớ rằng, không riêng gì bạn gặp phải hiện tượng tâm lý này đâu mà rất nhiều người khác cũng thế.

Tác giả bài viết xin chân thành cảm ơn Tín Nguyễn đã chia sẻ thêm kiến thức để hoàn thành bài viết này.

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here