Thời trang và thời kỳ thoái trào của chủ nghĩa hậu hiện đại

0

Chủ nghĩa hậu hiện đại trong thời trang đã thực hiện một cuộc “giải mã” sâu sắc các cấu trúc tư tưởng và hệ thống định kiến thẩm mỹ đã được thiết lập trong phong cách và văn hóa xã hội. Điều này không chỉ là sự phủ nhận những chuẩn mực đã định hình mà còn là một quá trình “tái định nghĩa” bản chất của nghệ thuật.

Chủ nghĩa hậu hiện đại (Postmodernism) là gì?

Thời trang là một dòng chảy không ngừng biến đổi, một quy luật bất di bất dịch chính là sự thay đổi liên tục của trong dòng chảy của xu hướng. Chúng ta thường nghĩ thời trang chỉ gói gọn trong quần áo và phụ kiện. Phần lớn tất cả đều xem thời trang đơn giản chỉ là những gì họ mặc hàng ngày. Mặc dù ban đầu khái niệm thời trang rộng lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, nó đã dần thu hẹp lại và được hiểu chủ yếu qua lăng kính của vải vóc, trang phục.

Chủ nghĩa hậu hiện đại (Postmodernism) là hiện thân khi hiện đại hóa đã trở nên dư thừa và nêu bật tính cá nhân hóa của con người. Nó còn là một phong trào văn hóa phức tạp và đa diện, xuất hiện như một tuyên ngôn phá bỏ những nguyên tắc cứng nhắc của chủ nghĩa hiện đại. Nếu chủ nghĩa hiện đại đề cao sự đơn giản, chức năng và tính đồng nhất, thì hậu hiện đại lại phá vỡ những khuôn khổ đó, mang đến sự hỗn loạn có chủ đích, tính cá nhân hóa và sự tự do trong biểu đạt ngôn ngữ thời trang.

Chủ nghĩa hậu hiện đại hay (Postmodernism) đã kiến tạo một không gian “tự do biểu đạt” cho phép nghệ thuật nói chung và thời trang nói riêng thoát ly khỏi những khuôn mẫu đã được ước định. Nhờ đó, lĩnh vực này được trao quyền tái cấu trúc thẩm mỹ vươn tới những sự sáng tạo vô hạn, nơi tính linh hoạt và đa nguyên trở thành động lực chính, biến mỗi tuyên ngôn thiết kế thành một tiếng vọng văn hóa của thời đại.

Chủ nghĩa hậu hiện đại trong thời trang mang tính phổ quát được thể hiện, thông qua tác động của nó vào thời giới thời trang xung quanh chúng ta, từ sự pha trộn chiết trung, những đường nét giải cấu trúc, những silhouettes phi lý tính, đến sự hồi sinh của retro, tinh thần techno, nét nổi loạn của punk và grunge, cùng với ảnh hưởng sâu rộng của pop-art hay thậm di là art deco. Nó còn thể hiện qua sự sao chép hỗn hợp từ nhiều nguồn nhưng giữ được những giá trị cốt lõi của các thiết kế nguyên bản. Thậm chí là parody, nơi thời trang và nghệ thuật được phản chiếu một cách châm biếm và hài hước. Có thể nói chủ nghĩa hiện đại chính là việc tham khảo cái cũ để kiến tạo nên những ý nghĩa hoàn toàn mới.

Chủ nghĩa hậu hiện đại đã “ăn sâu” vào nghệ thuật và thời trang đại chúng như thế nào ?

Chủ nghĩa hậu hiện đại trong thời trang đã phát triển trong vài thập kỷ qua với các nhà thiết kế như Comme des Garçons, Alexander McQueen, Yohji Yamamoto, YSL và Vivienne Westwood, Thiery Mugler hay Jean Paul Gaultier… đã “mài dũa” nó tới mức triệt để. Điển hình, Alexander McQueen là những bậc thầy được biết đến rộng rãi với khả năng biến hóa sàn diễn thời trang. Cách họ dàn dựng show không chỉ nâng tầm giá trị của bộ sưu tập mà còn tạo ra những bối cảnh đầy kịch tính, khiến trang phục được cảm thụ theo vô vàn cách thức độc đáo và sâu sắc hơn.

Chúng ta đang sống ở kỷ nguyên mà chủ nghĩa hậu hiện đại đã đi tới hồi cáo chung. Hãy chấp nhận vơi nhau rằng! những giai thoại vàng son của làng mốt thời trang đã không còn được như lúc trước nữa. Tuy nhiên, các nhà thiết kế thời trang cũng rất tinh thế khi cảm thụ và kế thừa lại ý chí mà các nhà mốt như: ” Coco chanel, Thiery Mugler, Jean Paul Gaultier hay Alexander Mcqueen… để lại. Những ngôn ngữ – kỹ thuật – DNA của họ được được các thế hệ tiếp nhận và biến nó thành những cái mới từ : Cấu trúc – Silhouettes – Câu chuyện cũng được khoác lên “diện mạo mới” đầy khác biệt.

Elizabeth Wilson, Giáo sư nghiên cứu văn hóa tại cao đẳng thời trang London, tuyên bố:

Chủ nghĩa hậu hiện đại gói gọn tất cả những điều này trong một từ “zeitgeist”. Các thuật ngữ “chủ nghĩa hậu hiện đại” và “hậu hiện đại” đã thấm nhuần vào ngôn ngữ đại chúng như một cách diễn đạt ngắn gọn cho một “tinh thần thời đại” mơ hồ và chung chung.

Elizabeth Wilson

Chủ nghĩa hậu hiện đại (Postmodernism) không phân biệt giữa các hình thức nghệ thuật cao và thấp. Một số hình thức nghệ thuật thẩm mỹ như thời trang lại bị đánh giá thấp hơn kiến trúc. Với hậu hiện đại, không có một quy tắc nào để chỉ định cho chúng ta về vị thế của các hình thức nghệ thuật khác nhau.

Chủ nghĩa hậu hiện đại trong thời trang, với sự phủ nhận mọi quy tắc, sự pha trộn chiết trung không giới hạn, và tinh thần giải cấu trúc mạnh mẽ, đã từng là một cuộc cách mạng thực sự. Nó đã giải phóng các nhà thiết kế và người mặc khỏi những ràng buộc của chủ nghĩa hiện đại, mở ra một sân chơi vô tận cho sự sáng tạo cá nhân và sự đa dạng biểu đạt. Từ việc tái sử dụng các yếu tố lịch sử một cách đầy mỉa mai, đến việc kết hợp các phong cách tưởng chừng như đối lập, hậu hiện đại đã tạo ra một vũ trụ thời trang đầy màu sắc, nơi mọi thứ đều có thể và không có gì là tuyệt đối.

Liệu chủ nghĩa hậu hiện đại đã đến ngày khải huyền

Câu hỏi Street Vibe muốn đề cập là liệu chủ nghĩa hậu hiện đại trong thời trang đã đến “ngày khải huyền” là một phép ẩn dụ đầy gợi mở, khơi gợi những suy tư sâu sắc về sự vận động, đỉnh điểm và có lẽ cả sự chuyển hóa của một trong những trào lưu thẩm mỹ có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Nếu “ngày khải huyền” tượng trưng cho sự kết thúc của một kỷ nguyên và sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới, thì việc áp dụng nó vào bối cảnh thời trang hậu hiện đại đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận lại bản chất, những thành tựu và liệu nó có đang nhường chỗ cho một diễn ngôn thẩm mỹ khác hay không.

Chủ nghĩa hậu hiện đại thách thức các giá trị văn hóa truyền thống của xã hội ngày nay, đặc biệt là xã hội phương Tây. Vâng thưa các bạn! Cuộc sống ngày nay hoàn toàn khác so với năm mươi năm hoặc thậm chí cả một thập kỷ trước. Sau một thời gian dài thống trị và định hình diện mạo của thời trang đương đại. Liệu chúng ta có đang chứng kiến những dấu hiệu của một sự chuyển dịch? Sự bão hòa của những trích dẫn, sự lặp lại của các motif hậu hiện đại có thể đang dẫn đến một cảm giác mệt mỏi, một nhu cầu tìm kiếm những giá trị thẩm mỹ mới mẻ hơn. Có lẽ, “ngày khải huyền” ở đây không đồng nghĩa với sự biến mất hoàn toàn, mà là sự chín muồi, sự đạt đến một giới hạn nhất định, nơi những nguyên tắc cốt lõi của hậu hiện đại đã được khai thác triệt để.

Trong bối cảnh hiện tại, chúng ta chứng kiến sự trỗi dậy của những xu hướng đề cao tính bền vững, sự tối giản tinh tế, và một sự kết nối sâu sắc hơn với các giá trị văn hóa và thủ công truyền thống. Liệu đây có phải là những dấu hiệu của một kỷ nguyên “hậu hậu hiện đại” hay một sự tái cấu trúc thẩm mỹ đang dần hình thành? Có lẽ, tinh thần hậu hiện đại vẫn sẽ tiếp tục tồn tại như một nền tảng, nhưng nó sẽ được tái diễn giải, được pha trộn với những yếu tố mới để đáp ứng những nhu cầu và mối quan tâm của một thế giới đang thay đổi.

Hồi kết

“Ngày khải huyền” của chủ nghĩa hậu hiện đại trong thời trang có lẽ không phải là một sự kiện tận diệt, mà là một sự chuyển giao, một sự tiến hóa tự nhiên trong dòng chảy bất tận của lịch sử thẩm mỹ. Nó có thể đang nhường chỗ cho một kỷ nguyên mới, nơi những giá trị khác được đề cao, nhưng di sản của sự tự do và phá cách mà hậu hiện đại đã mang lại chắc chắn sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng và truyền cảm hứng cho các thế hệ thiết kế sau này. Như một con phượng hoàng tái sinh từ tro tàn, thời trang có lẽ đang chuẩn bị cho một “ngày khải huyền” của riêng mình, một sự đổi mới toàn diện để đáp ứng những khát vọng thẩm mỹ mới của nhân loại.

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here