Sau khi ra mắt hàng loạt các Box Logo gây sốt các tín đồ yêu thời trang trước đó, lần này Supreme tung ra bản collab đầu tiên của mình với nghệ sĩ quá cố Jackson Pollock.
Qua những chiếc box logo của Supreme từ những phiên bản đầu tiên, bootleg từ các thương hiệu nổi tiếng, cho đến những chiếc bogo dành riêng cho thị trường Nhật có thể thấy một “bề dày lịch sử” về chúng được Supreme xây dựng dựa trên sự sáng tạo không theo bất kỳ khuôn khổ hay nguyên tắc nào của mình. Có như thế mới thấy được vì sao các tín đồ yêu thời trang nói chung và những bạn yêu thích Supreme nói riêng vì sao lại muốn săn lùng chúng nhiều đến vậy.
Sau 4 kỳ giới thiệu, Streetvibe đã vẽ lại hành trình Supreme cho ra đời những chiếc box logo của mình dựa trên những gì sẵn có và tính “ngông cuồng” thích thì làm của hãng, cho đến lúc bấy giờ khi lần đầu thương hiệu này collab thật sự với cá nhân khác.
Supreme x Jackson Pollock Box Logo (1999)
Vào năm 1999, sau khi cho ra mắt các mẫu Box Logo khác nhau từ bold logo cho đến các bản Bootleg thì đây được xem là bản collab chính hãng đầu tiên của Supreme lúc bấy giờ. Chiếc box logo này đã mở ra một phạm trù mới trong làng thời trang, cũng như mở đường cho các họa sĩ nổi tiếng có thể bày tỏ tiếng nói của mình trong giới “thời trang đường phố”.
Theo đó, Supreme cho ra mắt bản collab với họa sĩ Jackson Pollock – người được biết đến là họa sĩ nổi tiếng người Mỹ và tác phẩm chính của ông đều nói về chủ nghĩa trừu tượng sống động. Bên cạnh đó, ông còn được mọi người chú ý nhiều nhờ khả năng đặc biệt là drift painting. Cũng như Supreme, cả cuộc đời ông đầy sự tai tiếng trong giới hoạ sĩ nhưng đằng sau mỗi tác phẩm tường chừng như không vì mục đích gì lại là khả năng sáng tạo đầy tính táo bạo.
Vào năm đó, khi ra mắt bản Bogo Supreme x Jackson Pollock này, hãng đã lấy tác phẩm nổi tiếng nhất của ông lúc bấy giờ để in lên background làm nổi bật chữ Supreme icon của chính mình. Vào thời điểm này, luật sở hữu trí tuệ có phần khác biệt nên việc mang các tác phẩm nghệ thuật in lên áo không bị vi phạm hay lo rằng người thân hay gia đình của tác giả có thể tìm đến và kiện tụng.
Riêng về tác phẩm nghệ thuật Drift Panting nổi tiếng của ông được Supreme sử dụng, nhìn vào tuy có hơi đơn giản nhưng lại là tác phẩm làm nên tên tuổi của ông trong giới họa sĩ. Và bức tranh mà Supreme cả gan lấy mang tên “No. 5, 1948” dựa trên phong cách “nhỏ giọt” nổi tiếng cộp mác Jackson Pollock đã được David Geffen bán với mức giá 140 triệu USD.
Supreme đã rất khôn ngoan khi lấy bức tranh này đặt lên áo của mình và dập tên thương hiệu, bởi đây là sự kết hợp của nghệ thuật đương thời và thời trang đường phố. Chẳng mấy ai nghĩ rằng những bức tranh trừu tượng mang dáng dấp của một văn hoá đầy tính nghệ sĩ khi kết hợp với những chiếc áo thun đơn giản, đặt vào bối cảnh và phong cách đường phố nổi loạn lại mang đến mẫu thiết kế ấn tượng đến vậy. Hơn nữa, Supreme không phải kẻ tồi khi vẫn “pay tribute” cho người họa sĩ quá cố này bằng cách định hình tên collaboration này là “Supreme x Jackson Pollock” box logo.
Hiện tại chiếc áo này đang có mức giá lên tận $3.000 cho áo size L. Thật khó tin vì các “con chiên” Suprme phải mất đến gần 70 triệu đồng – con số điên rồ cho chiếc áo retail chỉ với $48 tương đương với 1 triệu 2.
Với những thông tin trên, các tín đồ “ngoại đạo” Supreme có thể biết thêm chút fun fact về chiếc áo collab đầu tiên của hãng cũng như hiểu hơn về họa sĩ nổi tiếng Jackson Pollock – người đầy tai tiếng trong giới hoạ sĩ khi kết hợp với Supreme – thương hiệu cũng đầy tai tiếng trong giới thời trang lúc bấy giờ.
Qua series 5 này, chúng ta có thể thấy sự thay đổi theo chiều hướng tích cực từ Supreme nhưng liệu đây có phải là con đường mà Supreme muốn hướng tới – nơi mà Supreme độc lập thiết kế và ra mắt các bogo bootleg của mình? Hãy chờ tới số tiếp theo của Streetvibe bởi những thông tin “bom tấn” đó đã làm chấn động và ảnh hưởng tới nền thời trang cho đến tận bây giờ!