Vào thời điểm kinh tế đi xuống và lạm phát toàn cầu, các xu hướng mua hàng thường sẽ rời vào thu nhiều chi ít và giảm mảng chi tiêu ở những nhu cầu không thiết yếu như thời trang.
Theo thông tin từ tờ British Retail Consortium (BRC) tổng doanh thu bán lẻ thấp hơn nhiều so với mọi năm trong giai đoạn 2021 trở đi. Những nhà bán lẻ thời trang đang đối diện với những khó khăn sau đại dịch với hiệu ứng cơn sóng, lạm phát tăng cao và chi tiêu của người tiêu dùng sẽ không tự tin vào những phân khúc ngành hàng thời trang. Để khiến họ phải mở hầu bao thì sản phẩm phải rất đáng đồng tiền và nặng tính ứng dụng.
Phải nói rằng, lạm phát và suy thoái kinh tế là những quả bom nguyên tử với ảnh hưởng lan rộng lâu dài giáng xuống ngành thời trang toàn cầu và các NTK hay nhà sáng mang tư duy tạo cải tiến. Hay nói cách khác : sáng tạo có nên đi đôi với thực tế?
Nếu chọn thực tế, thiết kế sẽ bị lu mờ bởi những giá trị kiến tạo tương lai mà chủ nhân chúng mang lại. Thời trang vẫn còn là lĩnh vực bị cho rằng chỉ là “món ăn” của sự dư giả, đi sau các ngành thiết yếu nên đôi khi các hình thể, giá cả mà chúng tạo ra vẫn phải đáng để cân nhắc trong mọi bối cảnh.
Điều này dẫn đến các sản phẩm thời trang nói chung hay cụ thể là footwear nói riêng dần thoát ly với tiếng nói thời trang ban đầu là sáng tạo, nâng cấp tư duy thời trang hoặc bứt phá các giới hạn thiết kế.
Tỉ dụ các sản phẩm local brand cần điểm mạnh độc đáo, họ sẽ thường đầu tư vào package hoặc phủ 1 lớp art lên sản phẩm của mình để “educate” về thị giác, thính giác hay các pop-up event đầu tư cho nghệ thuật sắp đặt để ước mong góp phần nâng cấp lifestyle lên 1 tầm xu hướng mới, rằng Việt Nam chúng ta vẫn rất độc lập, phát triển về xu hướng nghệ thuật hay văn hóa hiện đại cho thời trang đường phố.
Những bộ shooting vượt thời gian, runway ra mắt theo concept sáng tạo, chất liệu và tư duy đa vũ trụ hay những cái tôi thời trang Việt xướng tên ở thảm đỏ quốc tế. Đó là những thứ rất đẹp của 1 brand cho metric “unique selling point”, và chúng cần phải có để “upgrade” thị trường ngày 1 chất lượng, nguồn cung và cầu càng lúc tăng 1 cách có khẩu vị. Nhưng bù lại chiếc cost sẽ là tiền nào – của nấy. Chạm vào vấn đề kinh tế người mua tại thời điểm này. Hay có thể chúng sẽ bị ảnh hưởng bởi điểm yếu của nền kinh tế hiện tại mang lại khiến các NTK dần bắt buộc thị trường hóa thương hiệu của mình hoặc họ đã nhưng không nhận ra.
Global brand cũng không ngoại lệ, họ sẽ cần trả lời bài toán thắt chặt các ngân sách để đẩy mạnh tính ứng dụng như việc đưa sản phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản, sneaker hay slide có thể đi mọi thời tiết, hay các tech wear chống tia UV nhưng phải nhẹ và dễ đóng gói. Và tất cả phải chịu áp lực về chiến lược giá bán lẻ cho từng thị trường.
Hiển nhiên giá trị cao sẽ đi kèm chất lượng cao hay những bứt phá xu hướng nhưng với thời điểm này thì có vẻ con dân đều ngại nới rộng tư duy để đầu tư nhưng nếu nhàm chán nhồi nhét tính thương mại thì lại không có thế mạnh cạnh tranh và kết nối với thị trường.
Thiết thực hóa sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo xu hướng lại là 1 câu chuyện khác gọi tên “fast-fashion” mà các nhà bán lẻ Zara, H&M đã dẫn dắt. Giá thành vừa phải, dễ chấp nhận và vẫn đi theo thị trường với yếu tố thực tế phục vụ nhu cầu thời trang 1 cách vừa đủ. Khi thiết kế mainstream và giá đi kèm trung bình chúng sẽ hiển nhiên là lựa chọn hàng đầu của đại chúng trong thời điểm hiện tại. Đôi khi điều này cũng có thể gọi là “cái hay thời đại”.
Cloud Slide gần đây của Sneaker Buzz ra mắt tại Việt Nam cũng không ngoại lệ khi phải gia nhập đường đua của “fast-fashion”. Việc cân đối chiến lược giá cùng thiết kế để đi cùng với các global brands trong khi vẫn phục vụ được khẩu vị về chất lượng và công nghệ nhưng vẫn phải đảm bảo kết nối thị trường giới trẻ nói chung.
Để đảm bảo nguyên bản thiết kế được truyền tải, thường các nhà sáng tạo/thiết kế sẽ cân nhắc loại bỏ yếu tố thực tế để trả lời câu hỏi “cái này ai mặc/cái này ai mang ?” để thỏa mãn sự bay bổng cá nhân. Theo các bạn nên hay không nên khi phải đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo tính thực tế mà giảm nhẹ cái tôi thời trang xuống, chọn giữa thời trang hay thực tế? hay cả hai?
Nói khách quan hơn, thiếu hay dư yếu tố thực tế trong thời trang cũng không hẳn là tốt. Chúng ta phải cần duy trì để thích nghi, tồn tại và phát triển để thời trang có thể phục vụ con người, làm đẹp, chữa lành về thị giác lẫn vật lý nhưng đâu đó sẽ cần phù hợp ở thời điểm, miền phát triển để cả đôi bên đều có lợi.
Các sản phẩm Cloud Slide, Kangol, Alpha Industries, Nike hiện đang được lên kệ tại hệ thống Sneaker Buzz toàn quốc với giá bán lẻ từ 350,000 VNĐ.
Tham khảo tại: https://sneakerbuzz.vn/ @sneaker.buzz