Sau bê bối đạo nhái váy Mã Diện của Dior, người Trung Quốc kéo xuống đường biểu tình.
Trên trang Twitter Bryan Wan đăng tải, đoàn người Trung Quốc tại Pháp đã biểu tình trước nhiều cửa hàng của nhà mốt Dior. Đặc biệt tại Paris, đoàn biểu tình ngăn chặn khách hàng của hãng gay gắt, khi họ cố gắng vào cửa hàng lớn nhất của Dior tại đại lộ Champs-Élysées để phản đối BST mới của hãng.
Người Trung Quốc có động thái “làm căng” trước sự ra mắt BST Thu Đông của Dior. Những thiết kế mới của nhà mốt Pháp tự hào là sáng tạo và độc nhất bị cáo buộc sao chép theo váy truyền thống từ thời nhà Minh. Trên trang mạng xã hội Weibo, người dùng liên tục phẫn nộ về BST mới, họ cho rằng đây là hành động ăn cắp văn hóa trắng trợn, sau này mọi thiết kế cách tân váy Mã Diện sẽ bị người đời cho rằng “đạo nhái” lại thiết kế của Dior.
Gần cuối năm 2021, Dior từng vướng vào vụ bê bối với cộng đồng mạng Weibo. Tại triển lãm Thượng Hải, thương hiệu nước Pháp trưng bày bức ảnh gây tranh cãi do nhiếp ảnh gia Trần Mạn thực hiện. Người dùng mạng Trung Quốc lên tiếng chỉ trích Dior không tôn trọng phụ nữ Trung Quốc. Sau sự kiện, Dior và nhiếp ảnh gia Trần Mạn công khai xin lỗi và tiến hành gỡ bỏ hình ảnh.
Dù làm căng trong vấn đề ăn cắp văn hóa của Dior về váy Mã Diện, các động thái của người Trung trong vấn đề “bê y xì” áo dài Việt Nam lại im hơi lặng tiếng. Các sự kiện tiêu biểu trải dài qua từng năm có thể kể đến có sự góp mặt của nhiếp ảnh gia Trần Mạn trong năm 2020 và buổi trình diễn BST của Ne Tiger trong năm 2018.
Áo dài của Việt Nam mà.