Đột phá trong làng thời trang khi chưa đủ tài chính (Phần 1): Làm sao để “tay không đánh giặc?”

0

Áp lực tài chính và sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp thời trang ngày càng khốc liệt khiến cho những bạn trẻ sáng tạo gặp khó khăn khi bước đầu xây dựng sự nghiệp.

Những bộ ảnh nghệ thuật, những trang phục độc đáo, những mẫu thiết kế sáng tạo và cả một môi trường đầy ánh hào quang, lộng lẫy đã đẩy tên tuổi của không chỉ những nhà thiết kế mà cả nhiếp ảnh gia, những nhà phê bình, biên tập viên thời trang,…trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết. Đó là ngành thời trang, là thế giới mà ở đó người ta cảm thụ nghệ thuật và thể hiện sự sáng tạo không giới hạn. Vậy nên dẫu rằng thế giới thời trang đầy khó khăn và cạnh tranh, rất nhiều người vẫn muốn bước chân vào, tạo nên những bước đột phá ngay cả khi tài chính vẫn chưa ổn định.

“Tay không đánh giặc”, ai dám?

Micaiah Carter – một nhiếp ảnh gia từng có nhiều tác phẩm đăng trên các trang bìa tạp chí lớn như GQ, Marie Claire và Fader đã chia sẻ về công việc của mình rằng không phải lúc nào anh cũng nhận được một mức lương lớn. Trên thực tế, các tạp chí thường yêu cầu anh bỏ tiền túi thực hiện các tác phẩm và hoàn thiện nó trước khi được chọn. Đây là việc rất khó khăn đối với những bạn mới bắt đầu, thông thường, chúng ta sẽ không ngại tốn thời gian, công sức nhưng việc chi nhiều tiền để thực hiện các tác phẩm quả thật không phải ai cũng làm được. Đôi khi các tạp chí có thể yêu cầu bạn làm những dự án có giá đến 10000 đô la – một con số khổng lồ với những ai mới vào nghề.

Những công việc sáng tạo trong giới thời trang như Nhiếp ảnh gia, Stylist, Chuyên viên trang điểm, Nhà thiết kế,..thường được các bạn trẻ yêu thích và mong mỏi theo đuổi nhất, nhưng lại đi kèm với các chi phí như: thiết bị đắt tiền, phí sản xuất và phí đi lại mà không phải lúc nào khách hàng cũng chịu chi trả đầy đủ các khoản nếu…không thuộc phạm trù quan trọng của công việc hoặc không có hoá đơn giữ lại. Từ đó, một công việc sáng tạo trong giới thời trang thường bị hạn chế bởi chi phí cao nhưng tiền lương lại khiêm tốn, dẫn đến việc nhiều bạn không thể đầu tư cho sự nghiệp, rẽ sang hướng bán hàng và không thể thăng tiến như mong muốn dù bằng cấp về ngành đầy đủ.

“Người gác cổng” – một thuật ngữ trong marketing ám chỉ những nhân viên bán hàng, tư vấn sản phẩm. Đây là công việc có thể hỗ trợ về phương diện tài chính và kết nối các mối quan hệ nhưng nếu bạn đi theo hướng này để có thu nhập ổn định cũng đồng nghĩa bạn vô tình giết chính bạn trong việc sáng tạo.

Theo khảo sát của nước Anh vào năm 2018, hơn 90% việc làm trong ngành thời trang đều được tổ chức, quản lí bởi các ông lớn trong ngành thời trang. Còn ở nước Mỹ, 63% những người làm việc ở các cửa hàng thời trang đều có bằng đại học về thời trang. Điều đó có nghĩa, nếu bạn bắt đầu bằng công việc bán hàng, con đường thăng tiến dường như chỉ…đổi bằng doanh số, và để bắt đầu từ những việc như cố vấn, sáng tạo lại chẳng hề dễ dàng nếu bạn “tay không đánh giặc.”

Làng thời trang với những thời cơ, thách thức mới

Tuy nhiên, ngày càng nhiều các biên tập viên và giám đốc sáng tạo của các hãng thời trang đang tìm cách thuê những người tài năng thành một nhóm và làm việc cho tạp chí hay thương hiệu của họ.

Hơn thế, các cuộc biểu tình, các bài viết bóc mẻ liên quan đến #blacklivematter lan rộng khắp các nước phương Tây đã đặt ra vấn đề xung quanh việc phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử trong ngành công nghiệp thời trang. Các sáng kiến của The Kelly Initiative đã đưa ra như lập một bản cam kết được kí bởi những người như Gabriella Karefa, Johnson và Carlos Nazario để thúc giục CFDA sử dụng tư cách của mình giúp ngành công nghiệp thời trang chịu trách nhiệm về việc thuê, vận hành và thúc đẩy nhân lực là người da đen thay vì để các thương hiệu tự quản lý.

Sau đại dịch virus Corona và sự suy thoái nền kinh tế nói chung, cũng như ngành thời trang nói riêng, thách thức lớn nhất đối với những freelancer là làm thế nào để cạnh tranh mà vẫn mở ra một làn sóng sáng tạo mới khi các thương hiệu khó tính muốn thuê những người tài năng hơn.

“Chúng tôi đang chứng kiến một thế hệ nhiếp ảnh gia và stylist trẻ đang khám phá những cách mới để gia nhập ngành công nghiệp thời trang, họ nhận được các công việc biên tập quan trọng hay các công việc có mức thu nhập cao”, “Thật sự rất thú vị khi nhìn thấy thế hệ sáng tạo trẻ đang tái hiện lại con đường vào làng thời trang một cách mới mẻ hơn” – chia sẻ của Isabella Burley, tổng biên tập của Dazed và Confused.

Theo như chia sẻ của Burley, truyền thông xã hội và các công cụ chỉnh sửa hình ảnh chuyên nghiệp đã mở ra con đường đến với nhiều công việc sáng tạo khác nhau. Giờ đây các bạn trẻ đã có nền tảng để giới thiệu, mời gọi hay thể hiện những tác phẩm mình đã làm đến với công chúng mà không mất quá nhiều chi phí. Hay ngay cả các tạp chí, thương hiệu cũng có nhiều cách để đánh giá họ thông qua các nền tảng đó. Điều đó cũng có nghĩa những cạnh tranh khốc liệt khác đang được diễn ra, có thể đổi lại bằng các con số tiếp cận khách hàng, xem xét việc làm sao để bắt kịp xu hướng thu hút sự chú ý mà không mất đi chất riêng, hay tạo nên các tác phẩm xứng đáng để một ai đó phải hợp tác, sở hữu chúng.

Giữa bối cảnh làng thời trang lắm thách thức nhưng cũng nhiều thời cơ; các nghệ sĩ sáng tạo nhiều tham vọng làm thế nào để thâm nhập vào lĩnh vực này và phát triển bản thân?

1. Nghiên cứu và tìm hiểu xu hướng thị trường

“Bước cơ bản nhất là nghiên cứu, trau dồi và rèn luyện sự sáng tạo của bản thân dựa trên xu hướng, tiên phong vì rất khó để phát triển phong cách và ngôn ngữ nếu bạn không biết được những gì sẽ đi trước bạn.” – chia sẻ của Brian Phillips – Giám đốc sáng tạo Brian. Ông nói : “Khi bạn gặp gỡ các nhiếp ảnh gia thành công, có một nền tảng vững chắc về văn hoá và gu thẩm mỹ điều đó có nghĩa trong những năm trước đây và đến tận thời điểm này, họ không ngừng tìm kiếm và trau dồi bản thân về những gì đã, đang và sẽ diễn ra.”

Tìm hiểu về những người tiên phong đi đầu trong quá khứ có thể giúp các artist hiểu rõ hơn về ngành mà mình đang hy vọng bước vào. Hơn nữa, nghiên cứu những người tiền nhiệm tại vị trí của mình có thể hỗ trợ bản thân trong việc phát triển gu thẩm mỹ riêng. Và khi artist gặp gỡ các biên tập viên, giám đốc nghệ thuật và thương hiệu, việc nói đến cảm hứng đằng sau các tác phẩm của họ từ khi còn nằm trên các bản phác thảo, hoặc xuất phát từ tài liệu tham khảo văn hoá nào có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách mà những người tài giỏi đó phát triển ý tưởng và cho ra đời tác phẩm của mình.

(Còn tiếp)

Nguồn: BOF – Viết: Mello Keehl

Leave a reply

Please enter your comment!
Please enter your name here