Home Thời Trang Cẩm Nang S-Vibe Retro: Thuật ngữ “giao thoa” giữa hiện đại và cổ điển

Retro: Thuật ngữ “giao thoa” giữa hiện đại và cổ điển

0

Mỗi thập niên thường có một phong cách retro/look đặc trưng đến từ tình hình xã hội, kinh tế, sự kiện toàn cầu và xu hướng nghệ thuật thẩm mỹ ở tại thời điểm đó.

Thuật ngữ Retro (viết tắt của Retrospective) được bắt nguồn trong tiếng La-tinh với Retro chính là tiền tố. Khi dịch sát nghĩa, Retro mang ý nghĩa “trong quá khứ” hay “phía sau”. Ngụ ý của phong trào, ý tưởng này hướng về quá khứ thay vì sự tiến bộ hướng đến trong tương lai. Retro chính là sự hồi tưởng, đề cập đến những gì mang tính hoài niệm, hướng về quá khứ.

Giải mã” phong cách Retro

Vào những năm 50 ở Bắc Âu, Retro xuất hiện như một làn gió mới làm thay đổi cục diện trên toàn thế giới. Với những tư tưởng hiện đại, tiên tiến, phong cách Retro đã làm thay đổi phong cách thiết kế khác. Trong trang trí nội thất, phong cách thiết kế Retro dựa trên những thiết kế đặc trưng ở một cột mốc thời gian và pha trộn với tính hiện đại.

Để một phong cách ăn mặc được gọi là Retro, nó phải diễn ra khoảng 20 đến 30 năm so với cột mốc thời gian hiện tại.

Có nhiều món đồ hoặc phong cách thời trang đáng nhớ đến mức trở thành đặc trưng của một giai đoạn lịch sử. Chẳng hạn như những phối màu Jordan 1 đời đầu, những chiếc Cardigan (1980s), Biker Jacket (1950s),… Thời gian càng lâu thì những món đồ này càng để lại dấu ấn mạnh mẽ và khó phai trong “bản đồ thời trang”. Việc sử dụng chúng giúp người mặc tạo ra một hơi hướng cổ điển, hoài niệm cho toàn thể tổng thể trang phục.

Retro không chỉ ảnh hưởng đến giới thời trang mà chúng còn tạo làn sóng trong nhiều lĩnh vực khác như thiết kế nội thất, thiết kế xe moto, concept chụp ảnh hay thậm chí là phim ảnh, kinh doanh…

Phong cách retro Việt Nam nói riêng và phong cách Retro nói chung không những đem đến nét đẹp cổ điển và quyến rũ mà chúng còn có cả nét hiện đại và tạo được dấu ấn sâu đậm. Những năm gần đây, hàng triệu những mẫu thiết kế trang phục Retro được trình chiếu trên sàn diễn thời trang lớn nhỏ. Đủ để thấy đây là một “mảnh đất” màu mỡ mà bất ai cũng muốn đến tham quan và “khai thác”.

Quá trình phát triển phong cách Retro

Trải qua nhiều thập niên trong lĩnh vực thời trang, Retro đã tạo được những dấu ấn riêng nổi bật. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những món đồ mang phong cách “hoài niệm” từ những năm 50, 60 hay 70 như áo khoác denim, quần baggy, chân váy xòe cạp cao, túi da… Trong những năm qua, từ sàn diễn thời trang cao cấp cho đến thuộc Streetwear luôn ngập tràn những thiết kế mang “âm hưởng” Retro. Sự ảnh hưởng này có xuất phát điểm từ những giai đoạn sau:

1920 – 1930:  Xu hướng Flapper đến cơn đại khủng hoảng

Trước những năm 1920, nữ giới quyến rũ bởi những chiếc đầm bó sát nhằm mục đích “phô diễn” đường cong của cơ thể. Nhưng đến thập niên 1920, những chiếc đầm suông nhấn được nhấn nhá bởi những chi tiết “tua rua” mới là trend của thời kỳ này. Các “cô gái Flapper” biết cách thu hút bằng những điệu nhảy tự tin, nhí nhảnh kèm trang phục có phần điệu đà và cách tân.

Đầu những năm 1930, phố Wall đối mặt với cơn khủng hoảng tài chính nặng. Cuối thập niên 1930 thì Thế Chiến II bị châm ngòi nổ. Toàn bộ sự xa hoa của thập niên 1920 biến mất. Thay vào đó, con người quay về với những vẻ “lãng mạn” và “dịu dàng” xa xưa.

1940 – 1950: Thanh lịch, thượng lưu từ Ivy League

Ivy League là 8 ngôi trường đại học hạng sang của Mỹ, chỉ dành cho nam sinh đến từ gia đình tầng lớp thượng lưu. Vẫn là quần tây, áo vest và giày lười (loafer) nhưng các nam sinh trông “casual” hơn, khi phối bộ cánh cùng sweater vest, bỏ cà vạt và chọn kiểu quần tây ống cao. Đây cũng là cột mốc hậu thế chiến II khiến các quốc gia đồng minh phát triển nhanh chóng, một trong cách dễ dàng nhận biết nhất chính là thời trang.

1960 – 1970: Hippie nổi loạn

Hippie (hay có thể gọi là Hippy) là một thuật ngữ dùng để chỉ những thanh niên lập dị chống lại những quy ước của xã hội. Nó xuất hiện vào giữa những năm 1960 tại Hoa Kỳ. Những thành phần nổi loạn ở San Francisco đã làm một cuộc cách mạng mãnh mẽ và vang dội, đưa một bước tiến mới đến với làng thời trang hiện đại đó là thời trang Hippie.

Những người theo phong cách này, họ đi ngược lại với lối sống của đại bộ phận xã hội thời đó và đặc biệt luôn có niềm tin tuyệt đối vào những giá trị hòa bình, tình yêu, tự do, hạnh phúc.

1970s – 1980s: “Tiệc tùng” theo Disco

Đây là thập niên yêu thích nhất của Cựu Giám đốc sáng tạo Alessandro Michele từ Gucci. Thập niên 1970 có đa dạng khác trào lưu mhưng trào lưu nổi bật nhất có lẽ là phong cách Disco mang nhiều màu sắc, nổi bật và năng động. Nó được hình thành do sự bắt chước của các thần tượng sân khấu – những ca sĩ và nhóm nhạc đình đám như Diana Ross, ABBA, Boney M, Bee Gees và những người khác.

Thập niên 2000: Thời trang Y2K

Nguyên tắc phản thời trang nổi loạn là xu hướng “cầm đầu” các style thời trang những năm 2000, với những lối phối màu loè loẹt không thuận hoà, hay những kiểu layering phức tạp đến rối mắt. Y2K đã trở lại khá lâu nhưng chỉ trên các sàn diễn thời trang, chỉ mới gần đây nó mới thật sự bùng nổ ở người trẻ và len lỏi vào thời trang đường phố. Từ những cái tên quen thuộc của Hollywood như Kim Kardashian, Bella Hadid, Dua Lipa, hay runway của Miu Miu cho đến hội Cool kids Sài Gòn 42thehood đều rất tích cực diện các bộ cánh mang đậm chất Y2K.

Retro ảnh hưởng đa lĩnh vực

Từ những năm 1990 trở đi, thời trang Retro trở thành một phong cách và lối sống theo đúng nghĩa đen. Tuy nhiên, những người theo phong cách thời trang này lại thỉnh thoảng lại bị chỉ trích, bởi họ ăn mặc giống như phong cách của một giai đoạn lịch sử nổi tiếng, nhưng đa phần lại chẳng hiểu gì về bối cảnh đời sống, cũng như văn hoá của giai đoạn ấy.

Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng Retro đã “len lỏi” trong tất cả các lĩnh vực đời, đời sống và tinh thần trong thời đại mới:

1/ Nhiếp ảnh

Trong thế giới hiện đại khi mà các kỹ thuật chụp ảnh ngày một “rõ ràng” và tân tiến thì con người lại thích tìm đến những thứ đã cũ kỹ và thơ mộng. Phong cách Retro có thể thấy qua bởi những bộ ảnh chụp mờ, đen trắng hoặc chụp bằng film. Các bức ảnh này sẽ tạo nên một “không gian” hoài niệm và gây thương nhớ.

2/ Phim ảnh

Trong những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam có xu hướng thực hiện những bộ phim có chất liệu retro nhằm gợi nhớ về một quá khứ huy hoàng và đôi khi.. chỉ gợi lại những kỷ niệm đẹp của thời thơ ấu mà rất nhiều khán giả nào cũng tìm thấy chính mình ngay trong đó.

3/ Sneakers

Cụm từ Retro chắc hẳn sẽ không còn lạ lẫm với tất cả “Đầu Giày”. Retro được nhắc đến khi một đôi giày biểu tượng hay một phối màu đặc trưng nào đó đã sản xuất từ lâu và được phát hành lại một lần nữa nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng vốn có.

4/ Âm nhạc

Ví dụ điển hình nhất cho phong cách Retro trong âm nhạc chính là Bruno Mars trong MV Treasure. Từ giai điệu pop funk cho đến màu sắc MV, giai điệu, vũ đạo đều gợi nhớ trong người nghe về một thứ âm nhạc pop funk cực kỳ bắt tai và “nhún nhảy”.

5/ Trang điểm

Không thể phủ nhận rằng “phái yếu” có rất nhiều phong cách make up lẫn làm tóc rất đa dạng và điệu đà. Phong cách Retro cũng có mặt trong lĩnh vực này nhằm gợi nhớ cho người trẻ về những chuẩn mực về nét đẹp “vượt thời gian”.

6/ Nội thất

Là phong cách mang vẻ đẹp cổ điển, truyền thống pha lẫn với nét hiện đại, tươi mới. Do đó, phong cách Retro vô cùng được yêu thích và rất thịnh hành vào những năm 50-70 của thế kỷ trước. Đến nay nó vẫn là sự lựa chọn hàng đầu trong thiết nội thất của rất nhiều gia đình.

Đặc biệt, là vùng đất Đà Lạt. Ngoài khí hậu lạnh thì nội thất kiến trúc từ các homestay, tòa nhà nơi đây đều mang nét cổ kính lâu đời.

No comments

Leave a reply Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Exit mobile version